- Vùng Nam Bộ
1.2.4. Năng lượng sinh khối ở Việt Nam
Năng lượng sinh khối được hiểu như sau: năng lượng sinh khối chủ yếu gồm phế thải gỗ và phế thải nông nghiệp, chiếm khoảng 15% tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên thế giới và khoảng 38% tiêu thụ năng lượng sơ cấp tại các nước đang phát triển. Tại các nước này, việc đốt cháy trực tiếp năng lượng sinh khối để cung cấp nhiệt cho đun nấu, sấy sưởi trong các hộ gia đình nông thôn, và cung cấp nhiệt cho một số lượng lớn các ngành công nghiệp truyền thống tại địa phương là những ứng dụng phổ biến nhất. Các ứng dụng này thường được đặc trưng bởi hiệu suất biến đổi năng lượng rất thấp. Thực tế cho thấy, nhiên liệu sinh khối có thể cung cấp dịch vụ năng lượng nhiều gấp 3 - 4 lần so với mức hiện tại hiện tại nếu được sử dụng một cách hiệu quả. [11, 13]
Ở Việt Nam, năng lượng sinh khối sử dụng cho mục đích tạo ra năng lượng chủ yếu là: trấu, bã mía, và phế thải gỗ và các loại sinh khối khác. Tiềm năng nguồn của sinh khối để sản xuất năng lượng do vậy được nhận dạng trên cơ sở ba nguồn riêng rẽ này dựa trên số liệu thống kê về sản xuất nông nghiệp hàng năm ở Việt Nam.
- Trấu
Kết quả phân tích tỷ lệ khối lượng phế thải - sản lượng của các mẫu lúa khác nhau và căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn phế thải từ lúa, các tỷ số sau đây đã được xác định:
+ Tỷ lệ giữa rơm rạ khô và thóc là 1:1 + Tỷ lệ trấu và thóc khô: 1: 5
37
+ Lượng trấu làm chất đốt chiếm 50% tổng lượng trấu được tạo ra trong quá trình canh tác lúa.
Từ sản lượng lúa năm 2002 (cả nước đạt 32,5 triệu tấn) thì lượng rơm rạ khô và trấu được xác định tương ứng là 32,5 triệu tấn và 6,5 triệu tấn.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích lúa cả năm 2012 là 7,76 triệu ha, tăng 108.000 ha so với năm 2011; năng suất bình quân đạt 56,5 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha; sản lượng đạt 43,7 triệu tấn thóc, tăng 1,45 triệu tấn so với năm 2011. Từ sản lượng lúa cả nước đạt 43,7 triệu tấn thì lượng rơm rạ và trấu được xác định tương ứng là 43,7 triệu tấn và 8,74 triệu tấn.
Ghi chú: Tiềm năng trấu được tính theo công thức: lượng trấu = 20% x
lượng thóc
Nguồn: Viện Năng lượng
- Bã mía
Ngoài lúa, Việt Nam cũng là một quốc gia có sản lượng lớn về mía. Phế thải sau thu hoạch và chế biến đường đã tạo ra một nguồn nhiên liệu lớn có thể đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho các nhà máy đường và nhân dân vùng trồng mía. Theo các kết quả nghiên cứu và điều tra thực tế, khi ép 1 tấn mía cây trung bình thải ra 300kg bã mía có độ ẩm 50% với nhiệt lượng khoảng 7,8 MJ/kg bã mía. Đây là một nguồn nhiên liệu tại chỗ để có thể đốt trong các lò hơi dùng để sản xuất điện và nhiệt năng phục vụ nhu cầu năng lượng ngay tại nhà máy.
Căn cứ vào số liệu thống kê về sản lượng mía năm 2002, tiềm năng lý thuyết và khả thực về nguồn bã mía trong năm 2002 đã được tính toán.
Bảng 1.5: Tiềm năng nguồn bã mía theo vùng sinh thái
Vùng sinh thái Tiềm năng lý thuyết (triệu tấn) Hệ số khai thác (%) Tiềm năng khả thực (triệu tấn) Tổng toàn quốc 4,5 63 2,80 Vùng đồng bằng Sông Hồng 0,038 0 0,00
38
Vùng Đông Bắc 0,170 35 0,006
Vùng Tây Bắc 0,147 41 0,006
Vùng Bắc trung bộ 0,764 96 0,734
Vùng duyên hải nam Trung bộ 0,667 75 0,503
Vùng Tây nguyên 0,035 75 0,265
Vùng Đông nam bộ 0,761 78 0,594
Vùng đồng bằng sông Cửu
Long 1,555 77 0,95
Ghi chú:
- Tiềm năng bã mía được tính theo công thức: lượng bã = 30% x lượng mía cây
- Tiềm năng khả thực được xác định dựa vào khả năng thu gom và nhu cầu năng lượng tại chỗ
Nguồn: Viện Năng lượng