- Năng lượng gió (Windpower) cũng tính bằng đơn vị kW/h Chất
3.2.3. Các giải pháp cho khu vực dân sinh
Đây là khu vực có số hộ tiêu thụ năng lượng chiếm số lượng lớn tuy nhiên mức tiêu thụ năng lượng không cao lại nằm rải rác trong diện tích lớn trải khắp khu du lịch vì vậy các giải pháp sử dụng năng lượng xanh được hiệu quả thì cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và cách thức thực hiện triển khai phù hợp.
Do yêu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao của người dân, nhu cầu sử dụng bình nước nóng cho sinh hoạt như tắm, đun nấu nên các hộ gia đình có thể lắp các bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với các dự án: dự án về tiết kiệm triển khai về địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hỗ trợ người dân lắp bình nước nóng năng lượng mặt trời kết hợp với các doanh nghiệp, các chương trình hỗ trợ người dân kết hợ với các doanh nghiệp như Tân Á Đại Thành, Sơn Hà đã giảm giá cho người dân 1,5 triệu đồng khi mua bình nước nóng năng lượng mặt trời.
Mặt khác, các hộ gia đình chăn nuôi có thể xây dựng hầm Biogas với quy mô nhỏ có suất đầu tư dưới 10 triệu đồng (khoảng 8 triệu /hầm)
Hơn thế nữa, các hộ dân sinh sử dụng bếp đun bằng năng lượng mặt trời mà ở Sài Gòn đã sử dụng rất nhiều hoặc bếp đun không khói bằng năng lượng sinh khối như trấu, củi, gỗ… Với khu vực này có các giải pháp cụ thể như sau:
3.2.3.1 Sử dụng bình đun nước nóng năng lượng mặt trời a/ Giải pháp
82
Sử dụng bình đun nước nóng năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà cho các hộ tiêu thụ có nhu cầu sử dụng nước nóng cho mục đích tắm giặt, đun nấu.
b/ Cách thức thực hiện và triển khai
Lắp đặt các bình đun nước nóng năng lượng mặt trời song song với hệ thống bình nước nóng đun điện để khi trời không có nắng vẫn có nước nóng phục vụ các nhu cầu trên.
c/ Các lợi ích và rào cản của giải pháp
- Lợi ích: làm giảm chi phí điện năng cho các hộ tiêu thụ, giảm nhu cầu
điện năng cho điện lưới quốc gia khi mà mùa kinh doanh du lịch là mùa cao điểm tiêu thụ năng lượng điện ở Việt Nam, đồng nghĩa với việc giảm ô nhiễm môi trường nâng cao chất lượng khu du lịch
- Rào cản: do nhu cầu sử dụng của các đối tượng này không cao nên
chi phí lắp đặt thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời là lớn, thời gian thu hồi vốn thường trên 5 năm vì vậy cần có sự hỗ trợ về chi phí lắp đặt ban đầu, cần phân ra các giai đoạn thực hiện không thể thực hiện đồng loạt cho toàn bộ khu vực này.
3.2.3.2 Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời a/ Giải pháp
Sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà cho các hộ tiêu thụ để giảm bớt tiêu thụ điện năng từ các thiết bị điện.
b/ Cách thức thực hiện và triển khai
Lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để sản xuất điện năng và tích vào ác quy, các hệ thống điện từ năng lượng mặt trời lắp đặt song song với hệ thống điện từ điện lưới để khi điện từ năng lượng mặt trời đủ thì ưu tiên sử dụng hệ thống này, khi điện từ năng lượng mặt trời không đủ thì sử dụng điện lưới.
83
- Lợi ích: Với giải pháp này có thể tự chủ một phần năng lượng điện giảm sự lệ thuộc vào điện lưới, tăng tính ổn định trong việc cung cấp dịch vụ du lịch khi mà hiện tượng cắt điện diễn ra thường xuyên như hiện nay. Theo như khảo sát vào mùa du lịch có những tuần mất điện 2 đến 3 ngày mà chi phí chạy máy phát điện bằng xăng hoặc dầu diesel với giá thành cao từ 8.000đ đến 10.000 đ/kWh hơn nữa các thiết bị này còn gây ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.
Góp phần giảm chi phí điện năng thường xuyên cho các hộ tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường nâng cao chất lượng khu du lịch
- Rào cản: do giá thành các tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay còn
rất cao, chi phí rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài (trên 5 năm mới thu hồi được vốn), giá thành hiện tại thì tương đương với việc sử dụng máy phát điện sử dụng dầu và xăng, hơn nữa diện tích để lắp pin mặt trời đòi hỏi nhiều không gian hơn. Vì vậy, chỉ lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho các thiết bị điện phục vụ nhu cầu tối thiểu như: chiếu sáng, quạt, điện thoại, internet…để cải thiện chất lượng dịch vụ khu du lịch và góp phần bảo vệ môi trường. Cùng với đó cần có chính sách hỗ trợ về giá và chi phí đầu tư hệ thống pin năng lượng mặt trời.
