Nhân vật trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 54)

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm, nhưng cái ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Tiếp cận một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã rất có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" . Qua nhân vật nhà văn giãi bày những tư tưởng, những suy nghĩ, tình cảm, hay cách tiếp nhận cũng như cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể nghiệm những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Văn học chỉ có thể là "tấm gương phản chiếu đời sống" thông qua phương tiện chủ yếu của nó chính là nhân vật.

Sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật văn học chính là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” và “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” [10, tr. 198]. Cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên cũng cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [9, tr.126]. Cả hai quan niệm trên đều thống nhất một phương diện rằng, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người và tất yếu sẽ mang tính chất hư cấu. Nhà văn có thể tạo ra nhân vật là những con người cụ thể, có tên hoặc không tên; nhưng cũng có thể tạo ra những sự vật, loài vật,

49

đồ vật… mang những bóng dáng khác nhau của con người. Như vậy, nhân vật là yếu tố thuộc về nội dung tác phẩm, nó giúp tác giả miêu tả khái quát các loại tính cách trong xã hội, cũng là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa cho nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực bộn bề của đời sống, từ đó đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Để làm được điều đó, các tác giả cũng sẽ phải sử dụng hiệu quả những yếu tố thuộc về hình thức tác phẩm nhằm miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lý hay ngôn ngữ cho nhân vật. Vì vậy, nhân vật có sự chi phối lớn tới các phương diện khác của tác phẩm như cốt truyện, kết cấu, chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ… Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật”.

Nếu như tiểu thuyết “chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó” thì truyện ngắn lại “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [10, tr. 304]. Vì thế, số lượng các nhân vật trong truyện ngắn là không nhiều. Và “nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy” [10, tr. 304]. Cũng từ những quan điểm như trên, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khi bàn về nhân vật của truyện ngắn có cho rằng: “Giữa tiểu thuyết và truyện ngắn tuy có cùng một nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng một bên thì theo dõi, tìm hiểu và mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận, còn một bên thì sử dụng nó, có nghĩa là vào lúc cần thiết nhất bắt nó hiện lên rõ ràng ” [55, tr. 110]. Như vậy, nhân vật trong truyện ngắn sẽ thường gắn với một hay một vài biến cố, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, từ đó thể hiện một khía cạnh của vấn đề xã hội mà nhà văn muốn truyền đạt. Nói cách khác, trong truyện ngắn, nhân vật thường hiện lên ở những khoảnh khắc đặc biệt nhất, sâu sắc nhất của đường đời và được nhà văn tập trung tạo dựng với những ấn tượng mạnh mẽ.

50

2.2.Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân

2.2.1. Nhân vật mang thân phận bé mọn, thua thiệt

Thân phận con người luôn là mối quan tâm sâu sắc của mỗi nhà văn. Kim Lân cũng không ngoại lệ. Nếu trải nghiệm cuộc sống thực tế là yêu cầu hàng đầu thì Kim Lân đã thực sự có một “cuộc sống” muôn hình vạn trạng ngay bên cạnh, ngay xung quanh để mà dấn thân, mà khám phá. Sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Giầu, một ngôi làng khá đặc biệt của đất Kinh Bắc, nhà văn đã may mắn có được một nguồn tư liệu quý giá cho văn nghiệp của mình. Làng ông là một không gian hội tụ khá nhiều phương diện của đời sống. Đây là trạm dừng chân của khách bộ hành từ miền xuôi lên miền ngược, từ kinh thành lên xứ Kinh Bắc quan họ hào hoa; cũng là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố để có được một cuộc sống trù phú cho muôn dân như Lê Quý Đôn đã từng tổng kết: “phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng, phi nông bất ổn”. Muôn mặt cuộc đời đã hiện diện trong cái không gian đa chiều ấy.

Cùng với thân phận là con vợ lẽ trong một gia đình sa sút, nhà văn luôn có những day dứt, mặc cảm về thân phận mình và đã viết khá nhiều tác phẩm về những con người thua thiệt. Dường như những điều xảy ra quanh ông, những thân phận con người quanh ông đều để lại cho ông những ấn tượng khó phai mờ và cả đau xót nữa. Hầu khắp tác phẩm của nhà văn đều không nhiều thì ít có bóng dáng của những thua thiệt, ngang trái cuộc đời mà con người ta phải chịu đựng. Viết về họ, ông đã tái hiện những cảnh sống lắt lay, nghèo khổ và tủi cực. Đó là hậu quả của một đời sống xã hội nghèo khó đương thời, nhưng đau xót hơn, cũng là hệ quả của những lề thói, quan niệm lạc hậu, bảo thủ của chế độ phong kiến xưa.

