Nâng cao chất lượng và kỹ năng áp dụng thực tiễn của đội ngũ cán bộ có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối vớ

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 80)

ngũ cán bộ có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội

Hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn là kết quả của việc kết hợp một hệ thống pháp luật hoàn thiện với việc vận dụng các quy phạm này trong thực tiễn áp dụng. Đây là hai mặt của một vấn đề, sự chưa hoàn chỉnh của pháp luật hay sự phân công, bố trí cán bộ không hợp lý của các cơ quan THTT chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy, song song với việc hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật cũng cần phải giải quyết tốt vấn đề nâng cao trình độ, kỹ năng đội ngũ cán bộ có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên.

Phấn đấu cán bộ có chức danh tư pháp đều phải có trình độ đại học luật và phải qua đào tạo về nghề nghiệp. Phải thi sát hạch trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm có thời hạn cán bộ có chức danh tư pháp. Không ngừng nâng cao trình độ pháp luật của đội ngũ này thông qua các hình thức đào tạo như bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn… với những nội dung thiết thực, bổ ích gắn với

yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt là chú ý đến việc bồi dưỡng tri thức pháp luật có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong TTHS nhằm hạn chế đến mức thấp nhất và tiến tới loại bỏ tình trạng vi phạm quy định của pháp luật. Trong phạm vi toàn quốc, cần thiết phải có sự phối hợp giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có kế hoạch bồi dưỡng cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán về kiến thức, kỹ năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên.

Cơ quan điều tra là cơ quan trực tiếp áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội. Vì vậy, phải tăng cường số lượng điều tra viên, nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ điều tra viên trong các cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh và cấp huyện. Bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều tra, chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ có trình độ đại học trong đội ngũ điều tra viên. Tăng cường công tác kiểm tra đối với đội ngũ điều tra viên, kiên quyết xử lý hoặc thanh lọc những người có sai phạm thoái hóa biến chất.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân, để nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội, cần lựa chọn các kiểm sát viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác, nghiệp vụ chắc chắn và hiểu biết tâm lý học và khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên để giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội.

Đối với Tòa án, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần được đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao năng lực của Thẩm phán và Hội thẩm một cách chuyên nghiệp về nghiệp vụ xét xử và có kiến thức về tâm lý học và khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên trong hoạt động xét xử.

Các cơ quan THTT cần đầu tư thời gian, kinh phí cho hoạt động tổng kết thực tiễn nhằm hướng tới việc bảo đảm pháp chế trong hoạt động tố tụng

nói chung cũng như trong hoạt động tố tụng các vụ án người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Thường xuyên báo cáo, tổng kết thực tiễn các hoạt động bắt, tạm giam, tạm giữ đối với người chưa thành niên vì đây là hoạt động tố tụng có ảnh hưởng tới quyền của trẻ em, của người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w