HiÖn tr¹ng sö dông n¨ng l-îng giã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 41)

- Phế thải gỗ và các loại sinh khối khác

1.3.2. HiÖn tr¹ng sö dông n¨ng l-îng giã

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện tại số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự dao động khá lớn, từ 1.800 MW đến trên 9.000 MW, thậm chí trên 100.000 MW. Theo các báo cáo thì tiềm

42

năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo. [11]

Động cơ gió phát điện đã được nghiên cứu, ứng dụng ở nước ta từ đầu những năm 80, nằm trong Chương trình quốc gia về nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới. Các cơ quan tham gia nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm về lĩnh vực này là: Viện Năng lượng, Bộ Giao thông vận tải, Viện Cơ giới Bộ quốc phòng, các Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các cơ quan này đều nghiên cứu, thử nghiệm loại turbin gió cỡ công suất nhỏ từ 150 W đến 3 kW. Tính đến cuối năm 2003 đã có khoảng 1300 máy phát điện gió phát điện cỡ gia đình công suất từ 150 W đến 200 W đã được lắp đặt sử dụng, chủ yếu ở vùng ven biển từ Đà Nẵng trở vào.

Năm 1999 một máy phát điện gió phát điện có công suất 30 kW được lắp đặt tại bãi biển xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định do Nhật Bản tài trợ. Đây là động cơ gió có công suất lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, song rất đáng tiếc, nó hầu như không vận hành, có thể đánh giá chủ quan về nguyên nhân do là cột tháp đỡ quá thấp chỉ là 12 m bị cây cối và địa hình xung quanh che khuất. Một máy phát điện gió lớn thứ 2 có công suất 2 kW đã được lắp đặt vào cuối năm 2000 tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kon tum do Công ty TOHOKU của Nhật Bản tài trợ. Đến nay máy phát điện gió này đang hoạt động tốt. Năm 2002, Viện Năng lượng đã nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt một động cơ gió phát điện có công suất 3,2 kW.

Dự án phát điện gió tại đảo Bạch Long Vĩ là dự án gió có công suất lớn nhất là 800 kW, đây là hệ thống hỗn hợp giữa tua bin gió và máy phát điện diezen. Công trình đã lắp đặt hoàn thiện từ tháng 6 năm 2004, hiện đang vận hành tốt.

43

Dự án phong điện tại đảo Phú Qúy, tỉnh Bình Thuận do Tổng Công ty điện lực Việt Nam là chủ đầu tư. Dự án đã hoàn thành báo cáo khả thi, hiện đang chuẩn bị công tác đấu thầu thiết bị. [23]

Mặt khác, hiện nay có 9 huyện đảo không thể đưa lưới điện đến được, đang được cung cấp điện bằng nguồn Diezel. Các đảo Lý Sơn, Phú Quí, Phú Quốc, Chính phủ đã giao cho EVN chịu trách nhiệm cung cấp điện và cả 3 đảo trên đều có phương án cấp điện bằng nguồn năng lượng gió. Đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành báo cáo và hiện đang tìm đối tác liên doanh đầu tư. Đảo Phú Quốc đang triển khai đo gió để lập nghiên cứu khả thi. Các đảo Cô Tô, đảo Côn Sơn, đảo Cồn Cỏ, đảo Quan Lạn đang đo số liệu gió ở độ cao 50-60m, phục vụ cho việc lập báo cáo đầu tư dự án điện gió.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)