đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Ngày 28/6/1988, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khóa VIII đã thông qua BLTTHS có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989 quy định một chương V độc lập, với 14 điều luật từ Điều 61 đến Điều 77 để điều chỉnh những nội dung cơ bản của hệ thống các biện pháp ngăn chặn, trong đó, có một số khác biệt so với các văn bản pháp luật trước đó, cụ thể là:
- Điều 64 chỉ quy định ba trường hợp và thay thế trường hợp thứ tư là bắt người đang lẩn trốn thành bắt người bị truy nã, đồng thời, điều chỉnh bốn trường hợp này trong cùng một điều luật;
- Điều 63 chỉ quy định ba trường hợp bắt khẩn cấp;
cư trú theo Điều 74; bảo lĩnh theo Điều 75; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo theo Điều 76.
Việc thu hẹp phạm vi căn cứ bắt người trong trường hợp khẩn cấp và quy định them một số biện pháp ngăn chặn mới thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề bảo vệ quyền và tự do cá nhân, đồng thời, đề cao trách nhiệm của cơ quan THTT đối với việc ngăn chặn tội phạm.
Ngoài những quy định chung, BLTTHS 1988 cũng đã dành một phần ở chương 31 quy định về thủ tục tố tụng mà bị can bị cáo là người chưa thành niên. Trong đó Điều 272 có quy định khi điều tra, truy tố, xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải là những người hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thành niên. Đối với việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải căn cứ theo Điều 62, 63, 64, 68, 71 BLTTHS nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng (tức là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm, chung thân hoặc tử hình).