Cốt truyện tuyến tính

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 101)

1. Cốt truyện trong tác phẩm văn học

2.1.Cốt truyện tuyến tính

Cốt truyện tuyến tính là kiểu cốt truyện mà ở đó, nhà văn kể chuyện với bạn đọc theo một trình tự thời gian thông thường, chuyện gì trước kể trước, chuyện gì sau kể sau, các sự kiện được triển khai liên tục, tạo nên kịch tính cho câu chuyện. Ở lối kể chuyện này, mối quan hệ giữa các sự kiện được tuân theo quy luật nhân – quả. Sức hấp dẫn của kiểu cốt truyện này chính là ở chỗ bạn đọc được cuốn vào câu chuyện đang diễn ra liên tục, không đứt quãng, mỗi tình tiết sau trong những sự kiện sau đều là những điều lạ lẫm, mới mẻ. Câu chuyện kể vì thế được triển khai liên tục, lôi cuốn bạn đọc đến những chi tiết cuối cùng. Đây là kiểu cốt truyện ra đời từ rất sớm, được sử dụng nhiều trong các truyện kể dân gian.

Có lẽ bởi Kim Lân là con người sống quá gắn bó với không gian làng quê, từ đó thấm nhuần và ảnh hưởng rất sâu sắc lối sống, lối kể chuyện của văn hóa dân gian đặc thù đó, nên truyện ngắn của ông ngoài những phương diện đề tài, nội dung, nhân vật… thì cái lối ông kể chuyện, cách ông tạo dựng cốt truyện cũng dễ khiến mỗi chúng ta liên tưởng tới lối kể, cách kể của người bình dân lao động xưa. Nhà văn có khá nhiều truyện ngắn được tạo dựng cốt truyện theo kiểu tuyến tính. Ông thường dành kiểu cốt truyện này cho các tác phẩm viết về những thú văn hóa “phong lưu đồng ruộng” như Con Mã Mái, Đôi chim thành, Ông Cản Ngũ,…

Đôi chim thành, câu chuyện kể chỉ có hai sự việc chính: việc thả chim, đáp lại tấm lòng mến mộ của bạn chơi lúc đến nhà và việc Trưởng Thuận ốm vì trôi mất đàn chim trong buổi thả chim ấy. Thật đơn giản, nhưng với lối kể chuyện của mình, Kim Lân đã khéo léo lôi cuốn được bạn đọc theo suốt cái diễn trình của câu chuyện. Mỗi sự kiện, chi tiết tiếp nối đều là những điều mới mẻ, bất ngờ, nằm ngoài dự đoán của người tiếp nhận. Mở đầu câu chuyện là việc “các tay chơi sành sỏi đến chơi nhà ông Trưởng rất đông”, vào một ngày

96

không có hội nào”, một ngày rất đỗi bình thường như bao ngày khác. Họ cười nói, bàn luận về cuộc thả chim ở hội Đại Đình hôm trước, họ bàn về những kinh nghiệm chọn, thuần chim… là điều dễ hiểu. Nhưng việc họ yêu cầu và được Trưởng Thuận chấp nhận thả chim lại là một điều bất ngờ với bạn đọc. Cái thú thả chim cho mọi người thưởng lãm thường chỉ được thực hiện trong những dịp hội hè đình đám. Vậy mà nay chỉ là một ngày bình thường, làng không có hội. Lòng mến khách, tấm chân tình cũng như tài năng của nhân vật Trưởng Thuận, vì thế được nhà văn khắc họa rất rõ qua những lời ngợi khen của các tay chơi nức tiếng: “- Ông Trưởng mở đàn chim lên tươi quá. … Đàn quả đẹp quá… Nó đánh với cái vòng nghịch khéo không này!... Còn là ăn nhiều giải các ông ạ!”

[24, tr. 32]. Câu chuyện những tưởng cứ theo cái đà đó mà tiếp diễn, nhưng rồi lại có các sự kiện mới. Đó là cơn mưa giông ập tới, là hệ quả tất yếu ông Trưởng Thuận “đang thiu thiu ngủ trên võng, giật mình choàng dậy: - Thôi chết! Cơn giông rồi. Đàn chim đến trôi mất” [24, tr. 33]. Và cái mạch quan hệ nhân quả đặc trưng của kiểu cốt truyện tuyến tính ở sự kiện này bộc lộ rất rõ. Tiếc, lo cho đàn chim, ông Trưởng Thuận cáu bẳn: “Ông Trưởng như mê man:

-Cu Tạm đâu rồi?

