Giới thiệu về Cát Bà [5, 25]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 51)

- Năng lượng gió (Windpower) cũng tính bằng đơn vị kW/h Chất

2.1. Giới thiệu về Cát Bà [5, 25]

Cát Hải là một huyện đảo, cửa ngõ của thành phố Hải Phòng, có tổng diện tích tự nhiên là 34.531 ha. Trung tâm đảo nằm ở vĩ độ 20047’47" Bắc và kinh độ 106059’18” Đông. Là huyện cách trung tâm thành phố 60 km về phía Đông Nam, gồm có 366 hòn đảo lớn nhỏ trong hệ thống quần đảo phía Nam Vịnh Hạ Long. Phía Tây Bắc Cát Hải giáp huyện Yên Hưng, Quảng Ninh, phía tây là đảo Đình Vũ, Phía Đông Bắc là Vịnh Hạ Long, ba mặt của Cát Hải là biển Đông. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ tiền tiêu của thành phố, có nguồn kinh tế biển phong phú, có cảnh quan du lịch đẹp và có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, trung tâm thuỷ sản và dịch vụ của thành phố.

Hình 2.1: Bản đồ vệ tinh đảo Cát Bà

Cát Hải là một trong những cửa biển thuận lợi của thủ đô Hà Nội. Huyện có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối liên kết về du lịch, dịch vụ với các địa phương lân cận trong vùng (như Hà Nội, Quảng Ninh). Huyện có vị trí rất thuận lợi để giao lưu kinh tế và văn hoá với các địa phương khác.

52

Có thể khẳng định vị trí địa lý là một trong những lợi thế nổi bật của huyện Cát Hải, nơi có nhiều điều kiện để hình thành những ngành kinh tế mạnh như thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những nơi có điều kiện thuận lợi để hình thành một “khu vực kinh tế cửa khẩu” của vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Vị trí địa lý của Cát Hải một mặt tạo nhiều điều kiện thuận lợi quan trọng cho huyện trong việc liên kết, giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong vùng, trong nước và với các nước khác. Tháng 12 năm 2004, UNESCO đã công nhận Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Kinh tế huyện đảo trong những năm qua có bước phát triển mạnh. Tổng GDP đạt gần 150 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 4,98 triệu đồng. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của huyện trong thời kỳ - 2005-2009 đạt trung bình 11%, cao hơn mức bình quân của toàn thành phố. Tỷ trọng các ngành trong GDP:

- Công nghiệp - xây dựng:18% - Ngành du lịch - dịch vụ: 51% - Ngành thuỷ sản: 29%

- Ngành nông, lâm nghiệp: 2%

Là một địa phương có điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước, ngành du lịch - khách sạn - nhà hàng của huyện luôn đóng góp nhiều nhất cho khu vực dịch vụ nói riêng và tổng sản phẩm huyện nói chung. Số khách du lịch tăng nhanh qua các năm, năm 2008 đạt hơn 500 nghìn lượt. Doanh thu du lịch từ hoạt động du lịch trung bình khoảng 45 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn huyện có 105 khách sạn, nhà nghỉ, với khoảng 2500 phòng trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao và nhiều khách sạn tư nhân nhỏ với công suất khoảng 15 đến 30 phòng.

53

chủ yếu vào hai nhu cầu là điều hoà nhiệt độ và tắm nước nóng. Vào giờ cao điểm là 6 - 8 giờ sáng và 18 - 20 giờ chiều, nhu cầu tiêu thụ nước nóng tăng đột biến do khách về tắm sau khi tắm biển xong nhiều lần gây quá tải mạng lưới làm mất điện cả khu vực.

Thực tế về các hệ thống cung cấp năng lượng nhiệt đang áp dụng trong các khách sạn ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở Cát Hải nói riêng đa phần là chưa đạt hiệu quả về mặt tiêu thụ năng lượng. Đa số các khách sạn được xây dựng với phần cung cấp nhiệt rời rạc từng bộ phận và phần lớn sử dụng điện để đun nóng nước cung cấp cho từng phòng riêng biệt thông qua việc sử dụng hệ thống bình nóng lạnh. Phần nhu cầu nhiệt để xông hơi, massage, giặt là v.v có thể sử dụng điện hoặc từ một lò hơi riêng biệt.

