Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong khu vực lưu trú tại khu du lịch Cát Bà (tham khảo phụ lục 1 và 4)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 55 - 62)

- Năng lượng gió (Windpower) cũng tính bằng đơn vị kW/h Chất

2.2.1. Hiện trạng và tiềm năng sử dụng năng lượng xanh trong khu vực lưu trú tại khu du lịch Cát Bà (tham khảo phụ lục 1 và 4)

vực lưu trú tại khu du lịch Cát Bà (tham khảo phụ lục 1 và 4)

Là một địa phương có điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước, ngành du lịch - khách sạn - nhà hàng tại Cát Bà luôn đóng góp nhiều nhất cho khu vực dịch vụ nói riêng và tổng sản phẩm huyện nói chung. Số khách du lịch tăng nhanh qua các năm, năm 2008 đạt hơn 500 nghìn lượt. Doanh thu du lịch từ hoạt động du lịch trung bình khoảng 45 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn huyện có 105 khách sạn, nhà nghỉ, với khoảng 2500 phòng trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 13 khách sạn 1 sao và nhiều khách sạn tư nhân nhỏ với công suất khoảng 15 đến 30 phòng.

Trong hoạt động dịch vụ tại các khách sạn, nhà nghỉ thì điện tiêu thụ tập trung chủ yếu vào nhu cầu là chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ, đun nấu, sấy sưởi, giặt là và tắm nước nóng. Vào giờ cao điểm là 6 - 8 giờ sáng và 18 - 20 giờ tối, nhu cầu tiêu thụ nước nóng tăng đột biến do khách về tắm sau khi tắm biển xong. Mặt khác, theo nhiều nguồn thông tin do chủ khách sạn Thắng Lợi, Hương Sen, Đức Tuấn cho biết: “khách nội địa thường họ chỉ tắm 1 ngày khoảng từ 1 đến 2 lần nhưng khách du lịch quốc tế họ phải tắm từ 3 cho đến 4 lần 1 ngày” nên nhiều lần gây quá tải lưới điện làm mất điện cả khu vực.

Thực tế về các hệ thống cung cấp năng lượng nhiệt đang áp dụng trong các khách sạn ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở Cát Bà nói riêng đa phần là chưa đạt hiệu quả về mặt tiêu thụ năng lượng. Đa số các khách sạn được xây dựng với phần cung cấp nhiệt rời rạc từng bộ phận và phần lớn sử dụng điện để đun nóng nước cung cấp cho từng phòng riêng biệt thông qua việc sử

56

dụng hệ thống bình nóng lạnh. Phần nhu cầu nhiệt để xông hơi, massage, giặt là… v.v có thể sử dụng điện hoặc từ một lò hơi riêng biệt.

Thị trấn Cát Bà với đặc tính là một khu du lịch nên có nhu cầu tiêu thụ điện khá cao phục vụ cho các nhà hàng khách sạn và các dịch vụ khác. Dân số của thị trấn là 10.571 người, chia thành 9 khu dân cư. Tuy nhiên, do địa hình biển đảo nên việc phát triển hệ thống cấp điện của huyện gặp nhiều khó khăn và chậm hơn rất nhiều so với các huyện đồng bằng khác của thành phố. Trên địa bàn huyện có 11/12 xã và thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống mạng lưới cấp điện ở huyện hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp và quá tải. Tỷ lệ tổn thất điện hiện còn khá cao lên đến 18,05% trong 6 tháng đầu năm 2009. Nhu cầu sử dụng điện của Cát Bà tăng đột biến vào mùa du lịch do khí hậu nóng bức và lượng khách tăng cao.

Với tình hình trên, việc tìm ra định hướng cho việc giảm thiểu điện năng tiêu thụ trong các hoạt động của đảo sẽ đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển ổn định của đảo. Điện năng cũng là dạng năng lượng cao cấp mà để sản xuất ra điện năng thì cần sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp là than, dầu, khí với hiệu suất sản xuất 25 - 30% ở Việt Nam. Bởi vậy, việc sử dụng trực tiếp nhiên liệu sơ cấp cho việc cung cấp nước nóng sẽ góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính CO2 ra môi trường do hoạt động sản xuất điện sinh ra.

