Hoàn thiện pháp luật quy định biện pháp ngăn chặn liên quan đến người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 72 - 80)

quan đến người chưa thành niên phạm tội

Để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong nhận thức và thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành phạm tội, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong TTHS và đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, chúng tôi xin đề xuất một số phương hướng sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện một số quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLTTHS như sau:

* Đối với biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội

Điều 303 BLTTHS 2003 quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường

hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện của họ biết ngay sau khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam.

Vì vậy, trên cơ sở chỉ được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội các biện pháp ngăn chặn này dựa vào độ tuổi và tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, BLTTHS 2003 đã quy định rõ hai trường hợp áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam như sau:

- Trường hợp thứ nhất, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, điều này có nghĩa ngoài độ tuổi (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) thì nếu tội phạm không thuộc những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì các cơ quạn và người THTT không được áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với họ.

- Trường hợp thứ hai, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ các căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tương tự, điều này có nghĩa ngoài độ tuổi (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) thì nếu tội phạm không thuộc những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hay phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì các cơ quan và người THTT không thể áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam.

Mặc dù vậy, qua nghiên cứu việc bắt người chưa thành niên trong trường hợp khẩn cấp thì cũng có vấn đề đặt ra. Cụ thể, BLTTHS năm 2003 quy định “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt… nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều… 81… của Bộ luật này, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” (khoản 2 Điều 303). Trong khi đó điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS 2003 lại quy định một người có thể bị bắt khẩn cấp “Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, theo quy định của BLHS năm 1999 thì “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” (Điều 17) và “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” (Điều 12). Do đó, từ những quy định trên cho thấy:

- Nếu căn cứ vào khoản 2 Điều 303 BLTTHS 2003 thì người chưa thành niên (ở trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) nếu có hành vi chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì đều có thể bị bắt khẩn cấp rồi.

- Còn nếu căn cứ vào Điều 12, Điều 17 BLHS năm 1999 và điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS 2003 thì người chưa thành niên (cũng ở trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) nếu có hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mới có thể bị bắt khẩn cấp. Tóm lại, từ sự phân tích trên cho thấy rõ ràng ở đây vẫn chưa có sự thống nhất giữa các quy định trong BLTTHS và BLHS. Bởi lẽ, nếu chúng ta áp dụng những quy định tại khoản 2 Điều 303 BLTTHS 2003 để áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp đối với người chưa thành niên (ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) là chưa bảo đảm được quyền lợi của người chưa thành niên và chính sách nhân đạo của Nhà nước.

phạm mà người chưa thành niên thực hiện thì bị người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm trông thấy là ít nghiêm trọng, nghiêm rộng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Và tại điểm c khoản 1 Điều 81 BLTTHS cũng không quy định dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng cho thấy, không thể xác định được ngay các tội phạm đó là tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, nếu căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 303 BLTTHS thì không thể bắt khẩn cấp người chưa thành niên phạm tội khi có các căn cứ quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 81 BLTTHS; nếu như thế, thì sẽ rất khó khăn cho việc điều tra vụ án. Đây cũng chính là một lý do cần thiết phải sửa đổi quy định tại Điều 303 BLTTHS.

Trong những năm qua, việc áp dụng biện pháp tạm giam có một vấn đề được đặt ra trong thực tiễn cần nghiên cứu là có áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội không bị tạm giam, bỏ trốn hoặc không có lai lịch rõ ràng hay không? Theo chúng tôi, thì hành vi bỏ trốn của người chưa thành niên phạm tội không bị tạm giam là hành vi trốn tránh, gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử. Nhân thân người chưa thành niên phạm tội (không có lai lịch rõ ràng) đã chứa đựng những yếu tố gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố và xét xử. Nếu không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, thì trong một số trường hợp không thể giải quyết được vụ án. Mặt khác, đối với người bị bắt theo quyết định truy nã mà lại thả để họ lại trốn và lại truy nã thì là một vòng luẩn quẩn, tốn công, tốn của. Nhưng để có căn cứ tạm giam người chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp này, thì cần nghiên cứu sửa đổi quy định của BLTTHS.

Từ những sự phân tích như trên, theo chúng tôi có thể sửa đổi, bổ sung Điều 303 quy định về việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa

thành niên như sau:

Điều 303: Bắt, tạm giữ, tạm giam

1. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên khi việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác không có hiệu quả.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và thuộc một trong các trường hợp sau:

a/ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được chính xác nhân thân của bị can;

b/ Có thể bỏ trốn;

c/ Có thể tiếp tục phạm tội hoặc đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng bỏ trốn;

d/ Có thể mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu vụ án hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.

