Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bảo lĩnh người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 44)

bảo lĩnh người chưa thành niên phạm tội

Bảo lĩnh đối với người chưa thành niên là biện pháp ngăn chặn được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có nhân thân, lai lịch rõ ràng, để thay thế biện pháp tạm giam nhằm đảm bảo không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan THTT.

Cá nhân nhận bảo lĩnh phải có ít nhất hai người và là thân thích của bị can, bị cáo. Tổ chức cỏ thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

Cá nhân nhận bảo lĩnh phải có tư cách đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc nhận bảo lĩnh, phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lãnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

Cá nhân hay tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan, trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM tội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w