Hiện trạng sử năng lượng sinh khố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 43)

- Phế thải gỗ và các loại sinh khối khác

1.3.4. Hiện trạng sử năng lượng sinh khố

Theo kết quả điều tra mới đây ở Việt Nam hiện nay có khoảng

75% dân số sống ở vùng nông thôn, vì vậy có một lượng lớn chất đốt thực vật như gỗ củi, phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, trấu, bã mía, vỏ, lá cây các loại, v.v..) được tiêu thụ ở khu vực này. Ước tính hiện nay có khoảng 80% người dân còn bị phụ thuộc vào năng lượng sinh khối để đáp ứng nhu cầu đun nấu.

44

Hơn nữa, sinh khối cũng là một nguồn năng lượng quan trọng đang được sử dụng trong một số ngành công nghiệp địa phương, nơi cung cấp một số lượng hàng hoá không nhỏ, không chỉ cho thị trường trong nước như các sản phẩm gạch, ngói, vôi, sành, sứ, chế biến lương thực - thực phẩm... mà còn là hàng hoá để xuất khẩu có giá trị kinh tế.

Sử dụng năng lượng sinh khối ở lĩnh vực hộ gia đình và trong các hộ kinh doanh du lịch: Các dạng năng lượng sử dụng cuối cùng bao gồm: nhiệt cho nấu ăn, nấu cám lợn và nhiệt cho nhu cầu sấy, sưởi và chế biến quy mô nhỏ, công nghệ chủ yếu sử dụng là bếp hóa khí dùng trấu. Theo số liệu điều tra, cập nhật có kết hợp với kết quả nghiên cứu từ các đề tài trước đây thì tổng tiêu thụ năng lượng sinh khối ở lĩnh vực này được tính toán 10,6 triệu TOE, chiếm 76% của tổng lượng tiêu thụ sinh khối cả nước. [9, 11, 12]

Sử dụng năng lượng sinh khối ở lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho phát triển du lịch. Các dạng năng lượng sử dụng cuối cùng là: chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ cho khách du lịch.

1.3.5. Hiện trạng sử dụng năng lượng thủy điện nhỏ

Thủy điện nhỏ được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất thì hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, qui mô từ 100 kW tới 30 MW với tổng công suất đặt trên 7.000 MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một ví dụ điển hình đó là thủy điện nhỏ tại Sa Pa đã tạo ra điện cho các khách sạn, nhà nghỉ sử dụng phục vụ trong lĩnh vực du lịch, khu du lịch Khoang Xanh có lắp máy phát điện sử dụng tuabin nước có công suất từ 2 kW đến 5 kW phục vụ cho sinh họat và kinh doanh tại các khu du lịch. [11, 22]

45

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế (dự kiến phải nhập than cho điện từ sau 2015) trong khi tiềm năng nguồn năng lượng xanh của Việt Nam rất lớn kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất và phát triển các dịch vụ phục vụ trong ngành du lịch là rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng xanh sẵn có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng cả điện và nhiệt là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1208 phê duyệt tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030 được xem là cơ sở pháp lý cho phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam. Kế hoạch và mục tiêu cho điện gió và sinh khối trong quyết định này đã nêu rõ: - Đến năm 2020, phát triển điện gió đạt 1.000 MW, sinh khối đạt 500 MW. - Đến năm 2030, phát triển và đưa vào sử dụng lượng công suất từ gió đạt 6.200 MW, sinh khối là 2.000 MW. [23]

Dưới đây là hình ảnh minh họa kế hoạch phát triển các dạng năng lượng xanh tại Việt nam giai đoạn 2011 - 2030 theo nguồn quy hoạch điện 7

Khí sinh học Mặt trời Địa nhiệt Chất thải rắn Nhiên liệu sinh học Sinh khối

46

Hình 1.1 Kế hoạch phát triển các dạng năng lượng xanh tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030

Nguồn: quy hoạch điện 7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 43)