Việc sử dụng nguồn năng lượng có chất lượng cao (điện năng) chuyển đổi thanh nguồn năng lượng có chất lượng thấp (nhiệt năng) cung cấp một cách phân tán cho nhu cầu sử dụng nhiệt trong các toà nhà khách sạn là không hiệu quả do điện năng được sản xuất ra tại nhà máy điện ở Việt Nam nhìn chung chỉ có hiệu suất dưới 40% và còn cả tổn thất trên đường dây dẫn.

Mặc dù giải pháp sử dụng hệ thống làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời đã được áp dụng ở một số ít khách sạn, nhưng tỷ lệ cung cấp năng lượng của nó còn nhỏ. Việc kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời với các dạng năng lượng khác để cung cấp nước nóng theo nhu cầu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi vẫn còn chưa được thực hiện tốt và vẫn còn sử dụng điện năng.

Bên cạnh những điểm chưa hiệu quả của hệ thống cấp nhiệt bằng bình nóng lạnh kể trên, việc sử dụng các bình nước nóng cục bộ cho từng phòng khách sạn còn dẫn đến việc bảo trì, bảo dưỡng phức tạp và tốn nhiều chi phí với việc phải sục rửa nhiều bình trong một lần.

54

Bên cạnh các khách sạn nhà hàng, việc sử dụng điện trong các hộ gia đình góp phần đáng kể trong việc sử dụng điện của huyện. Nhu cầu sử dụng điện lớn nhất cũng là cho thiết bị đun nước nóng và điều hoà nhiệt độ. Cùng với tình hình chung của cả nước, cùng với tăng trưởng kinh tế, nhu cầu năng lượng tăng nhanh, đặc biệt trong vài năm gần đây, nhu cầu điện trong khu vực gia dụng đã tăng liên tục với tỉ lệ trung bình trên 15%/năm. Trong đó sử dụng bình đun nước nóng bằng điện là một trong những nguyên nhân quan trọng. Ước tính hiện nay, có khoảng 2 triệu thiết bị đun nước nóng bằng điện với công suất trung bình 2.5kW/thiết bị đang được lắp đặt và sử dụng tại các hộ gia đình Việt Nam. Khoảng 60% các hộ gia đình có lắp đặt thiết bị đun nước nóng và điều hoà nhiệt độ.

Thị trấn Cát Bà với đặc tính là một khu du lịch nên có nhu cầu tiêu thụ điện khá cao phục vụ cho các nhà hàng khách sạn và các dịch vụ khác. D©n sè

của thị trấn lµ 10.571 ng-êi, chia thµnh 9 khu d©n c-. Tuy nhiên, do địa hình biển đảo nên việc phát triển hệ thống cấp điện của huyện gặp nhiều khó khăn và chậm hơn rất nhiều so với các huyện đồng bằng khác của thành phố. Trên địa bàn huyện có 11/12 xã và thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống mạng lưới cấp điện ở huyện hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp và quá tải. Tỷ lệ tổn thất điện hiện còn khá cao lên đến 18,05% trong 6 tháng đầu năm 2009. Nhu cầu sử dụng điện của Cát Bà tăng đột biến vào mùa du lịch do khí hậu nóng bức và lượng khách tăng cao.

Với tình hình trên, việc tìm ra định hướng cho việc giảm thiểu điện năng tiêu thụ trong các hoạt động của đảo sẽ đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển ổn định của đảo. Điện năng cũng là dạng năng lượng cao cấp mà để sản xuất ra điện năng thì cần sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp là than, dầu, khí với hiệu suất sản xuất 25 - 30% ở Việt Nam. Bởi vậy, việc sử dụng trực tiếp nhiên liệu sơ cấp cho việc cung cấp nước nóng sẽ góp phần làm giảm

55

lượng khí thải nhà kính CO2 ra môi trường do hoạt động sản xuất điện sinh ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)