Phát huy vai trò của người bào chữa, tổ chức luật sư trong bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên bị áp dụng các biện pháp

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 82 - 83)

bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Theo Luật TTHS, các cơ quan THTT có nghĩa vụ yêu cầu luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong một số giai đoạn tố tụng. Nghĩa là khi người chưa thành niên bị khởi tố hình sự thì dù bị can hoặc gia đình không mời luật sư hoặc người bào chữa khác, thì cơ quan THTT cũng phải yêu cầu đoàn luật sư cử luật sư bào chữa cho bị can. Nếu không yêu cầu, sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi người bào chữa ngoài việc am hiểu pháp luật một cách chặt chẽ còn phải có một kiến thức về tâm lý, kiến thức xã hội và kinh nghiệm sống nữa.

Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư sẽ được tham dự vào các buổi lấy lời khai của người chưa thành niên bị tạm giữ (hay tại ngoại), tham dự vào hoạt động hỏi bị can, đối chất giữa các bị can, lấy lời khai củ người làm chứng, người bị hại, thực nghiệm điều tra, trao đổi đề xuất với cơ quan THTT. Khi tham gia vào các hoạt động trên, luật sư, người bào chữa không những sẽ tìm ra những chứng cứ có lợi cho người chưa thành niên phạm tội, mà còn theo dõi, kiểm tra các hành vi, hoạt động của các cơ quan THTT. Nếu phát hiện thấy có sự vi phạm pháp luật, luật sư, người bào chữa sẽ có những yêu cầu, kiến nghị, đề xuất kịp thời để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, hạn chế oan sai ngay từ đầu. Lời bào chữa của luật sư là hết sức quan trọng, bới đó chính là sự đánh giá đối với hành vi mà bị cáo gây ra, đồng thời cũng thể hiện quan điểm của Luật sư

trong việc đề nghị xử lý, giải quyết vụ án.

Trong những năm qua, đã có rất nhiều luật sư, người bào chữa đã làm tốt vai trò của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng còn nhiều luật sư, người bào chữa chưa có đủ lập luận, luận cứ bào chữa chưa thuyết phục, chưa đưa ra được những căn cứ để bác bỏ quan điểm của những người THTT. Hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất, do trình độ của luật sư, người bào chữa còn nhiều hạn chế, nhiều luật sư chỉ có kinh nghiệm thực tiễn mà chưa có trình độ chuyên môn nghề nghiệp; thứ hai, do quy định của pháp luật vẫn chưa thực sự chặt chẽ, như việc quy định cho người bào chữa có thể tham gia tố tụng ngay từ khi có người bị tạm giữ, khi lấy lời khai của bị can là người chưa thành niên phạm tội phải có đại diện hợp pháp của họ tham dự; thủ tục để người bào chữa có thể tham gia còn gặp rất nhiều trở ngại do phía Cơ quan điều tra gây ra…; thứ ba, do nhận thức pháp luật của một số người THTT về mở rộng tranh tụng là không đầy đủ. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tham gia tranh tụng của luật sư, có thể thấy rằng một số quy định của pháp luật khi vận dụng vào thực tiễn còn có sự bất cập, chưa phù hợp hoặc khó thực hiện trên thực tế.

Muốn phát huy vai trò của luật sư, người bào chữa trong việc thực thi các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội thì đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời một số quy định trong BLTTHS hiện hành. Bên cạnh đó, tăng cường đội ngũ luật sư cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi cập nhật kiến thức pháp luật thường xuyên. Ngoài ra, các cơ quan THTT cũng tạo điều kiện để luật sư, người bào chữa có thể tiếp cận vụ án ngay từ đầu, góp phần bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi củ người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w