Qua khảo sát tại khu du lịch Cát Bà Hải Phòng cho thấy người dân nơi đây rất quan tâm đến năng lượng xanh, họ ý thức được rằng nếu khu du lịch phát triển bền vững thì không những cuộc sống của họ sẽ được cải thiện mà cuộc sống của thế hệ sau của họ cũng được đảm bảo.

Phần lớn người dân cũng như các hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cho rằng việc sử dụng điện và nước trong vấn đề tiêu thụ là rất lớn, mất rất nhiều chi phí. Ví dụ, tại khách sạn Hương Sen với số lượng phòng là 40

57

phòng, tiền điện mỗi tháng là trên 50 triệu, khách sạn Thắng Lợi, số lượng phòng là 16 phòng, tiền điện mỗi tháng là trên 18 triệu, khách sạn Đức Tuấn, số lượng phòng là 14 phòng, tiền điện mỗi tháng là trên 18 triệu, 5 triệu tiền nước, khách sạn, nhà hàng Ngọc Hoa, số lượng phòng là 16 phòng, tiền điện mỗi tháng là trên 15 triệu, tiền nước là 3 triệu, khách sạn Phú Gia, số lượng phòng là 10 phòng, tiền điện mỗi tháng là trên 12 triệu, nước dùng là 12 triệu…

Trên đây là những nhà hàng, khách sạn không sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng thay thế. Chủ các khách sạn nhà hàng này đã đưa ra các lý do như: trước đây họ cũng đã sử dụng năng lượng xanh, năng lượng mặt trời nhưng không hiệu quả, hay họ muốn dùng nhưng chi phí lắp đặt rất tốn kém, hoặc là như chủ khách sạn Phú Gia: Bà Phạm Thị Quý cho rằng: Khách sạn của bà cũng rất muốn sử dụng năng lượng xanh nhưng nếu sử dụng thì phải mất một khoản tiền rất lớn để sửa chữa đường ống, đường dây điện trong nhà vì trước đây khi xây dựng, khách sạn Phú Gia chưa biết đến nguồn năng lượng xanh. Tuy nhiên khách sạn này trước đây đã xây dựng lò hơi để sử dụng nhưng do quy mô khách sạn xây dựng không hợp lý nên lò hơi đã bị bỏ không sử dụng nữa.

Tuy nhiên cũng có khá nhiều khách sạn, nhà hàng với số lượng phòng khá lớn đã sử dụng năng lượng xanh như:

Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Biển Đông có giấy phép xây dựng khách sạn 9 tầng, hiện nay đã xây 3 tầng, có 5 phòng nghỉ. Đầu năm 2010 có dự kiến xây luôn 6 tầng, thời gian xây 1 năm và đảm bảo kế hoạch 100%. Số phòng tối đa là 30 do anh Đoàn Văn Thái làm giám đốc. Anh Thái cho biết mỗi tháng vào mùa hè với 100% công suất sử dụng vào mùa hè công ty anh đã chi khoảng 15 đến 16 triệu tiền điện còn vào các mùa khác với 20% đến 30% công suất, công ty anh chi khoảng 8 triệu tiền điện. Ngoài phục vụ lưu

58

trú, khách sạn còn có nhà hàng hoạt động rất tốt. Nhận thức về năng lượng xanh nên khách sạn đã sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng, sấy, sưởi. Sau thời gian sử dụng dàn nước nóng năng lượng mặt trời, sử dụng không gian tự nhiên để phơi quần áo và lấy ánh sáng tự nhiên cho việc chiếu sáng thì anh Thái cho biết chi phí tiền điện của khách sạn Biển Đông đã giảm được 4 triệu đồng thậm chí có tháng đã giảm được hơn 6 triệu đồng tiền điện. Chi phí điện của khách sạn Biển Đông hiện nay vào mùa cao điểm chỉ khoảng từ 9 triệu đến 12 triệu còn các mùa khác chi phí điện rơi vào khoảng 4 triệu một tháng.

