Bối cảnh phát triển công nghiệp Nghệ An theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 139)

- Các khu công nghiệp

4.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp Nghệ An theo lãnh thổ

4.1.1.1. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thế giới

Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của thời đại. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến Liên hiệp châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn châu Á- Thái Bình Dương (APEC), khối Đông Nam Á (ASEAN). Từ ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, tháng 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của APEC, đồng thời đang tích cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong xu thế ngày càng quốc tế hoá, khu vực hoá và toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, các trạng thái vừa hợp tác vừa cạnh tranh đan xen phức tạp sẽ đưa đến cho Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng các mặt thuận lợi cũng như nhiều thách thức mới. Đặc biệt đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An chưa có sự hoàn chỉnh, qui mô các điểm, cụm, khu công nghiệp còn nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu. Do đó, Nghệ An cần phải chú ý đến việc xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ đồng bộ để sản phẩm làm ra có chất lượng cao và cạnh tranh được trên thị trường, cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài [68].

4.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ vùng

Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm; khai khoáng; sản xuất VLXD… Trong quá trình phát triển, ảnh hưởng của vùng này đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng của Nghệ An là rất lớn. Bởi vậy, khi

xây dựng quy hoạch công nghiệp Nghệ An cần xem xét đến định hướng phát triển của vùng này.

Loại hình lãnh thổ đặc biệt sẽ được phát triển ở vùng này là kinh tế vùng biển, khai thác lợi thế giao lưu giữa nước ta với các nước láng giềng phía Tây - thông qua hoạt động kinh tế cửa khẩu có khả năng phát triển trong tương lai. Ở Nghệ An có cửa khẩu Nậm Cắn thông qua trục đường 7; ở Hà Tĩnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; ở Quảng Trị hình thành khu thương mại Lao Bảo. Ba hành lang trên với các hoạt động kinh tế cửa khẩu sôi động thời gian qua, đã đóng góp nhất định trong thu thuế xuất, nhập khẩu của các tỉnh trong vùng. Đồng thời, với việc hình thành hệ thống các cảng biển sẽ là một hướng phát triển chiến lược trong tương lai của khu vực Bắc Trung Bộ nhằm khai thác một cách mạnh mẽ các thế mạnh của biển.

Trong định hướng phát triển lãnh thổ công nghiệp Bắc Trung Bộ, Nghệ An sẽ có một phần thuộc khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ với những điều kiện thuận lợi về vùng nguyên liệu, giao thông vận tải, thị trường và đầu tư… Đây là những cơ sở để tỉnh Nghệ An có định hướng cụ thể cho phát triển sản xuất và TCLTCN của mình [68].

4.1.1.3. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An

Nghệ An có nhiều tiềm năng về kinh tế: quĩ đất nông nghiệp lớn trên 19,5 vạn ha, diện tích đất trống đồi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha. Có tiềm năng lớn về rừng, biển. Khí hậu và đất đai thuận lợi cho việc hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến với những sản phẩm: lúa, lạc, vừng, mía, chè, cà phê, cao su, cam, chanh, nhãn, vải, xoài, rừng nguyên liệu, chăn nuôi gia súc và khai thác nuôi trồng thủy, hải sản xuất khẩu.

Tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua tiếp tục ổn định và phát triển, nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành có tác động tích cực đến phát triển sản xuất và tổ chức lãnh thổ sản xuất, nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống cần cù, hiếu học và rất cách mạng, nhạy cảm với cái mới, hệ thống đô thị đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi tạo cơ hội cho việc hoàn chỉnh TCLTCN của tỉnh [68].

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w