như: than đá, dầu, khí đốt…
Năng lượng xanh là loại năng lượng sạch làm giảm ô nhiễm về môi trường, giảm khí nhà kính. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ xác định năng lượng xanh là nguồn năng lượng được sản xuất từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, khí sinh học, sinh khối và các nguồn thủy điện nhỏ. [19, 20]
Năng lượng xanh giúp đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch và giảm nhẹ các loại khí nhà kính. [11]
1.2. Tiềm năng nguồn năng lƣợng xanh ở Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng khai thác các nguồn năng lượng xanh. Những nguồn năng lượng xanh có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được nhận diện đến nay gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng sóng, năng lượng thủy triều và năng lượng địa nhiệt. [9, 10, 11]
1.2.1. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam do đặc điểm địa hình, khí hậu khác nhau giữa 2 khu vực từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc và trở vào Nam. Mặt khác, cường độ bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam không cao và thay đổi thất thường nên tiềm năng ứng dụng năng lượng mặt trời do vậy ở từng vùng lãnh thổ rất khác nhau. [11]
Bảng 1.1 - Số liệu về bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Vùng Giờ nắng trong năm Bức xạ kcal /cm2/năm Khả năng ứng dụng Đông Bắc 1500-1700 100-125 Thấp Tây Bắc 1750-1900 125-150 Trung bình
28
Bắc Trung Bộ 1700-2000 140-160 Cao
Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ 2000-2600 150-175 Cao
Nam Bộ 2200-2500 130-150 Cao
Trung bình cả nước 1700-2500 100-175 Cao
Nguồn: Viện Năng lượng