Các giải pháp đối với từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 161)

- Các khu công nghiệp

4.3.2.Các giải pháp đối với từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

4.3.2.1. Giải pháp phát triển điểm công nghiệp

- Gom các điểm công nghiệp có cùng chung sản phẩm về thành các cụm công nghiệp chuyên môn hóa để tận dụng kết cấu hạ tầng, qui trình sản phẩm và tăng lợi thế cạnh tranh.

- Phát triển vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến

Nghệ An là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp dựa trên các nguồn lực tự nhiên, nhất là những ngành công nghiệp chế biến dựa trên các nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp. Trong khi đó, xu hướng phát triển của công nghiệp trên thế giới hiện nay là giảm bớt những tác động của công nghiệp vào môi trường đô thị cũng như tăng cường sự phát triển của những ngành công nghiệp thân thiện với môi trường. Do đó, trong tổ chức không gian công nghiệp của tỉnh cần phải có sự phối hợp với tổ chức không gian của ngành nông nghiệp và dịch vụ để đảm bảo có sự đồng bộ, khép kín và mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường. Các giải pháp cụ thể để gắn kết mối quan hệ giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ một cách hài hòa hợp lí là:

+ Qui hoạch các vùng nguyên liệu một cách rõ ràng, hướng tới một nền nông nghiệp chuyên môn hóa và hướng tới sự chuyên môn hóa trong việc định vị các cơ sở chế biến công nghiệp để đảm bảo sự đồng bộ từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra của sản phẩm. Ví dụ: vùng nguyên liệu mía Phủ Quì cần được qui hoạch lại để có thể gắn kết với mô hình sản xuất của Nhà máy đường liên doanh Tate & Line và xa hơn nữa là cụm công nghiệp có các nhà máy đường và các sản phẩm sau đường.

+ Tỉnh cần phải giao quĩ đất cụ thể và ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, cần phải có sự cam kết của hai bên để tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng hoặc chuyển đổi quyền sử dụng đất.

+ Tỉnh cần chủ động lập ra các trung tâm hỗ trợ người nông dân cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc hỗ trợ người nông dân về vốn, kinh nghiệm sản xuất cũng như các tư vấn về thị trường để đảm bảo nông sản hàng hóa đạt chất lượng cao cũng như các lợi ích kinh tế mà người nông dân đáng được hưởng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.

4.3.2.2. Giải pháp phát triển cụm, khu công nghiệp a. Về tổ chức quản lý

Mở rộng tối đa quyền tự chủ, xác định rõ quyền về tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật. Cụ thể như, UBND tỉnh cần phải ban hành cơ chế ưu đãi để động viên các công ty Bất động sản và các tập đoàn lớn, có thực lực để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. Giao cho họ quyền tự chủ và vốn để họ có thể xây dựng hạ tầng KCN một cách đồng bộ hoàn thiện (bao gồm cả hạ tầng sản xuất và hạ tầng cho các hoạt động dịch vụ trong đó có cả các hạ tầng và dịch vụ công cộng cho người lao động) để họ có thể cho thuê và kinh doanh nhằm mang lại một không gian công nghiệp hoàn thiện và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

b. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư cho các cụm và khu công nghiệp

- Về nguyên tắc, các chi phí: lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đầu mối, đền bù giải phóng mặt bằng, vận động thu hút đầu tư được bố trí cân đối từ nguồn ngân sách (TW, tỉnh, huyện, xã). Vốn đầu tư hạ tầng

kỹ thuật điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp chủ yếu của doanh nghiệp công nghiệp (hoặc 100% vốn nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN).

- Để đảm bảo triển khai thực hiện được đề án xây dựng và phát triển các điểm, cụm, khu công nghiệp giai đoạn 2011-2015, ngân sách địa phương phải cần có ít nhất một lượng vốn phục vụ cho chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng. Cụ thể:

+ Vốn quy hoạch khoảng 80 tỷ đồng, trong đó: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%.

+ Vốn đền bù và GPMB: 160 tỷ đồng, trong đó: tỉnh 90 tỷ đồng, các huyện 60 tỷ đồng, xã 10 tỷ đồng.

+ Vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào ngoài việc vận dụng sự kết hợp hỗ trợ nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh từ các chương trình, đề án thì cấp huyện phải cân đối ngân sách cho đầu tư.

