CƠ SỞ CỦA CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘ

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 69)

PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1. CƠ SỞ CỦA CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯATHÀNH NIÊN PHẠM TỘI THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Nhà nước ta thừa nhận người chưa thành niên (trong đó bao gồm cả người chưa thành niên phạm tội) là một nhóm nhân khẩu- xã hội đặc thù, cần phải được sự bảo trợ của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, Sự bảo trợ đặc biệt này không chỉ khi người chưa thành niên là đối tượng của sự xâm hại mà ngay cả khi họ là chủ thể của hành vi phạm tội.

Trong những năm gần đây, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng về loại tội, tính chất và mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Đặc biệt độ tuổi người chưa thành niên phạm tội ngày càng thấp. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên là một trong những vấn đề phức tạp của TTHS.

BLTTHS 2003 quy định hẳn một chương XXXII Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Trong đó các biện pháp ngăn chặn dành cho người chưa thành niên được quy định tại Điều 303 bao gồm các biện pháp ngăn chặn tước tự do như: bắt, tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó, theo quy định của BLTTHS, người chưa thành niên còn bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn không tước tự do khác: cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91), bảo lĩnh (Điều 92), đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo (Điều 93). Những biện pháp này đang góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng. Việc quy định các biện pháp này áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội là dựa trên những cơ sở như sau:

người chưa thành niên phạm tội phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại.

Nền văn minh nhân loại, tư tưởng tiến bộ ấy được đúc kết trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và chính sách về người chưa thành niên của từng quốc gia. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nếu trên, hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Việc đảm bảo quyền của người chưa thành niên phạm tội phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phương diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.

Hiện nay, trong LHS, TTHS, hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội, trong đó có quy định các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội. Những quy định đó thể hiện những tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước ta mang tính nhân đạo và hướng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của người chưa thành niên không bị tước bỏ một cách trái pháp luật. Các quy định này không chỉ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, quan trọng cho các cơ quan, người THTT tránh được sự lạm dụng, vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về sự nghiêm minh của pháp luật, giúp cho người chưa thành niên tự chấn chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp.

Thứ hai, việc quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải dựa trên tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”

Ngày 02-06-2005, Bộ chính trị đã ban hành NQ 49/NQ-TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ

chính trị là sự kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới NQ 08/NQ-TW, rút ra những bài học kinh nghiệm, trao đổi, góp ý kiến về những công việc cụ thể và những công việc chính trong năm năm tiếp theo. Nghị quyết 49/NQ-TW đã đề cập cải cách toàn diện nền tư pháp nước nhà và khẳng định mục tiêu cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN, trong sạch, vững mạnh, công lý, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; trong đó hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết 49/NQ-TW xác định tám nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó, có các nhiệm vụ sau liên quan đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các biện pháp ngăn chặn. Theo đó, định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các biện pháp ngăn chặn, như sau: a) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế áp dụng các biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội; b) thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam; xác định rõ ràng căn cứ tạm giam; c) tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; d) những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam, thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; e) phát hiện kịp thời các trường hợp oan trong bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình [20, tr.3].

Thứ ba, việc quy định các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phải dựa trên những luận chứng khoa học thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa khoa học pháp lý với các ngành khoa học khác. Để đảm bảo quyền lợi của người chưa thành niên thì việc quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên phải ứng dụng các thành tựu khoa học khác như khoa học về tâm lý, sinh lý về người chưa thành niên, xã hội học về người chưa thành niên.

Qua nghiên cứu về khoa học tâm lý người chưa thành niên, chúng ta nhận thấy ở độ tuổi này các em thường nghịch ngợm, hiếu thắng, muốn tỏ

lòng dũng cảm, không muốn thua kém người khác, đánh giá sai tình huống và các giá trị chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội, dễ dàng chịu sự ảnh hưởng của người khác, qua đó chúng ta nhận thấy động cơ của phần đông người chưa thành niên phạm tội thường mang tính đặc thù của tuổi trẻ nên khả năng phục thiện của các em nhanh hơn. Bên cạnh đó, đối với người chưa thành niên, khi tâm lý cá nhân đang hình thành, thì những thiếu sót của việc giáo dục trong nhà trường, nơi sản xuất, nơi cư trú trong nhiều trường hợp lại là nguyên nhân trực tiếp đẩy họ vào con đường phạm tội. Chính những điều này là luận chứng khoa học, giao người chưa thành niên phạm tội cho gia đình, xã hội giáo dục.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w