Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 41)

tạm giam người chưa thành niên phạm tội

Tạm giam đối với người chưa thành niên là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm mà BLHS hiện hành quy định hình phạt trên 2 năm tù và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Theo quy định của BLTTHS, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội phải kết hợp các điều 80, Điều 88 với Điều 303, theo đó người chưa thành niên phạm tội chỉ bị tạm giam theo loại tội tương ứng với độ tuổi. Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, mặc dù Điều 303 đã có quy định dẫn chiếu đến Điều 88

và các điều luật khác nhưng do dẫn chiếu nhiều điều luật, nhiều căn cứ đã dẫn đến việc coi nhẹ căn cứ tạm giam được quy định tại Điều 88 và Điều 79, người THTT chỉ xem xét điều kiện về độ tuổi và tội phạm đã thực hiện để áp dụng biện pháp tạm giam. Theo quy định của BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, có thể hiểu, tất cả người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội loại này đều có thể tạm giam mà không cần căn cứ nào. Điều này dẫn đến hệ lụy xã hội là rất nhiều trường hợp, bị can, bị cáo đang là học sinh, sinh viên, không có biểu hiện trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam, không được thực hiện quyền học tập, nghiên cứu mà họ đáng ra chưa bị tước bỏ.

Thẩm quyền ra lệnh tạm giam: những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam được quy định tại Điều 80 BLTTHS. Lệnh tạm giam của người này được quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

Thủ tục tạm giam: Việc tạm giam phải có lệnh viết của người có thẩm quyền, lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị tạm giam, lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam một bản. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải báo ngay cho gia đình người bị tạm giam biết.

Thời hạn tạm giam: Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội được quy định tại các điều 120, 166, 177, 228, 243, 250 và Điều 287 BLTTHS. Tại các điều 120, 166, 177 BLTTHS quy định thời hạn

tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội phụ thuộc vào tội phạm mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên bị khởi tố, truy tố, bị đưa ra xét xử. Cụ thể như sau:

- Theo quy định tại Điều 120 BLTTHS thì thời hạn tạm giam để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Thời hạn tạm giam để truy tố là hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra (khoản 1 Điều 166 BLTTHS).

- Thời hạn tạm giam bị can, bị cáo để chuẩn bị xét xử là ba mươi ngày, đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w