- Để tạo nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển các điểm, cụm, khu công nghiệp đồng thời với việc lập quy hoạch chi tiết gắn với việc hình thành các đô thị, thị trấn, thị tứ thực hiện quy hoạch các khu dân cư kèm theo để bán, sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất thu được cho đầu tư phát triển.

- Khuyến khích các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các khu công nghiệp bỏ chi phí để tự san nền trên diện tích mà nhà đầu tư thuê để xây dựng nhà máy. Với phương thức này, thì phần lớn chi phí san nền sẽ huy động của các nhà đầu tư.

- Vận động các đơn vị cung cấp dịch vụ như điện, nước, viễn thông lắp đặt hệ thống cung cấp đến chân hàng rào doanh nghiệp. Qua đó làm giảm chi phí đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

- Tìm nguồn vốn ODA hoặc nguồn vay ưu đãi của nước ngoài để xây dựng các hạ tầng như cấp nước, trạm xử lý nước thải,v.v.

- Cần thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh vào để đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ khép kín, tránh sự chắp vá, chồng chéo. Do đó, cần phải có các chính sách cởi mở hơn với doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện để các doanh nhân tiêu biểu được vinh danh có thể bằng cách dùng tên của các doanh nhân để đặt tên các KCN, CCN, các công trình và các con đường mà họ đầu tư xây dựng.

- Các giải pháp được tổ chức thực hiện như sau: + Sở Công Thương:

* Rà soát, xây dựng và bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện phát triển cụm, khu công nghiệp.

* Trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển cụm, khu công nghiệp.

* Triển khai lập qui hoạch hệ thống phát triển cụm, khu công nghiệp đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt để các địa phương có cơ sở triển khai đầu tư và thu hút đầu tư.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư:

* Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cụm, khu công nghiệp.

* Cân đối bố trí kế hoạch vốn ngân sách hàng năm hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng trong và ngoài cụm, khu công nghiệp trình UBND tỉnh theo đề nghị của cấp huyện và Sở Công nghiệp.

+ Sở Xây dựng:

* Thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng các cụm, khu công nghiệp làm cơ sở cho UBND tỉnh phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thẩm định thiết kế cơ sở các công trình xây dựng hạ tầng trong cụm, khu công nghiệp.

* Giám sát, kiểm tra việc xây dựng hạ tầng trong cụm, khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường:

* Giải quyết các thủ tục cấp, cho thuê đất cụm, khu công nghiệp. * Tham mưu khung giá cho thuê đất cụm, khu công nghiệp. * Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất theo quy hoạch. + Ban quản lý các KCN:

Là đầu mối duy nhất tổ chức xây dựng, phát triển và quản lý KCN, phối hợp với các ngành và địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ UBND cấp huyện:

* Chịu trách nhiệm (Trưởng ban) trong đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

* Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn. Các nhiệm vụ chính:

Xây dựng kế hoạch, tổ chức đầu tư phát triển cụm, khu công nghiệp của địa phương mình đảm bảo tiến độ đề ra trong đề án.

Cân đối vốn một phần từ ngân sách cho đầu tư phát triển cụm, KCN. + Sở Kinh tế đối ngoại:

Tiếp thị, quảng bá và kêu gọi đầu tư, đặc biệt chú trọng vào các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh.

c. Các giải pháp về môi trường đối với khu, cụm công nghiệp

- Quy hoạch thoát nước thải cho khu, cụm công nghiệp phải tính đến nguồn tiêu nước cụ thể. Cần áp dụng 02 hệ thống xử lý nước thải theo tình hình thực tế hiện nay: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho nhà máy và Hệ thống xử lý nước của khu công nghiệp. Xác định công nghệ cụ thể để xử lý nước cho từng loại hệ thống.

- Kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư và đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trước khi thải vào môi trường không khí, áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống sông ngòi.

- Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải từ nguồn thải và ở các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh bắt buộc phải có báo cáo, đánh giá định kỳ những tác động và các biện pháp xử lý chất thải có độc tố.

Đối với các hoạt động khai thác khoáng sản ngoài các biện pháp bảo vệ môi trường đã được nhà nước quy định, cần có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện hoàn thổ sau khai thác. Đề nghị sửa đổi Quyết định số 129/1999/QĐ-TTg ngày 11/11/1999 và

Thông tư số: 76/2000/TT-BTC ngày 25/7/2000.

Về thẩm định công nghệ và tư vấn công nghệ giao trách nhiệm cho Sở Khoa học Công nghệ.

Về giám sát các tác động môi trường giao Sở Tài Nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra.

