- Vùng Nam Bộ
1.2.3. Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam [11]
- Vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc là vùng có tài nguyên nước khoáng nước nóng quý có giá trị sử dụng lớn như nước khoáng Cacbonic, nước khoáng Brom - iod, nước khoáng Radon... được đưa vào khai thác và sử dụng sớm nhất. Tuy là vùng có quy mô còn nhỏ nhưng Tây Bắc cũng là vùng có tác dụng tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu dân sinh đem lại lợi ích kinh tế: chữa bệnh, đóng chai và du lịch...
Mặt khác, vùng Tây Bắc đã xác lập được những luận cứ khoa học, khẳng định rằng đây là một trong ba vùng có triển vọng nhất về tiềm năng địa nhiệt của nước ta với số lượng nguồn nước nóng chiếm gần 31% tổng số nước nóng toàn quốc.
Các nghiên cứu đó cho thấy vùng Tây Bắc có triển vọng với các tính toán sơ bộ, năng lượng địa nhiệt có thể dùng phát điện bước dầu với công suất khoảng 100 MWe. Đây là nguồn năng lượng không nhỏ có thể bổ sung cho nguồn điện năng hiện nay.
- Vùng Bắc Trung Bộ
Miền địa nhiệt Bắc Trung Bộ được giới hạn phía Bắc là đứt gãy Sông Mã, phía nam là đứt gãy sông Bạch Mã - Hương Hoá. Trong vùng này đã xác định được 5 vùng địa nhiệt triển vọng. Các vùng địa nhiệt triển vọng cụ thể như sau:
Vùng triển vọng thứ nhất là vùng địa nhiệt Bang thuộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Vùng này có nhiều điểm lộ nước nóng dọc theo suối liên quan với đứt gãy trẻ có phương đông bắc - tây nam. Nhiều chuyên gia trong
32
và ngoài nước đến nghiên cứu đã đánh giá đây là vùng rất có triển vọng với nhiệt độ nước xuất lộ là 100oC và nhiệt độ dưới bồn là 214,3oC, có hàm lượng SiO2 cao nhất 101,28 mg/l. Vùng địa nhiệt Bang đã được khoan 1 lỗ sâu hơn 55 m và đang được khai thác làm nước khoáng. Vùng này cũng đã được công ty ORMAT của Mỹ lập dự án thăm dò khai thác sử dụng và phát điện. Đây là vùng có triển vọng nhất.
Vùng triển vọng thứ hai là vùng địa nhiệt Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Vùng này là một cụm các điểm xuất lộ nước nóng có những đặc tính địa hoá tương đồng như Sơn Kim, Rào Mắc, Ngầm Thép, Khe Tre, Hà Tân, Quân Khu 4, Trạm 5. Riêng tại Sơn Kim đã có đến 4 đến 5 điểm nước nóng phun lên, trong đó có một lỗ khoan sâu hơn 20m. Về đặc tính địa hoá, những nguồn này có thành phần hoá học gần giống nhau, có pH = 7,5 8, tổng khoáng hoá từ 381 mg/l 114 mg/l. Nhiệt độ trên bề mặt 30oC 78o
C và dưới sâu 170,3OC 213OC. Tất cả các nguồn nước nóng này đều thuộc loại hình nước (HCO3 - Na) và có nguồn gốc tuần hoàn khí tượng. Đây cũng là vùng có triển vọng nhất về tiềm năng địa nhiệt của miền Bắc Trung Bộ.
Vùng triển vọng thứ 3 là vùng địa nhiệt Huyện Cổ thuộc huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị. Ở đây đã khảo sát được 3 nguồn địa nhiệt gồm: Huyện Cổ, Làng Eo, Đăk Rông, trong đó mỗi nguồn gồm 3 - 5 điểm xuất lộ nước nóng. Về đặc tính địa hoá, những nguồn này có thành phần hoá học gần gũi nhau, có pH = 7,9 8,1; tổng khoáng hoá từ 413,4 mg/l 512,3 mg/l. Nhiệt độ trên bề mặt 50,7oC 70,2oC và dưới sâu 174 oC 189oC. Tất cả các nguồn nước nóng này đều thuộc loại hình nước (HCO3 - Na) và có nguồn gốc tuần hoàn khí tượng. Đây là vùng có triển vọng trung bình và cần được đánh giá tiềm năng địa nhiệt chi tiết hơn.
Vùng triển vọng thứ 4 là vùng triển vọng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong vùng đã khảo sát các nguồn địa nhiệt Pa Rinh và A Roàn. Nước nóng xuất lộ ở giữa và cạnh suối, có khí phun lên rất mạnh. Tổng khoáng hoá thay đổi trong khoảng 312 mg/l 578 mg/l. Nhiệt độ trên bề mặt 39,6oC 49,6o
33
và dưới sâu 162oC. Nước nóng thuộc loại HCO3 - Ca-SO4. Vùng địa nhiệt này thuộc vùng có triển vọng.