Trước tiên, nhà văn đi sâu khai thác vào nỗi thua thiệt của những con người có thân phận gần gũi với chính ông, thân phận của những kẻ thêm, kẻ thừa. Gần như các nhân vật chính trong truyện ngắn của nhà văn đều ít nhiều có liên quan tới cái xuất thân này. Họ là những người vợ lẽ, con lẽ như mẹ con Thạ

51

trong Đứa con người cô đầu, mẹ con Tư trong Đứa con người vợ lẽ, mẹ con Tần, Sặt trong Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật…. Có lẽ xuất phát từ hoàn cảnh của chính bản thân, nên Kim Lân viết về những con người này thật sâu sắc. Ông rất thấu hiểu nỗi lòng của những người phụ nữ hẩm hiu đường duyên phận với cái thân vợ lẽ, cũng như chính mẹ ông, được lấy về không phải để làm vợ mà để thêm người làm. Cũng từ đó, những đứa con lẽ cũng chỉ như những đồ thừa không biết nên vứt vào xó nào mà thôi. Vậy là con người cũng chỉ là một thứ đồ vật, một thứ công cụ lao động, không cần coi trọng, không cần nhân nghĩa. Họ là những cái “nợ” mà người đời không muốn rước vào, chỉ muốn “kiêng”, lánh xa, rũ bỏ (Đứa con người cô đầu). May mắn hơn, họ có thể được “chiều quý” lúc còn “cáng đáng việc đồng”, nhưng rồi cũng nhanh chóng bị bỏ rơi khi “ruộng không có mà làm” nữa (Đứa con người vợ lẽ). Là những người đàn bà, họ đau xót biết bao cho cái thân phận của chính mình, lại càng đau xót hơn nữa khi thấy đứa con của mình phải chịu những thiệt thua, đói khát. Trong truyện Đứa con người vợ lẽ, người đọc bắt gặp cảnh sống lắt lay của mẹ con Tư trong những ngày đói thê thảm. “Thày mẹ anh lấy nhau không phải đôi bên bác mẹ gả bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu. Cha anh hơn mẹ anh đến ba mươi tuổi”. Đó đã là một bi kịch với người đàn bà. Đau đớn hơn nữa khi cái bi kịch đó chưa chịu dừng lại, nó xoáy sâu thêm, đay nghiến thêm phận người khi “ruộng không có mà làm, đi buôn – buôn xùng xằng thôi cũng không có vốn. Anh em họ mạc thì thờ ơ lạnh nhạt”. Và cái điều tất yếu sẽ đến: “Nhiều khi không có việc làm, mẹ con đành chịu đói. Những hôm ấy, bà thường trốn tránh, bà rất sợ nhìn cảnh mẹ con đói khát”. Mẹ phải tránh mặt con… Đó là nỗi hờn, nỗi tủi của người đàn bà không lo đủ cho con. Và có lẽ cái điều bà lo sợ hơn cả chính là sự tổn thương nơi đứa con của mình. Sợ đấy mà không thể né tránh nổi. “Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh khốn quẫn. Tư nhếch một nụ cười thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là thằng thừa trong gia đình

52

[24, tr. 13]. Cái bi kịch của một con người thừa, một cuộc đời thừa lại đeo đẳng một thanh niên đang độ sung sức. Đau xót hơn nữa, kẻ thừa ấy còn không đủ cả sức lực để mà gặm nhấm nỗi tủi cực của thân phận mình, khi hai hôm rồi anh không có hột cơm nào vào bụng. Đói. Điều này cò lẽ còn đáng sợ hơn cả phận người thừa, bởi nó hiện diện, nó bào mòn con người ta nhãn tiền mà ghê gớm: “Tư nằm dán mình trên giường. … Hai tay nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gượng đập nhẹ xuống phản, để xua đuổi những nỗi tê tê buồn buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc… Hai hôm vật lộn với cái đói hành hạ, anh chỉ biết hết nằm lại ngồi, phờ phạc trong mấy gian nhà chật hẹp” [24, tr.12]. Cái miếng ăn theo đúng nghĩa thực của nó, khi không đủ, không đầy, không có, đã khiến con người ta suy sụp, cả thân xác lẫn tinh thần. Trong tâm trí chàng trai trẻ chỉ còn những “niềm oán trách ngấm ngầm”, chỉ còn niềm mong mỏi duy nhất cho phía trước: miếng ăn, để rồi khi có nó lại vỡ òa “nước mắt chảy ròng ròng”. Anh khóc không phải vì niềm sung sướng được ăn, mà vì cảm động trước tấm lòng chân thành của một người bạn, cả chút cay đắng khi so sánh Thân với ông anh Cả, anh khóc cho cả cái tương lai mịt mờ của đứa con vợ lẽ nữa. Đây thực sự là một câu chuyện khá tiêu biểu trong nghiệp văn của Kim Lân và rộng hơn, cả trên văn đàn dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, khi đề cập tới những phận vợ lẽ, con thêm trong chế độ xã hội cũ.