3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng do cố ý và thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 303 Bộ luật này.

4. Trong thời hạn 24 giờ, cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của họ biết, kể từ khi bắt, tạm giữ, tạm giam.

* Đối với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú

Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện nhiều đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng, đơn giản, chứng cứ xác định hành vi phạm tội đã đầy đủ. Sau khi khởi tố bị can, trên cơ sở giấy cam đoan

của bị can, Cơ quan điều tra ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và tống đạt cho bị can, đồng thời gửi lệnh này đến Công an phường, xã, thị trấn nơi bị can cư trú. Sau khi có kết luận điều tra vụ án, hồ sơ được chuyển đến Viện kiểm sát để có cáo trạng truy tố. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát không ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Khi hồ sơ được chuyển tới Tòa án thì Tòa lại tiếp tục ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng không yêu cầu bị can viết giấy cam đoan. Lệnh này được tống đạt đến cho bị can đồng thời được gửi tới Công an xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú. Như vậy, trong cùng một vụ án đã có hai lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của hai cơ quan trong hai giai đoạn khác nhau là điều tra và xét xử.

Vì vậy, chúng tôi đồng ý với quan điểm cần sửa đổi Điều 91 BLTTHS 2003 về cấm đi khỏi nơi cứ trú theo hướng:

- Quy định cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn thay cho việc áp dụng biện pháp tạm giam, do vậy đối tượng áp dụng biện pháp này là với bị can, bị cáo bị can, bị cáo có nơi cư trú, căn cước lai lịch rõ ràng và trong trường hợp xét thấy có thể không cần áp dụng biện pháp tạm giam nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

- Quy định rõ thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn điều tra, quyết định việc truy tố hoặc chuẩn bị xét xử quy định tại Bộ luật này. Trường hợp bị cáo không bị bắt tạm giam sau khi tuyên án và bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì thời hạn áp dụng biện pháp này cho đến khi người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.

- Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả

mạo chứng cứ, tài liệu vụ án hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử. Nếu vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

* Đối với biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh

Bên cạnh các biện pháp cưỡng chế trong TTHS và các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp bảo lĩnh cũng có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này cho thấy việc phối hợp giữa cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp ngăn chặn với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ. Vì pháp luật mới chỉ dừng ở quy định về trách nhiệm, chưa có chế tài xử lý khi người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bỏ trốn. Những bất cập này gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 92 BLTTHS 2003 theo hướng như sau:

- Quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay cho việc áp dụng biện pháp tạm giam, do vậy đối tượng áp dụng biện pháp này là bị can đang bị tạm giữ, tạm giam, bị cáo đang bị tạm giam hoặc bị can, bị cáo xét thấy không cần thiết phải tạm giam.

- Quy định rõ những đối tượng không được bảo lĩnh: bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; bị can phạm tội nghiêm trọng nhưng đã có tiền án hoặc phạm tội có tính chất côn đồ hung hãn, sử dụng bạo lực, hung khí để phạm tội.

- Quy định điều kiện đối với người nhận bảo lĩnh: cá nhân nhận bảo lĩnh là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có tư cách, phẩm chất tốt, không liên quan đến vụ án, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có thu nhập ổn định và nơi cứ trú cùng địa phương với bị can, bị cáo được bảo lĩnh để giám sát.

- Quy định trách nhiệm của người được bảo lĩnh: bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan, có mặt đúng thời gian, địa điểm triệu tập; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào với nhân chứng khi họ khai báo; không được tiêu hủy hoặc làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung hoặc thực hiện các hành vi khác gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

- Thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, quyết định việc truy tố hoặc chuẩn bị xét xử quy định tại Bộ luật này. Trường hợp bị cáo không bị bắt tạm giam sau khi tuyên án và bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh cho đến khi người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật.

* Đối với biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm

Đối với biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, mặc dù đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn trước đây và đã có văn bản hướng dẫn thực hiện (Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC) nhưng trên thực tế vẫn còn khó khăn, vướng mắc.

Để khắc phục những vướng mắc của luật hiện hành, bảo đảm thực tiễn áp dụng được thuận lợi, phát huy hiệu lực, hiệu quả biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, đề nghị cần sửa đổi Điều 93 theo hướng:

- Cần quy định các trường hợp không được áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm gồm: các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; bị

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w