III. Các thủ tục cần tuân thủ
SSOP 10: KIỂM SOÁT CHẤT THẢ
I. Mục đích yêu cầu
Hoạt động của hệ thống thu gom, xử lý chất thải không gây nhiễm cho sản phẩm.
II. Điều kiên hiện nay
Trang bị đầy đủ dụng cụ chứa đựng phế liệu, phế thải tại khu vực sản xuất. Các rãnh thoát nước trong phân xưởng được thiết kế có độ dốc đảm bảo không ứ đọng nước trong phân xưởng.
Có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ vi sinh. III.Các thủ tục cần thực hiện
Phế liệu phải được chứa đựng trong dụng cụ chuyên dùng và chuyển ra khỏi khu vực chế biến 2giờ/lần đối với khâu chỉnh hình, phân cỡ. Đối với khâu fillet thì liên tục chuyển ra ngoài khi đầy và lên xe có thùng chứa có nắp chuyển về xưởng phụ phẩm để gia công tiếp.
Nước máu từ công đoạn fillet được chuyển về hầm gom tiến hành xử lý vi sinh sau đó mới được chuyển ra hố gaz nước thải bên ngoài.
Phải luôn quét và tạt nước nền thường xuyên không để phế liệu vương vãi trên nền.
Hằng ngày phải vệ sinh sạch sẽ các rãnh thoát nước, hớt mở và các tạo chất dưới hệ thống cống rãnh.
IV.Phân công trách nhiệm và biện pháp giám sát
Công nhân phụ trách hệ thống xử lý chất thải thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước.
Khi có sự cố do chất thải hoặc nước thải bắn vào sản phẩm, QC phải đình chỉ sản xuất, làm vệ sinh và khử trùng phần bị nhiễm bẩn trước khi sản xuất lại. Ghi kết quả vào biểu mẫu vệ sinh hàng ngày.
V. Hồ sơ lưu trữ
Biểu mẫu giám sát vệ sinh hàng ngày được lưu trữ ít nhất 2 năm.
Ngày tháng năm 2007 Người phê duyệt
4.3 Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh
Để đảm bảo được an toàn và nâng cao chất lượng cho sản phẩm ta cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng. Ở đây ta xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở HACCP.
Trình tự xây dựng kế hoạch HACCP như sau Thành lập đội HACCP
Mô tả sản phẩm
Xác định phương thức sử dụng sản phẩm Xây dựng quy trình công nghệ
Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ trên sản xuất thực tế Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) Xác định các giới hạn tới hạn cho mỗi CCP Thiết lập các thủ tục giám sát cho mỗi CCP
Đề ra hành động sửa chữa Thiết lập các thủ tục thẩm tra
Thiết lập hệ thống ghi chép và lưu trữ hồ sơ 4.3.1 Thành lập đội HACCP
Việc đầu tiên trong chương trình HACCP là thành lập đội HACCP. Yêu cầu đối với các thành viên đội HACCP:
• Đã được huấn luyện cơ bản về HACCP
• Hiểu biết và có kinh nghiệm về một số lĩnh vực sau: Sinh học, hoá học, vật lý. Công tác vệ sinh. Công nghệ chế biến. Kết cấu nhà xưởng.
Trang thiết bị, máy móc.
Các lĩnh vực khác.
• Am hiểu tình hình thực tế của xí nghiệp. Trách nhiệm của đội HACCP
• Xây dựng kế hoạch HACCP.
• Xác định tiến độ thực hiện HACCP.
• Giữ vai trò chủ chốt trong việc đào tạo và thực hiện HACCP.
• Xem xét, báo cáo việc thực hiện HACCP. Cơ cấu của đội HACCP:
• Đại diện ban giám đốc xí nghiệp.
• Bộ phận kiểm soát chất lượng (QC).
• Một số bộ phận khác như:
Bộ phận quản lý điều hành sản xuất. Bộ phận quản lý thiết bị, công nghệ.
• Chuyên gia từ bên ngoài (nếu cần).
Thủ tục thành lập và số lượng thành viên của đội:
• Quyết định thành lập đội HACCP, nêu rỏ phạm vi hoạt động và quyền hạn. Đưa ra danh sách các thành viên và phân công trách nhiệm cụ thể. • Tuỳ theo điều kiện cụ thể của xí nghiệp mà chọn số thành viên từ 3 đến 9 người.
Sau đây là danh sách đội HACCP của xí nghiệp:
DANH SÁCH ĐỘI HACCPSTT Họ và tên