Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 31 - 33)

ban hành bộ luật tố tụng hình sự 1988

Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến trước khi ban hành BLTTHS 1988 là thời kỳ Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa mà sau này là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, vừa phải tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong tình hình ấy, công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng vẫn được chú trọng.

Cho đến trước khi BLTTHS 1988 được ban hành thì chế định các biện pháp ngăn chặn chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự, tuy nhiên thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự và một số văn bản pháp lý đã được thừa nhận và áp dụng đã đề cập đến các biện pháp ngăn chặn được áp dụng cho cả người chưa thành niên phạm tội. Chúng ta có thể kể đến một số văn bản được ban hành trước khi có BLTTHS 1988 có đề cập đến vấn đề các biện pháp ngăn chặn:

- Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946 về cách tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán;

- Sắc lệnh 131/SL ngày 20/7/1946 về việc khám xét nhà tư nhân;

Trong hai văn bản pháp luật này có một số nội dung liên quan đến các biện pháp ngăn chặn như:

có quyền bắt bớ, giam giữ trừ khi có trát nã của Thẩm phán hay khi thấy một người phạm tội quả tang” và “để đảm bảo quyền tự do thân thể của công dân, nghiêm cấm việc bắt giam trái pháp luật, trừ những trường hợp phạm pháp quả tang phải đưa ngay người bị bắt lên huyện, không được giữ ở xã quá 24 tiếng đồng hồ”[12, tr.479]

+ Trong trại tạm giam nên giam riêng biệt đối tượng đang bị giam cứu để điều tra với các đối tượng bị kết án như: những người bị giam cứu; chính trị phạm; những người bị an trí; những phạm nhân nguy hiểm hoặc hung dữ không chịu hối cải (có thể giam vào biệt lao); những phạm nhân là đàn bà [51, tr.46].

- Luật 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 về đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân.

Luật đã đề cập đến nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân, thủ tục, thẩm quyền ra lệnh bắt người như:

+ “Quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm”. [37, tr.110]

+ Bắt người phạm đến luật phải có lệnh của cơ quan tư pháp cấp tỉnh hoặc cấp thành phố trở lên nếu là thường dân hoặc Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự nếu là quân nhân phạm tội; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trở lên. Riêng đối với các tỉnh phía Nam, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trở lên có quyền ra lệnh bắt giam người phạm tội trong những vụ án hình sự đang thụ lý; Trưởng và Phó cơ quan Công an nhân dân từ cấp tỉnh trở lên có quyền ra lệnh bắt giam người, lệnh phải được phê chuẩn chính xác của Viện kiểm sát [37, tr.111].

+ “Đối với người phạm pháp quả tang, bất cứ người nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Uỷ ban hành chính, Tòa án nhân dân hoặc đồn Công an nơi gần nhất” [37, tr.111].

- Sắc lệnh 002/SL-T ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp và những trường hợp khám người phạm pháp quả tang.

+ Các trường hợp bắt quả tang gồm: đang làm việc phạm pháp hoặc ngay sau khi phạm pháp, thì bị phát giác ngay; đang bị đuổi bắt ngay sau khi phạm pháp; đang bị giam giữ mà lẩn trốn; đang có lệnh truy nã. [37, tr.117]

+ Các trường hợp bắt khẩn cấp gồm: có hành động chuẩn bị làm việc phạm pháp; người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra vụ phạm pháp chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là kẻ phạm pháp; tìm thấy chứng cớ phạm pháp trong người hoặc tại nhà ở của kẻ tình nghi phạm pháp; có hành động chuẩn bị, hoặc đang trốn; có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cớ, làm giả chứng cớ; có sự thông đồng giữa những kẻ phạm pháp với nhau để trốn tránh pháp luật; căn cước, lai lịch không rõ ràng. [37, tr.117]

- Sắc lệnh luật số 02/SL-76 ngày 15/03/1976 quy định về bắt, giam, khám người, khám nhà ở, đồ vật.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w