Một nhóm những con người ở đâu đó “khắp các xó xỉnh” mà nhà văn “nhặt” về rồi nâng họ lên tầm những nhân vật văn học thực thụ nữa, ấy là những kẻ mồ côi, những người sống lầm lụi, cô độc. Cậu bé Tư trong câu chuyện kể trên, Thạ trong Đứa con người cô đầu, Sặt trong Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật cũng là những đứa trẻ mồ côi cha từ nhỏ. Tiêu biểu hơn cả về nhóm nhân vật này phải kể đến Nên vợ nên chồng, tác phẩm được nhà văn hoàn thành vào năm 1954. Các nhân vật chính diện trong tác phẩm, dù là người xuất

53

hiện ít hay nhiều đều có một điểm chung gặp gỡ: họ không còn người thân thuộc. Một Thế đã từng có tuổi thơ “sống một thân một mình, lang thang đi ở hết nhà này đến nhà khác”; một Hòa cũng “một mình làm thuê, làm mướn lần hồi qua ngày”, rồi những người đàn bà trong nhà tên địa chủ Khang cũng chịu chung cảnh ngộ... Ở Người chú dượng, Kim Lân lại tập trung khai thác vào nhóm những nhân vật chịu nhiều thua thiệt từ tạo hóa, từ cuộc đời mà hệ quả là họ phải chịu đựng cả một quãng đời dài đau khổ. Nhân vật của ông trong thiên truyện này đều là những con người có hình hài xấu xí, thua thiệt. Một dì Bản “người em xấu xí và hẩm hiu nhất”, một lão Mộc gù “người lùn thấp và to lớn bè bè như cái cối xay… Ông ta chừng độ ngoài năm mươi tuổi, mặt ngắn, chân ngắn, bàn chân, bàn tay đều to ngắn, nứt nẻ, sần sùi như những cành củi gộc”.

Rợn người hơn, con mắt của lão “đỏ đòng đọc như mắt trâu điên. Hai con mắt mỗi khi chĩa vào ai lại thấy ánh lên những tia sáng hằn học, thèm khát khó hiểu” [26, 177]. Có lẽ đây mới chính là lí do đẩy con người này vào cảnh sống bị hắt hủi. Dì Bản là người đàn bà yên phận đã đành, cuộc đời dì “thùi thũi, lặng lẽ như một cái bóng, sống như người không có mặt trên cõi đời, không thấy có những mơ ước, háo hức” cũng chẳng khiến người đời xung quanh phải bận tâm lắm. Nhưng lão Mộc thì khác. Gần hết một đời người, lão phải sống trong sự thêu dệt, ghẻ lạnh, trong những định kiến oan nghiệt: “cả cái trại Han ngày ấy không ai giao dịch với hắn, thấy hắn từ xa, người ta đã rẽ sang lối khác … Trong xóm, cũng chẳng ai biết bố con hắn ăn ở, sinh sống ra sao. Cái nhà hắn ban ngày đi qua người ta còn chờn chợn như nhà có ma, ai còn dám chui vào trong ấy làm gì” [26, tr.177]. Đau đớn thay, những hắt hủi của người đời ấy lại xuất phát từ chính cái thói đặt điều “há miệng mắc quai” của mụ vợ hư hỏng của lão. Một nhát dao ghen tuông trong cơn nóng giận đã khiến lão phải trả giá trong gần cả cuộc đời. Thân lão khổ, thân lão bị xa lánh đã đành, đến đứa con gái lão cũng bị vạ lây, điều này mới thực sự cứa sâu vào cái trái tim vì con mà sống của lão. Cái nỗi lòng của kẻ “không có đứa con thì tôi cũng chết quách cho rồi.

54

Thương nó, mình phải sống mà nuôi nó” lại phải chịu đựng cái cảnh “đêm đêm ngồi uống rượu một mình, nhìn đứa con ngủ lăn lóc trên cái ổ lá khô ngoài bờ suối, tôi chỉ thèm có được xóm giềng, bè bạn đi lại chơi bời mà không được. Nhiều bận tôi đã bế con vào trong xóm lân la tìm bạn chơi cho con. Nhưng mỗi bận đó, cả xóm lại nhao lên. Người ta thì thầm bảo nhau rằng: “Hôm nay thằng Mộc gù nó vào đấy!”. Khốn nạn, người ta lại cứ nghĩ tưởng rằng tôi vào dò la để ăn trộm hay thăm đất dắt cướp. Cả xóm đêm ấy đều lo chèn cửa cho chặt, khóa hòm cho kĩ. … Lắm lúc tôi phát điên ” [26, tr.187]. Còn gì đau đớn hơn khi vì mình mà đứa con phải chịu cảnh hắt hủi, vì mình mà nó không có nổi cả một người bạn chơi tuổi thơ đúng nghĩa? Những lời văn của Kim Lân khiến chúng ta lại nhớ đến những trang văn của Nam Cao khi viết về cuộc sống của Chí Phèo và Thị Nở… “Đi gánh nước, họ sẵn sàng đi vòng qua một lối khác xa hơn”, “người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm mỗi khi thị đi qua” [5, tr.32].

Đau đớn, day dứt, xót xa… Họ đều chung một điểm gặp: bị thải loại ra khỏi cộng đồng, cái điều mà bất cứ ai cũng sợ, nhất là trong bối cảnh xã hội thời kỳ ấy. Cái giấc mơ được làm một con người bình thường với những khát vọng rất đời thường mà sao lại thành quá khó khăn với họ? Và họ chửi bới (Chí Phèo),

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 54)