Nó vẫn ngủ li bì trong gậm gường thờ. Ông gào to hơn:

-Thằng Tạm đâu rồi? ….

… Ông Trưởng nghiến răng quật cho nó một chiếc giáo quạt:

-Tìm nón thì nó mục lồng đi chứ còn gì.

Trưởng Thuận hết ra lại vào” [24, tr. 33,34]

Cái hình ảnh một Trưởng Thuận điềm đạm, phân trần, đon đả, nhũn nhặn, rất phải phép khi hầu chuyện các tay chơi ở phần đầu câu chuyện giờ đã được bổ sung thêm những đặc điểm rất đời thường nữa. Ông cũng dễ nổi giận, cũng ân hận xót xa… chỉ vì đàn chim quý của mình bị mưa trôi mất. Trưởng Thuận ốm, đó cũng là điều dễ hiểu. Ông ốm không phải vì bệnh tật, cảm gió gì. Ông xót cho lũ chim. Và cái sự việc trong phần cuối câu chuyện lại là bất ngờ tiếp nữa

97

mà nhà văn đã khéo léo dàn dựng. Những tưởng đàn chim đã trôi hẳn, vậy mà chúng lại trở về. Cái âm thanh vun vút, phanh phách, cái bóng chao đi chao lại trên nền sân nắng của những con chim trở về ấy đã khiến cu Tạm mừng rỡ, cuống quýt báo cha. Ông Trưởng Thuận thì khỏi nói: “Ông Trưởng đang rên hừ hừ, vùng trở dậy, run lẩy bẩy chạy ra sân, miệng hỏi: - Đâu! Thật không?

Hai mắt sáng lên vì sung sướng, cặp môi héo của ông nở một nụ cười rất tươi” [24, tr. 34, 35]. Và cái chi tiết khép lại câu chuyện lại càng độc đáo hơn nữa:

Cu Tạm bỗng giật mình kêu:

-Thôi chết, trào ấm thuốc rồi. Ông Trưởng ngọt ngào:

-Mặc thuốc đấy. Hãy lấy thóc cho chim ăn đã, con” [24, tr. 35]

Đàn chim trở về là một liều thuốc hữu hiệu nhất giúp ông khỏi bệnh. Ông hết ốm, hết sốt, hết cáu gắt vô cớ. Ông lại trở về với cái bản tính thuở đầu câu chuyện, nhẹ nhàng, ôn tồn, điềm đạm, bởi cái nguồn vui, cái niềm tự hào đến máu thịt của ông lại hiện hữu. Một lần nữa, nhà văn lại khắc họa được vẻ đẹp khác nơi nhân vật của mình, con người có một thú chơi tao nhã, có lòng yêu mến vật nuôi tha thiết, cũng là một niềm đau đáu gìn giữ những nét truyền thống văn hóa đẹp đẽ của quê hương. Nhân vật của Kim Lân bộc lộ đúng cái bản chất người nông dân và gần gũi với bạn đọc cũng vì thế.

Cốt truyện được sắp xếp theo lối tuyến tính như vậy còn được nhà văn sử dụng trong tác phẩm khác như Con Mã Mái. Mỗi sự kiện của câu chuyện đều là những điều nằm ngoài dự đoán của người tiếp nhận. Mở đầu câu chuyện, nhân vật chính là Cả Chuẩn được giới thiệu có niềm đam mê cây cảnh, với một thâm ý: “Ông chơi cây cảnh chẳng qua là để đôi lúc rượu say, tức thời đem câu “danh lợi bất như nhàn” hay “bần thanh còn hơn phú trọc” ra mà an ủi mình và để lên mặt khinh đời, nghĩa là khinh mấy bác giàu có trong làng, mà ông cha là những hạng người keo bẩn, thô tục, không bao giờ hiểu biết được những thú nhàn nhã như ông ” [24, tr. 50]. Những tưởng rằng câu chuyện sẽ xoay quanh

