Kết thúc

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 130)

3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân

3.3.Kết thúc

Kết thúc là phần tương đối thử thách với nhà văn. Trong phần này, nhà văn phải tổ chức được sự kết thúc cho các xung đột đã được miêu tả. Một ai đó đã cho rằng, có lẽ, một cốt truyện thành công là cốt truyện mang đến cho độc giả cảm giác rằng khi gấp sách lại, câu chuyện vẫn tiếp diễn. Như thế, cái kết thúc của câu chuyện phải có được cái cảm giác ám ảnh với bạn đọc. Với Kim Lân, ở mỗi chặng đường sáng tác của mình, ông lại có những hướng kết thúc truyện khác nhau.

Các sáng tác trước Cách mạng tháng Tám thường được Kim Lân tổ chức phần kết thúc tương đối khép kín, tạo cảm giác buồn man mác cho số phận con người, cho nhân tình thế thái. Ở Đứa con người cô đầu, Đứa con người vợ lẽ, Nỗi này ai có biết…, bạn đọc sẽ thực sự phải day dứt cùng số phận nhân vật. Nhà văn chưa tìm ra được hướng đi phù hợp cho nhân vật của mình. Thạ (Đứa con người cô đầu) từ một cậu ấm giờ chân tay lấm bẩn rách rưới đi bán kem; Tư (Đứa con người vợ lẽ) chưa nhìn thấy cái bữa ăn ngày mai của mình khi hạt mít bạn đem cho sẽ hết; Lan (Nỗi này ai có biết) phải bỏ nhà lên tỉnh theo cô bạn làm con hát với đứa con cay đắng trong bụng… Rồi số phận những người già không chốn nương tựa, cô đơn của lão Trạch (Người kép già), cụ cả nhiêu Móm (Cơm con)… Chừng ấy con người, chừng ấy câu chuyện là chừng ấy ám ảnh mà nhà văn gieo vào lòng người đọc về vấn đề số phận con người trong cuộc sống. Lối kết thúc này rất phù hợp với việc khái quát bức tranh đời sống ảm đạm của nông thôn Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám.

Sau Cách mạng tháng Tám, kết thúc truyện của Kim Lân có hướng rộng mở hơn. Nó giúp nhà văn diễn tả số phận con người trong thời cuộc mới được tươi sáng hơn. Rõ nét nhất là cái kết rất đẹp cho đôi vợ chồng nhiều thua thiệt

125

mà cũng đầy nghị lực vươn lên trong cuộc đời: Tràng và người đàn bà vợ nhặt (Vợ nhặt). Tiếng trống dồn phía xa, sắc đỏ thắm của lá cờ dân tộc thoáng đâu đó trong óc Tràng là một gợi ý về một tương lai sáng sủa “có ra con cái về sau” như bà cụ Tứ hằng mong mỏi.

Cái kết thúc của Ông lão hàng xóm còn khiến bạn đọc bất ngờ hơn nữa. Đọc tác phẩm, ta rất dễ có thể nghĩ rằng Đoàn sẽ không còn nghị lực để vươn lên, để minh oan cho mình. Nhưng rồi anh đã làm được viêc đó. Anh sẽ viết đơn kêu oan, “sẽ kể hết những điều Đoàn thấy, những điều Đoàn nghĩ, những điều oan ức của Đoàn và các đồng chí như Đoàn trong đợt cải cách ruộng đất này. Đoàn ngồi viết cho đến sáng bạch” [24, tr. 206]. Sức mạnh của tình yêu thương vợ con, gia đình, ý chí, lòng quyết tâm đã giúp anh vượt qua được những thành kiến, định kiến ghê gớm của một vài anh chị cán bộ để quyết tìm lại sự công bằng, tính chính nghĩa cho cuộc đời, dù anh hiểu nó vô cùng nhọc mệt.

Con chó xấu xí là một câu chuyện để lại nhiều day dứt với mỗi bạn đọc. Cái kết thúc của câu chuyện là điều khá bất ngờ, ít ai nghĩ tới. Con chó từng bị cả gia đình tôi hắt hủi, bỏ rơi ấy đã trở về mái nhà thân yêu của nó, lại còn cố giữ chút sức tàn tạ của mình để đợi bằng được chủ nhân. Cái ân nghĩa của một con chó ấy đã khiến tôi và tất cả bạn đọc phải trăn trở: “Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu?” [24, tr. 222]. Còn chuyện Nhược Dự dinh tê vào nam viết báo, viết chuyện chửi kháng chiến thì có lẽ không tạo sự bất ngờ cho lắm. Bởi nhân vật đã được nhà văn dự báo trước với bao lối hành xử chẳng giống ai. Tuy nhiên, đặt hai sự kiện trên nằm cạnh nhau trong phần kết câu chuyện, nhà văn lại có nhiều điều gửi gắm. Đó là cách ứng xử của mỗi cá nhân con người với vật nuôi, với đồng loại, là niềm tin vào sự sống đang diễn ra xung quanh. Hơn thế nữa, câu chuyện còn là một niềm an ủi: những đầu thừa đuôi thẹo khốn khổ, dúm dó kia vẫn có chỗ đáng để người ta trân trọng, đối xử cho có tình nghĩa, và có lúc, nó đáng để người ta nghĩ hơn mọi thứ cao sang giả dối khác. Và khi nhà văn