3.2.3.3 Sử dụng bếp đun năng lượng mặt trời a/ Giải pháp
Sử dụng các bếp đun nấu năng lượng mặt trời cho các hộ dân (giá khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu) và để giảm bớt sử dụng đun nấu bằng điện và bằng gas như hiện nay.
b/ Cách thức thực hiện và triển khai
Lắp đặt bếp đun nấu năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình kết hợp với sử dụng song song với các hình thức đun nấu hiện tại (bếp điện, bếp gas) ưu tiên sử dụng bếp đun năng lượng mặt trời.
84
c/ Các lợi ích và rào cản của giải pháp
- Lợi ích: Giải pháp này giúp giảm tiêu thụ các nguồn năng lượng chất
lượng cao như điện năng, khí gas… góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng khu du lịch.
- Rào cản: Các bếp đun kiểu này giá thành rẻ dễ chế tạo và sử dụng có
thể áp dụng đại trà cho các hộ dân. Tuy nhiên do thời tiết miền Bắc thường chỉ có nắng theo mùa vì vậy thời gian sử dụng trong năm ngắn, đun nấu bất tiện nên cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng thì việc sử dụng bếp mới có hiệu quả.
3.2.3.4 Giải pháp cho chiếu sáng
- Tăng cường chiếu sáng tự nhiên bằng cách thiết kế không gian tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên như mở cửa sổ, cửa kính, ô thoáng, tấm nhựa lấy ánh sáng trên mái…để giảm thiểu chiếu sáng bằng điện.
- Sử dụng và thay thế các bóng điện tiết kiệm năng lượng như bóng đèn compact, bóng đèn tuýp T8…thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt, bóng tuýp T10 và các bóng đèn có hiệu suất thấp tiêu thụ nhiều điện năng.
3.2.3.5 Giải pháp cho thiết bị điện
- Thiết bị sử dụng điện như tivi, quạt… cần sử dụng những thiết bị hiệu suất năng lượng cao có dán nhãn xanh tiết kiệm năng lượng. Cần bố trí thang máy vận hành một cách hợp lí tránh tình trạng chạy và di chuyển khi không có người, cần lắp đặt thiết bị tự động ngắt nguồn điện khi không có người trong phòng để giảm tiêu thụ năng lượng do ý thức của những không tốt
- Thiết bị điện lạnh như bình nóng lạnh, tủ lạnh, điều hòa: cần lựa chọn và sử dụng các thiết bị tiết kiệm tối đa, công suất phù hợp với quy mô phòng tránh chọn thừa gây lãng phí. Lựa chọn các công nghệ tiên tiến thân thiện môi trường như điều hòa biến tần, đồng thời có giải pháp điều khiển nhiệt độ đặt phù hợp như tránh để tủ lạnh lạnh quá sâu, nhiệt độ điều hòa quá thấp (nên
85
duy trì trong dải từ 240C -280C đây là dải nhiệt độ tiện nghi của con người và được các hãng sản xuất khuyến cao sử dụng), tránh để nhiệt độ nước quá nóng không cần thiết (nên duy trì ở 500
C - 600C). Ngoài ra cũng cần lắp thiết bị điều khiển tắt tất cả các thiết bị trên khi không có người trong phòng bằng thẻ từ hoặc thiết bị cảm quang.
3.2.3.6 Các giải pháp khác
- Tăng cường thông gió tự nhiên cho các khu vực đông người: khu nhà ăn, khu sinh hoạt chung, khu vệ sinh, khu sảnh…bằng cách lắp quạt hút gió ở tường hoặc quạt hút gió mái tự quay nhờ gió tự nhiên để giảm tiêu thụ điện do sử dụng quạt gió và điều hòa nhằm mục đích tiết kiệm điện.
- Sử dụng các bếp đun sinh khối không khói dựa vào nguyên lí hóa khí từ nhiên liệu rắn. Các bếp đun này sử dụng củi, trấu, mùn cưa rất dễ sử dụng, giá thành rất rẻ cháy rất sạch, an toàn và vệ sinh, loại bếp này đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi ở một số vùng nông thôn Việt Nam.
- Xây dựng khu xử lí nước thải và rác thải tập trung phục vụ cho khu vực này nhằm giảm ô nhiễm môi trường đồng thời thu gom được nguồn chất thải hữu cơ này để cung cấp cho các hầm biogas tâp trung để sản xuất khí gas cho đun nấu…giải pháp này cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về vốn và chính sách khuyến khích vận động các hộ chia sẻ đóng góp xây các hầm biogas tập trung (theo nhóm hoặc theo khu dân cư như mô hình các hộ kinh doanh khu vực bãi xe hiện nay đang làm là 13 hộ kinh doanh ăn uống xây chung một bể chứa chất thải) đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải.
3.3. Kiến nghị