Những ưu điểm

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 59 - 62)

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã hoặc đối với những người

chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản khác. Nhà nước đã có chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện cho họ phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong TTHS của các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh Hải Dương đã góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện và góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Trước hết, về nhận thức lý luận các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trong TTHS. Đây là cội nguồn của vấn đề, là nội dung có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động thực tiễn, là căn cứ để hoạt động, là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động thực tiễn đa dạng phong phú.

Quá trình định hướng hoạt động của con người trên cơ sở giải quyết mối quan hệ biện chứng của các yếu tố: đối tượng- phương pháp- mục đích xác định đối tượng, cho phép ta sử dụng, lựa chọn đúng phương pháp và nhằm đạt tới đích đã định. Nhận thức đó đã góp phần chỉ đạo hoạt động các biện pháp ngăn chặn. Nắm vững, hiểu được các quy định của luật TTHS, chính là chúng ta nắm được phương pháp, phương tiện để thực hiện. Con người- yếu tố cơ bản của quá trình thực hiện này chính là các cán bộ, công chức của các Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

Những năm qua đội, ngũ cán bộ công chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, được nghiên cứu để nắm vững kiến thức pháp luật nói chung và việc áp dụng các

biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên nói riêng. Kết quả hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên hiện nay là khá cao, hạn chế được sai phạm. Hoạt động này được thực hiện do sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo và trên cơ sở nắm vững và hiểu đúng những quy định của pháp luật người chưa thành niên.

Về hoạt động thực tiễn thể hiện kết quả của quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy đã có sự phối kết hợp giữa các cơ quan THTT kịp thời, trên cơ sở tuân thủ pháp luật, hạn chế sự phối hợp mang tính chất thỏa thuận. Do vậy, nó thể hiện được vai trò độc lập, tuân theo pháp luật, cùng thảo luận những vướng mắc để đưa ra cách xử lý đúng đắn, sát thực.

Viện kiểm sát cũng thường xuyên và định kỳ tiến hành kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam tại các nhà tạm giữ, lưu giam ở Công an các huyện, thị cũng như trại tạm giam Kim Chi, Công an tỉnh Hải Dương và trại giam Hoàng Tiến, Tổng cục VIII- Bộ Công an. Qua kiểm tra và giám sát nhận thấy cơ bản các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam được các trại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, tạm giam không bỏ trốn, phá trại hoặc phạm tội mới. Các quyền lợi hợp pháp của các can phạm được đảm bảo.

Riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, những năm gần đây việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng đặc biệt này đã đi dần sát và đúng tinh thần của BLTTHS, chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội khi thật cần thiết, còn trong những trường hợp có thể áp dụng các biện pháp như bảo lĩnh và cấm đi khỏi nơi cư trú mà vẫn đảm bảo được tiến trình điều tra, truy tố, xét xử thì người chưa thành niên vẫn được ưu tiên áp dụng các biện pháp ngăn chặn không tước tự do.

Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đã đạt được trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên

địa bàn tỉnh Hải Dương như đã trình bày trên thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, tình trạng này đang làm cản trở hiệu quả áp dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w