126

tuyên bố rằng: “con chó xấu xí cũng là tôi” (Cuộc trò chuyện cuối cùng với nhà văn Kim Lân) thì câu chuyện lại hướng sang một phía khác: câu chuyện của sự nhìn nhận, đánh giá con người trong những thời điểm nhạy cảm của lịch sử đất nước. Nhà văn như gửi gắm một nỗi niềm, dù có đổi thay đến cỡ nào, dù có thua thiệt đến cỡ nào thì cái tấm lòng trung của ông và các nhân vật của ông với đất nước, với tập thể vẫn vẹn nguyên như trước.

Có thể nói rằng, cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân có một diện mạo khá đặc biệt, đó chính là sự đơn giản, bình dị, không cầu kì, phức tạp. Nó cũng giống với cá tính con người ông, lại càng phù hợp với những gì ông viết: những chuyện vặt vãnh đời thường, tẹp nhẹp… nhưng lại không hề vô nghĩa lý. Ẩn giấu đằng sau đó là những chuyện đời, chuyện người đầy ắp tính thời sự, máu thịt với mỗi bạn đọc thế hệ hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Sức hấp dẫn trong các câu chuyện kể không phải là một cốt truyện với những tình tiết li kỳ, xung đột gay cấn mà lại là những lối sắp xếp sự kiện nhẹ nhàng, tuần tự hay tạo dựng những chi tiết đắt giá, giàu sức gợi và đặc biệt là cách kết thúc tác phẩm nhiều bất ngờ, lí thú và cũng nhiều day dứt. Đó cũng là nét riêng trong phong cách của nhà văn.

127

KẾT LUẬN

Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm các nhà văn viết ít, nhưng theo lối “Quý hồ tinh bất quí hồ đa”. Kim Lân được xem là người có biệt tài viết truyện ngắn và đã đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại những tác phẩm xuất sắc. Cả đời văn, ông một mực thủy chung với đề tài viết về nông thôn, về cuộc sống của người lao động nghèo khó. Kim Lân sáng tạo văn chương bằng tất cả lòng đam mê và sự tài hoa của người con xứ Kinh Bắc, bằng cả một nguyên tắc nghệ thuật mà ông theo đuổi suốt đời, đó là nhà văn ngoài cái tài, cần phải có một trái tim, phải dũng cảm lên tiếng trước những cái xấu xa, bất công trong cuộc sống.

Bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ năm 1942, truyện ngắn Kim Lân đã có những tiếng vang nhất định. Truyện ngắn của ông trước Cách mạng tháng Tám không miêu tả những vấn đề xã hội gay gắt mà chủ yếu khai thác sâu vào những quan hệ nhỏ hẹp trong gia đình, họ tộc, làng xóm và những phong tục, thú chơi làng quê. Ở giai đọan này, Kim Lân đã tạo được tiếng vang trên văn đàn bằng một lọat các truyện ngắn nổi tiếng về sinh họat văn hóa làng quêSau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân vẫn tiếp nối mạch cảm xúc viết về làng quê và người lao động nghèo, nhưng ngòi bút nhà văn đã có ý thức xã hội rõ rệt hơn. Với ý thức và trách nhiệm của một nhà văn yêu nước, tác phẩm của ông thời kì này đã có những cái nhìn mới mẻ về số phận con người, về tương lai dân tộc và vận mệnh đất nước.

Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Kim Lân là đã đưa những chuyện đời thường nhiều khi rất nhỏ nhặt, vụn vặt vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú, nên có khá nhiều “ lát cắt”, khá nhiều những mảnh đời đau khổ, lay lắt trong truyện ngắn của ông.

Tìm hiểu phương diện nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi thấy rằng, nhà văn đã tạo dựng được một thế giới nhân vật mang màu sắc rất

128

riêng, thế giới nhân vật của làng quê đồng bằng Bắc Bộ với những đặc trưng văn hóa cổ truyền từ trong suy nghĩ đến lối sống, hành động và cả số phận mỗi cá nhân giữa bộn bề cuộc sống. Nhà văn sáng tác truyện ngắn với một nguồn cảm hứng dạt dào yêu thương, một trái tim nhân hậu và tấm lòng rộng mở vì những người lao động nghèo. Bởi thế, ông đã đem đến cho người đọc một sự cảm thông, một tình yêu thương xen lẫn nỗi chua xót, đắng cay về thân phận của những con người bé nhỏ, mong manh trước Cách mạng tháng Tám. Ẩn giấu đằng sau những hoàn cảnh bi đát, những cảnh ngộ đáng thương ấy là những tia sáng lấp lánh của tình yêu thương, của niềm tin, hi vọng vào một tương lai mới. Ở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động nghèo được bộc lộ. Giữa sự sống và cái chết, giữa cái xấu và cái tốt, giữa sự ích kỉ và lòng bao dung chập chờn kế cận, họ đã vượt qua ranh giới cái chết, cái xấu, cái ích kỉ để khẳng định vẻ đẹp nhân bản vốn có trong mỗi con người.

