Hiện trạng sử dụng năng lượng mặt trờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 39 - 41)

- Phế thải gỗ và các loại sinh khối khác

1.3.1. Hiện trạng sử dụng năng lượng mặt trờ

Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử dụng như: Đun nước nóng, phát điện và các ứng dụng khác như sấy, sưởi, nấu ăn... Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng

40

tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời. [23]

Tại Việt Nam, các cơ sở lưu trú du lịch cũng đã từng bước ứng dụng công nghệ đun nước nóng năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm điện và giảm chi phí trong việc sử dụng điện. Một số khách sạn ở Huế như khách sạn Sài Gòn Morin Huế, khách sạn Park View, khách sạn công đoàn Sông Hương… đã lắp đặt các máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời để thay thế cho các bình nóng lạnh sử dụng điện nhằm phục vụ cho các bộ phận phòng ngủ, nhà bếp, giặt là và sinh hoạt hàng ngày…

Mới đây, để hướng tới một nhà ga hàng không xanh, đạt tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung viết tắt là MAC hợp tác với Công ty Methis Environmental Vương quốc Bỉ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 2,5 MW tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây cũng sẽ là sân bay đầu tiên trong cả nước sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời, theo kế hoạch dự án sẽ được hoàn thành trong 6 tháng và dự kiến đưa vào khai thác vào giữa tháng 7 năm 2012. [23]

Những năm gần đây, một số chương trình, hội thảo cũng đã được tổ chức nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong khối khách sạn, tàu du lịch, nhà hàng tìm hiểu và ứng dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng, hướng tới đáp ứng nhu cầu khách du lịch bằng những sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, đồng thời giảm thiểu được chi phí không cần thiết. Hội thảo “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước dành cho khách sạn tàu du lịch nhà hàng” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Tổng cục Du lịch và Dự án MEET - BIS tổ chức vào tháng 11 năm 2011 đã đưa ra nhiều giải pháp xanh, hiện đại, tiết kiệm năng lượng như [15]: dùng pin mặt trời, tối ưu hóa sử dụng năng lượng bằng hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt

41

trời... Ngoài ra, còn có hội thảo về “Tiềm năng và phát triển của năng lượng mặt trời tại TP. Đà Nẵng” tổ chức vào tháng 12 năm 2011 [16], hội thảo khoa học quốc tế “Du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh” được thực hiện vµo th¸ng 2 năm 2012 tại Huế khuyến cáo đầu tư vào việc xanh hóa nền du lịch có thể giúp giảm chi phí năng lượng, nước, chất thải và nâng cao giá trị của đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản thế giới [17]; hội thảo đánh giá Dự án thí điểm xây dựng nhãn sinh thái cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long cũng được thực hiện vào tháng 2 năm 2012 với bộ tiêu chí nhãn sinh thái “Cánh buồm

xanh” áp dụng cho tàu du lịch có những nỗ lực trong hoạt động bảo vệ môi

trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.

Việc ứng dụng năng lượng xanh tiêu biểu là năng lượng mặt trời đang là xu thế được khuyến khích trên thế giới và Việt Nam bởi không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu do khí thải đang gia tăng. Du khách đang ngày càng quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, chất lượng môi trường cũng như chất lượng dịch vụ tại các điểm đến du lịch. Do vậy, việc khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch ứng dụng năng lượng mặt trời sẽ giúp du lịch phát triển theo hướng tăng trưởng xanh bền vững. [2]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)