Khách sạn Viễn Đông có 25 phòng do anh Trần Ngôn Triệu làm giám đốc. Anh Triệu cho biết với 100% công suất sử dụng vào mùa hè, công ty anh đã chi khoảng 22 triệu tiền điện còn vào các mùa khác với 20% đến 30% công suất, công ty anh chi khoảng 11 triệu tiền điện. Khách sạn Viễn Đông chủ yếu là dùng là chiếu sáng, điều hòa và bình nóng lạnh nên đã sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng, sử dụng bóng đèn compact để chiếu sáng nhằm mục đích tiết kiệm điện cho chính khách sạn Viễn Đông, cho nhà nước và góp phần bảo vệ môi trường. Qua việc sử dụng năng lượng xanh, anh Trần Ngôn Triệu cho biết khách sạn của anh mỗi tháng đã tiết kiệm được 4 triệu thậm chí có tháng đã tiết kiệm được khoảng 6 triệu đồng tiền điện, chi phí điện mỗi tháng vào khoảng 18 triệu.

Khách sạn An Trang có 18 điều hòa, 18 bình nóng lạnh, ngoài ra còn có một số thiết bị sử dụng điện khác như: Bóng đèn ở khu vực lễ tân, bình đun nước, điều hòa, tủ lạnh…. Tại khách sạn có mái bằng, sân phơi… Trong quá trình sử dụng điện khách sạn có sử dụng ổn áp và máy phát, cho nên khách sạn không chỉ sử dụng điện mà còn sử dụng cả xăng và dầu để chạy máy phát. Nhận thức được năng lượng xanh là loại năng lượng sử dụng tiết kiệm, tránh ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí nên khách sạn An Trang đã sử dụng

59

dàn nước nóng năng lượng mặt trời, bóng đèn Compact, không gian tự nhiên làm sân phơi, sử dụng thang máy, tủ lạnh và điều hòa có biến tần nhằm mục đích tiết kiệm điện. Chủ khách sạn An Trang, anh Nguyễn Văn Thùy cho biết trước đây khi chưa sử dụng năng lượng xanh thì chi phí điện mỗi tháng của khách sạn An Trang vào khoảng 18 triệu đến 20 triệu vào mùa cao điểm còn các mùa khác thì chi phí điện là 5 triệu. Khi khách sạn An Trang sử dụng năng lượng xanh thì chi phí của khách sạn đã giảm từ 3 triệu đến 5 triệu đồng mỗi tháng và hiện nay chi phí điện mỗi tháng của khác sạn An Trang chỉ rơi vào khảng từ 15 triệu đến 16 triệu đồng vào mùa cao điểm còn các mùa khác chỉ khoảng từ 2 triệu đến 4 triệu đồng và còn rất nhiều khách sạn khác đã sử dụng năng lượng xanh và đã tiết kiệm được chi phí điện cho chính khách sạn, cho nhà nước và góp phần bảo vệ môi trường.

0 5 10 15 20 25 Tr iệ u V N đồ ng Khách sạn Biển Đông Khách sạn Viễn Đông Khách sạn An Trang

Tiền điện của một số hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú khu du lịch Cát Bà

Trước khi sử dụng năng lượng xanh

Sau khi sử dụng năng lượng xanh

Nhận thức được việc sử dụng năng lượng như vậy sẽ rất tốn gây ảnh hưởng đến nguồn năng lượng không thể tái tạo được và phần nào đã gây nên ô nhiễm môi trường khách sạn đã sử dụng năng lượng mặt trời trong việc đun nước nóng, sấy quần áo của du khách…Tiểu biểu chủ khách sạn Hải Long,

60

ông Phạm Văn Thiết cho biết: “Hiện tại khách sạn đã xây dựng hệ thống lò hơi đun bằng củi để đun nước nóng cho khách, để sử dụng các dịch vụ giặt là, sấy, đun nấu, xông hơi và mát xa. Ông nói rằng sử dụng lò hơi đun bằng củi rất tiết kiệm bởi vì củi rất rẻ. Bên cạnh đó ông còn cho lắp đặt các bình đun nước nóng lắp ở các phòng từ tầng 3 trở lên và sử dụng khoang giặt riêng sử dụng năng lượng mặt trời. Ông cũng đã cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải đặt ngầm để xử lý nước thải trước khi xả vào hồ xử lý nước thải của huyện.