Vùng triển vọng thứ 5 là vùng triển vọng nằm ở phía đông tỉnh Thừa Thiên Huế với 2 nguồn địa nhiệt liên khu 7 và Mỹ An. Chất lỏng địa nhiệt ở đây có loại hình hoá học Cl - HCO3 - Na và Cl - Na với độ tổng khoáng hoá tương ứng 1787,7 mg/l 2937,7 mg/l. Nhiệt độ trên bề mặt của liên khu 7 và Mỹ An là 38,9oC và 50,9oC và nhiệt độ dưới sâu tương ứng là 189,7oC và 135oC. Vùng địa nhiệt này thuộc vùng có triển vọng. Hiện nay đã có 24 nguồn địa nhiệt được nghiên cứu và thống kê chi tiết.
Tóm lại, vùng Bắc Trung Bộ cũng là vùng có triển vọng địa nhiệt ở nước ta, trong đó có một số nguồn địa nhiệt có thể khai thác năng lượng một cách công nghiệp. Tổng công suất phát điện dự tính có thể đạt 40MW - 60MW tương đương với vùng Nam Trung Bộ.
- Vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
Miền địa nhiệt Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với các phụ miền Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng . Qua các khảo sát, nghiên cứu đã xác định được các vùng địa nhiệt triển vọng nhất cho mục đích sử dụng năng lượng. Các vùng này là: Mộ Đức, Hội Vân thuộc phụ miền Kon Tum và Bình Châu phụ miền Đà Lạt.
Vùng địa nhiệt Mộ Đức nằm ở phía nam thị xã Quảng Ngãi, cách trung tâm thị xã 30 km, cách bờ biển 6 km, kề sát ngay trục giao thông đường sắt và quốc lộ 1. Tại Mộ Đức có 2 nguồn lộ: nguồn Thạch Trụ ở phía nam núi Thọ sát ga xe lửa Thạch Trụ; nguồn lộ ở phía bắc Núi Thọ trên cánh đồng thôn Tú Sơn. Nguồn Thạch Trụ lộ ra trên một bãi đá rộng chừng 500m2. Ở đây có vài ba vũng nước nóng được phun từ dưới lên. Đo nhiệt độ tại các vũng nước nóng sâu 30 cm có bùn nóng 81oC, đo ở các dòng suối chảy ra với tốc độ 1,5 l/s có nhiệt độ 69 oC đến 77 oC. Nguồn Tú Sơn gồm một số mạch phun từ các bờ ruộng, tốc độ nhỏ 0,2 l/s với nhiệt độ thấp 54oC đến 61oC. So với Thạch Trụ nó là thứ yếu. Mộ Đức là vùng có triển vọng hàng đầu trong miền địa nhiệt Nam Trung Bộ.
34
Vùng địa nhiệt Hội Vân cách Qui Nhơn 35 km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1 khoảng 1500 m về phía tây. Năm 1978, một bệnh xá đã được Sở Y tế tỉnh Bình Định xây dựng nhằm sử dụng nguồn nước nóng tại đây vào mục đích chữa bệnh. Biểu hiện địa nhiệt bao gồm nhiều điểm rò rỉ nước nóng ở ngay dòng suối (suối Tiên). Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy ở Hội Vân có 3 nhóm mạch lộ với tổng lưu lượng 13 15 l/s và nhiệt độ nước tại điểm lộ là 70 80o
C.
Vùng địa nhiệt Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 95 km về phía đông - đông nam, cách bờ biển 4 km. Vùng này có độ cao 15 m so với mặt biển. Tại đây có nhiều vũng nước nóng có diện tích 150 200 m2. Tại đây đã hình thành một khu du lịch với nhiều nhà nghỉ, bồn tắm và khu điều trị chữa bệnh, nghỉ ngơi.
Ở Bình Châu gồm một loạt các nguồn lộ nước nóng có nhiệt độ lên đến 86oC với tổng lưu lượng đạt đến 60 70 l/s.
Xét về số lượng nguồn nước nóng thì khu vực Nam Trung Bộ đứng thứ 2 sau miền Tây bắc Bắc Bộ. Ở đây đã đăng ký được 70 nguồn nước nóng, phần lớn ở phụ miền địa nhiệt Kon Tum, phân bố ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Gia Lai - Kon Tum. Trong đó số nguồn rất nóng chiếm 12 trên tổng số 70 nguồn nước, rất có triển vọng sử dụng vào mục đích năng lượng với các qui mô khác nhau.
Qua xem xét tài liệu, các nguồn rất có triển vọng là: Thạch Trụ Mộ Đức, Hội Vân Bình Định, Bình Châu Bà Rịa - Vũng Tàu. Các nguồn có triển vọng vừa là Tu Bông, Nghĩa Thắng, Thạch Bích, Ba Ngòi. Nhóm các nguồn có triển vọng là Phú Sen, Ninh Hoà, Dục Mỹ, Tây Viên, Đảnh Thạnh, Vĩnh Thịnh.
Một số nguồn nước nóng trong vùng đã hoặc đang được sử dụng để chữa bệnh hoặc đóng chai như Đa Kai, Phú Sen, Đảnh Thạnh, Vĩnh Hảo. Riêng nguồn nước nóng Đa Min có chứa nhiều CO2 hiện đang được dùng để khai thác khí CO2 rất có giá trị.
35 STT Tên nguồn D