- Năng lượng gió (Windpower) cũng tính bằng đơn vị kW/h Chất
2.2.3. Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong khu vực công cộng tại khu du lịch Cát Bà (tham khảo phụ lục 2)
63
Các khu vực công cộng của khu du lịch Cát Bà bao gồm: Chợ, bến tàu, đường xá, trường học, trạm y tế, vườn hoa, bãi biển, vỉa hè… Đây là khu vực rộng lớn phục vụ cho toàn bộ khu du lịch nên cần có các giải pháp tổng thể, quy mô lớn, có chi phí đầu tư cao. Vì vậy cần phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương để đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả nguồn năng lượng xanh.
Bãi biển Cát Bà là một nơi vô cùng sầm uất, khi đến khu du lịch Cát Bà, du khách không chỉ tắm biển, thưởng thức đặc sản biển, mà còn được sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác như: đi chợ hải sản, mua sắm tại các cửa hàng, hệ thống siêu thị trung tâm, chợ, đượng phố, bến cảng, đến các quán bar mà đẹp nhất vẫn là quán bar Làn Sóng Xanh, thăm Pháo đài Thần Công, đi tàu thăm vịnh, thăm đảo. Mặt khác, chúng ta có thể thuê xe điện, xe đạp hay xe máy để chạy dọc phố biển, hít thở không khí trong lành. Xe đạp cho 4 người cùng ngồi giá 30.000 đồng/giờ, thuê Ca nô lướt song trên biển hay buổi tối cùng gia đình bạn bè đi bộ trên các con đường để ngắm đường phố.
Tất cả những hoạt động trên đều phải sử dụng các nguồn năng lượng mà chủ yếu là điện và xăng. Tuy nhiên cũng giống như khu vực vui chơi giải trí thì khu vực công cộng vẫn chưa đầu tư cũng như sử dụng năng lượng xanh cho nên khu vực này vẫn sử dụng rất nhiều điện và xăng để duy trì các hoạt động
Qua thực tế khảo sát ta thấy khu vực công cộng là khu vực đông người, sử dụng nhiều năng lượng, có nhiều phát thải nên cũng có nhiều tiềm năng về năng lượng xanh cụ thể như sau:
- Đối với các bến tàu, là nơi khách du lịch tấp lập đến mua vé để đi từ bến Bính ra đảo Cát Bà và từ bến Bính quay trở về. Vào vụ du lịch, mỗi ngày có khoảng 1.000.000 người qua lại phần lớn là khách du lịch đi bộ, mật độ di chuyển tại các khu vực công cộng là rất lớn đặc biệt là khu vực bến tàu nhà ga
64
và khu vực đường ven biển. Khu du lịch Cát Bà hiện nay thu hút rất nhiều khách du lịch, đây chính là nơi có nhiều tiềm năng để tạo ra điện. Tuy nhiên ở đây cũng chưa sử dụng một công nghệ nào để tạo ra điện.
- Theo khảo sát tại các bến tàu cả tàu chợ mỗi ngày cả ra đảo và từ đảo vào có khoảng 6 chuyến và tàu du lịch cả ra và về có khoảng 6 chuyến, mỗi chuyến tiêu thụ khoảng 10 lít dầu vậy cả ngày có thể tiêu thụ là 120 lít dầu. Mặt khác, du khách có thể đi phà để ra đảo Cát Bà bằng cách đi phà qua 2 bến phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và bến Gót – Cái Viểng. Hai bến phà này hiện có 6 phà lớn và 6 phà nhỏ hoạt động với tổng số 37 chuyến/ngày, sức chứa tổng cộng gần 2000 khách. Phà ở bến Đình Vũ hoạt động từ 6h30 đến 17h theo tần suất 1giờ/chuyến, phà ở bến Gót hoạt động từ 6h đến 18h với tần suất 30p/chuyến. Mỗi chuyến phà cũng tiêu thụ hết khoảng 5 lít dầu, vậy cả ngày bến phà tiêu thụ khoảng 185 lít dầu.
Mỗi ngày tại các bến phà, bến tàu cả tàu chợ và tàu du lịch tiêu thụ hết khoảng trên 300 lít dầu. Đây là một lượng dầu khá lớn mà khi tiêu thụ sẽ thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 gây ô nhiếm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người tại nơi đây. Chính vì vậy ban quản lý các bến tàu, bến phà có thể sử dụng năng lượng sinh học như xăng E5, xăng E10, dầu bio diezen có nguồn gốc từ cây ép dầu: dầu dừa, dầu vỏ hạt điều để thay thế cho xăng và dầu với mục đích tiết kiệm, làm giảm ô nhiếm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
- Khi khảo sát ở Cát Bà, các doanh nghiệp du lịch được khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, vì với họ, họ rất chú trọng về môi trường nên có thể sử dụng các tấm pin mặt trời, sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện. Tại tầng cao của tòa nhà văn phòng của các công trình như: trường học, bệnh viện, các của chính quyền địa phương là nơi khá cao có thể đón trọn vẹn ánh nắng mặt trời một nguồn năng lượng xanh vô tận. Theo ông
65
Đoàn Văn Doan giám đốc trung tâm y tế dự phòng huyện Cát Hải cho biết tại trung tâm của ông chỉ sử dụng bóng đèn compact để tiết kiệm điện và sử dụng bình nước nóng năng lượng trời để đun nước nóng mà thôi .
Qua khảo sát khu vực chợ, cảng cá ta thấy đây là những khu vực phát thải nhiều nước thải, rác thải như: đầu cá, vây cá, ruột cá, rau, củ, quả… Cán bộ quản lý tại chợ Cát Bà cho biết: trong chợ có khoảng 300 tiểu thương, mỗi tiểu thương mỗi ngày thải ra ít nhất khoảng 10kg rác thải, vậy mỗi ngày tại đây tiêu thụ khoảng 3.000 kg rác thải. Nếu các tiểu thương, người dân và khách du lịch không có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mặt khác nếu như nguồn rác thải này được xử lý thì sẽ có được nguồn năng lượng thay thế rất rồi rào và làm giảm tối đa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nơi đây cũng chưa được đầu tư về năng lượng xanh một cách thỏa đáng.