4.3.2.3. Giải pháp phát triển trung tâm công nghiệp Vinh

- Mở rộng đô thị Vinh ra các vùng phụ cận để chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp của trung tâm công nghiệp Vinh, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm của đô thị Vinh.

- Mở rộng liên kết giữa trung tâm Vinh với các đô thị vệ tinh theo các tuyến lực để phát triển các hướng chuyên môn hóa của trung tâm:

+ Mở rộng ra phía Bắc theo tuyến lực 1A, gắn Trung tâm Công nghiệp Vinh với các KCN trong KKT Đông Nam Nghệ An để phát triển các ngành sản xuất dựa trên nguyên liệu: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến thủy, hải sản, chế biến thực phẩm đồ uống.

+ Mở rộng ra phía Đông theo tuyến lực 533 và 535 gắn với thị xã Cửa Lò phát triển các ngành công nghiệp sạch, sản xuất các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho ngành du lịch.

+ Mở rộng ra phía Tây theo tuyến lực 549 gắn với Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương phát triển các sản phẩm chế biến gỗ, công nghiệp thực phẩm, đồ uống, công nghiệp sản xuất VLXD

+ Mở rộng ra phía Nam theo tuyến lực 1A gắn với KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ KKT Vũng Áng.

- Đẩy nhanh tốc độ xây dựng các trung tâm đô thị, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị để tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của trung tâm và phụ cận. Để làm được điều đó, UBND tỉnh cần phải:

+ Kiên quyết xử lí các dự án treo và các nhà đầu tư làm chậm tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng và kiến trúc đô thị.

+ Lựa chọn các đối tác đầu tư có tiềm lực mạnh và có các phương án qui hoạch đô thị đồng bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chương 4:

Tóm lại, để phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An một cách cân đối, hoàn chỉnh và hiệu quả, cần phải phối hợp đồng thời tất cả các chính sách và giải pháp. Trong đó, chính sách và giải pháp về tổ chức và quản lý có ý nghĩa quyết định và ảnh hưởng đến tất cả các giải pháp khác. Quản lý nhà nước cần phải phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc hoạch định các chiến lược phát triển lãnh thổ, nhưng đồng thời cũng phải giảm bớt những thủ tục phiền toái, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp, cần phải tạo được cơ chế quản lý thông thoáng và có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút được sự đầu tư trong và ngoài nước. Giải pháp nguồn nhân lực có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo được nguồn lao động dồi dào về số lượng và nâng cao về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong các KCN. Giải pháp về công nghệ và môi trường có ý nghĩa cực kì quan trọng nhằm đảm bảo được hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như chất lượng môi trường sống của người dân quanh khu vực có hoạt động công nghiệp và tránh lãng phí tài nguyên cũng như hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường sinh thái. Giải pháp về vốn và thị trường cần được chú trọng nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn cho phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, đồng thời tìm được đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trên đất công nghiệp.

KẾT LUẬN

1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển công nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã và đang được quan tâm một cách rộng rãi. Các nhà khoa học đã đưa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ bản. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ở Việt Nam, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp; còn Viện chiến lược phát triển (Bộ Công Thương) thì đưa ra phương án 6 vùng công nghiệp bước đầu đã góp phần hoàn thiện bức tranh không gian tổ chức lãnh thổ của nền kinh tế - xã hội nước ta. Đối với lãnh thổ cấp tỉnh thì có 4 hình thức TCLTCN cơ bản, nhưng quan trọng nhất là hình thức KCN tập trung với nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của bản thân nó.

2. Nghệ An có nhiều điều kiện để phát triển một TCLTCN toàn diện và hiệu quả dựa vào vị trí địa lí làm tăng cường các mối liên kết lãnh thổ, tài nguyên đất, rừng dồi dào, có một số loại khoáng sản có qui mô lớn, nguồn lao động với đặc tính cần cù, sáng tạo và ngày càng năng động, môi trường chính sách ngày càng thông thoáng, cùng với hệ thống trung tâm đô thị và kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện.

3. Các kết quả đạt được của tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An là: - Các điểm công nghiệp của tỉnh mặc dù có mật độ phân tán và qui mô tương đối nhỏ nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển công nghiệp của địa phương. Đặc biệt là những điểm công nghiệp có vai trò hạt nhân tạo vùng như: Nhà máy đường Tate&Line (Quì Hợp), Nhà máy Xi măng Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ là những động lực mạnh để thúc đẩy công nghiệp của

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 161)