Thành công của truyện ngắn Kim Lân không chỉ dựa vào vốn sống dày dặn, sự am hiểu tinh tế mà còn phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đọc truyện ngắn của ông, chúng ta luôn thú vị với những phát hiện tâm lí vừa chân thực, vừa bất ngờ, giúp cho tính cách nhân vật trở nên rõ nét, hoàn thiện hơn trong những tình huống truyện đầy thử thách. Nhà văn đã kết hợp hài hòa nhiều cách thức miêu tả nhân vật. Đặc biệt, trong một số truyện, người đọc còn bắt gặp rất nhiều yếu tố tự truyện. Đó là nét tương đồng giữa những dấu vết về hoàn cảnh, những trải nghiệm, những ấn tượng của nhà văn với thế giới nhân vật trong tác phẩm. Những thủ pháp này đã góp phần rất quan trọng vào sự đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật cho thể tài truyện ngắn của văn đàn Việt Nam.

Văn Kim Lân mộc mạc, giản dị và tự nhiên. Đọc tác phẩm của ông, người đọc luôn cảm nhận được sự gần gũi thân mật, không chau chuốt, giả tạo trong cách kể chuyện. Cốt truyện trong tác phẩm của ông, vì thế, không li kì, gay cấn mà đơn giản, ít sự kiện, phù hợp với việc thể hiện những cái bé nhỏ, vụn vặt đời

129

thường của cuộc sống làng quê. Truyện ngắn của ông rất đa dạng các kiểu cốt truyện và luôn tạo những ám ảnh hay bất ngờ cho bạn đọc.

Sự nghiệp văn học của Kim Lân chắc chắn còn mở ra nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu. Năm mươi năm, một nửa thế kỉ cầm bút, chỉ với hơn ba mươi truyện ngắn nhưng những trang văn ít ỏi ấy của ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt về con người, nhất là người nông dân và cuộc sống của dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử quan trọng. Những trang viết của nhà văn thể hiện một trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương, thôi thúc con người ta hướng về nguồn cội, hướng về quê hương, nhất là trong thời cuộc lo toan bộn bề hiện đại hôm nay. Tác phẩm của ông cũng thôi thúc con người hướng về một lối sống chan hòa, nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ lẫn nhau và có một niềm tin, một nghị lực vươn lên trong cuộc sống… Một điều chưa bao giờ xưa cũ trong văn học.

Với những đóng góp của mình, tên tuổi Kim Lân còn được nhắc mãi trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

130

TÀI LIỆUTHAM KHẢO

SÁCH TÁC PHẨM, LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH, BÁO, TẠP CHÍ

1. Lại Nguyên Ân (1986), Văn xuôi Kim Lân, Tạp chí Văn học (số 6), Viện văn học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam.

2. Y Ban (2004), Nhà văn Kim Lân: thuở ấy chúng tôi sống bằng hữu lắm, Báo Giáo dục và thời đại chủ nhật (số 17).

3. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 7)

4. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp. 5. Nam Cao (1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội học xã hội, Hà Nội

7. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

8. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, TP.HCM.

12. Khổng Thị Minh Hạnh (2012), Cái nhìn thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên

13. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo

131

15. Tô Hoài (1959), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội.

16. Nguyễn Công Hoan (1959), Nghệ thuật viết truyện ngắn, Báo Văn nghệ (số 23 - 24)

17. Trần Ninh Hồ (1991), Một ngày Kim Lân, Báo Văn nghệ (số 34).

18. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

19. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, Nxb Trẻ, TP.HCM. 20. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi

pháp, Nxb Giáo dục, TP.HCM

21. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

22. Nguyễn Đức Khuông (2008), Đối thoại với các nhà văn có tác phẩm dạy – học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội

23. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

24. Kim Lân (2012), Kim Lân tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội 25. Kim Lân (1996), Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, Hà Nội 26. Kim Lân (1962), Con chó xấu xí, Nxb Văn học, Hà Nội

27. Phong Lê (2007), Kim Lân, nhà văn của những phận người bé mọn, Tạp chí Sông Hương, số 223, Tháng 09

28. Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền (1999), Tư liệu văn 12 - phần Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

29. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

132

30. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội

31. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Khải luận - Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Nxb KHXH, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1986), Các nhà văn nói về văn (tập 2), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

34. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Các tác giả văn học Việt Nam (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, TP.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

38. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới (Hội nhà văn Việt Nam), Hà Nội.

39. Trần Đồng Minh (1994), Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ, Tiếng nói tri âm, Nxb Trẻ, TP.HCM.

40. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM. 41. Hồ Quý Nghĩa (2004), Sức sống trong truyện ngắn Vợ nhặt, Báo Giáo

dục và thời đại, (số 49).

42. Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân, Tạp chí Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam. 43. Lữ Huy Nguyên (1997), Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 130)