98

cái thú chơi cây và những cái tâm sự hơn người ấy. Nhưng rồi nhà văn lại hướng câu chuyện sang một phía khác với câu đánh giá thật đáng gây chú ý: “Chính ra, Cả Chuẩn cũng không tha thiết gì với cái vườn cảnh cho lắm” [24, tr. 50]. Như thế, hẳn người đọc sẽ bị kích thích trí tò mò để tìm hiểu tiếp cái điều mà nhân vật tha thiết. À, thì ra là vậy, Cả Chuẩn mê gà chọi. Cây cảnh ông không tha thiết mà còn được chăm chút kĩ lưỡng đến vậy thì cái tâm huyết với gà chọi kia chắc phải ghê gớm lắm. Và nhà văn đã tiếp tục mạch kể chuyện của mình sau khi đã kéo được người đọc vào việc tìm hiểu cho rõ ngọn ngành nhân vật như thế. Rồi cả cái sự việc có được con gà nòi đúng như mong ước của Cả Chuẩn cũng được nhà văn kể chuyện với rất nhiều bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện. Cứ tuần tự theo các sự kiện, Cả Chuẩn có được Củi Tạ, ông lo cho lứa con. Rồi ông cũng thỏa mong ước với Sám Miến Hồng Mã Mái, mỗi con một đặc điểm riêng mà ông tin rằng thể nào đôi gà ấy cũng có tài xuất chúng. Khi kể chuyện về đôi gà, lúc giới thiệu “Nhưng đến con Sám Miến Hồng thì mới thực là tài ba có một” [24, tr. 58] thì bạn đọc đã bị cuốn vào cái nếp nghĩ, con gà này sẽ làm rạng danh Cả Chuẩn đây. Nhưng rồi điều bạn đọc không ngờ lại xảy đến.

Sám Miến Hồng chết. Khỏi nói Cả Chuẩn xót xa, chán nản đến cỡ nào. Mã Mái

cũng bị ông bỏ rơi nốt. Ông lại quay về cái vườn cảnh để giải buồn. Rồi cũng ông lại quay ngay về với gà, với Mã Mái sau cái tiếng gọi choang choang của Tư Chuyên: “Chớ! Chớ! Ông không biết, chớ cái Mã Mái nó đánh như vũ bão ấy. Tôi dám nói quyết rằng cả vùng này, từ con Chuối của lang Mão đến con Bịp của đồ Đản, không con nào ăn đứt được nó” [24, tr.62]. Mạch kể của câu chuyện lại tiếp nối với chuyện vần gà, rồi chuyện đem gà đi đấu. Và cái trận đấu gà, chọi gà ấy mới hồi hộp, mới gay cấn và đầy kịch tính. Nhà văn cứ kể tuần tự những hồ đấu của Mã Mái Hoa Mơ với tất cả không khí sôi nổi, hào hứng của không gian ngày hội làng, của sự theo dõi chăm chú đến say sưa, sự cổ vũ mạnh mẽ của những người theo cuộc đấu ấy.

99

Cái trật tự tuyến tính quả thật phù hợp với việc Kim Lân kể những câu chuyện về những cuộc vui, những thú chơi “phong lưu đồng ruộng”. Với Ông Cản Ngũ, câu chuyện về các đô vật, về các trận đấu trên sới vật cũng được nhà văn xây dựng theo kiểu cốt truyện như thế. Nó khiến người đọc tiếp cận các sự kiện với một tâm thế luôn chuẩn bị đón nhận những điều mới mẻ, lạ lẫm. Nó góp phẩn đẩy kịch tính của câu chuyện lên những mức cao hơn. Cũng thông qua kiểu cốt truyện này, các tính cách của nhân vật sẽ được khẳng định ở những sự việc khác nhau, góp phần hoàn thiện hơn bức chân dung nhân vật.

Với việc sử dụng cốt truyện tuyến tính này, Kim Lân đã tạo lên một lối kể chuyện chậm rãi, khoan thai, rất mực chất đồng quê mộc mạc. Đó cũng chính là phong cách văn chương, là đặc thù con người ông – một “đứa con đẻ của đồng ruộng

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 101)