Qua thực tế, người dân địa phương cũng như các hộ kinh doanh du lịch tại khu du lịch Cát Bà rất quan tâm đến năng lượng xanh và ý thức được việc sử dụng năng lượng xanh nhằm mục đích tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên với người dân, họ cho rằng nếu sử dụng năng lượng xanh thì chi phí rất tốn kém.

Những năm gần đây, tại Cát Bà có rất nhiều chương trình, hội thảo cũng đã được tổ chức nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong khối khách sạn, nhà hàng tìm hiểu và ứng dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng và nước, hướng tới đáp ứng nhu cầu khách du lịch bằng những sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, đồng thời giảm thiểu được chi phí không cần thiết. Hội thảo “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và nước dành cho khách sạn tàu du lịch nhà hàng” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Tổng cục Du lịch và Dự án MEET-BIS tổ chức vào tháng 11/2011 đã đưa ra nhiều giải pháp xanh, hiện đại, tiết kiệm năng lượng như: dùng pin mặt trời, tối ưu hóa sử dụng năng lượng bằng hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời... Việc sử dụng nguồn năng lượng có chất lượng cao hay còn gọi là điện năng chuyển đổi thành nguồn năng lượng có chất lượng thấp hay còn gọi là nhiệt năng cung cấp một cách phân tán cho nhu cầu sử dụng nhiệt trong các

61

toà nhà khách sạn là không hiệu quả do điện năng được sản xuất ra tại nhà máy điện ở Việt Nam nhìn chung chỉ có hiệu suất dưới 40% và còn cả tổn thất trên đường dây dẫn.

Mặc dù giải pháp sử dụng hệ thống làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời đã được áp dụng ở một số khách sạn, nhưng tỷ lệ cung cấp năng lượng của nó còn nhỏ. Việc kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời với các dạng năng lượng khác để cung cấp nước nóng theo nhu cầu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi vẫn còn chưa được thực hiện tốt và vẫn còn sử dụng điện năng.

Bên cạnh những điểm chưa hiệu quả của hệ thống cấp nhiệt bằng bình nóng lạnh kể trên, việc sử dụng các bình nước nóng cục bộ cho từng phòng khách sạn còn dẫn đến việc bảo trì, bảo dưỡng phức tạp và tốn nhiều chi phí với việc phải sục rửa nhiều bình trong một lần.

Bên cạnh các khách sạn nhà hàng, việc sử dụng điện trong các hộ gia đình góp phần đáng kể trong việc sử dụng điện của huyện. Nhu cầu sử dụng điện lớn nhất cũng là cho thiết bị đun nước nóng và điều hoà nhiệt độ. Cùng với tình hình chung của cả nước, cùng với tăng trưởng kinh tế, nhu cầu năng lượng tăng nhanh, đặc biệt trong vài năm gần đây, nhu cầu điện trong khu vực gia dụng đã tăng liên tục với tỉ lệ trung bình trên 15%/năm. Trong đó sử dụng bình đun nước nóng bằng điện là một trong những nguyên nhân quan trọng. Ước tính hiện nay, có khoảng 2 triệu thiết bị đun nước nóng bằng điện với công suất trung bình 2.5 kW/thiết bị đang được lắp đặt và sử dụng tại các hộ gia đình Việt Nam. Khoảng 60% các hộ gia đình có lắp đặt thiết bị đun nước nóng và điều hoà nhiệt độ.

Khu lưu trú này sử dụng rất nhiều nước nóng và điện. Vì vậy có thể ứng dụng năng lượng xanh trong việc chiếu sáng và sử dụng nước nóng và các công nghệ năng lượng xanh sử dụng cho nơi đông người.

62

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh nhằm phát triển bền vững khu du lịch Cát Bà Luận văn ThS. Du lịch (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)