Trình bày

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 117)

3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Kim Lân

3.1. Trình bày

Anton Chekhov từng nói, khi viết, bạn cần phải tìm cách vượt qua đoạn mở đầu và kết thúc, vì đó là những nơi “nhà văn mất nhiều thời gian chần chừ

112

nhất”. Trong phần trình bày của cốt truyện, nhà văn thường giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinh xung đột của tác phẩm và sơ lược lai lịch các nhân vật trên phương diện bao quát nhất. Đây cũng là phần tác giả thuyết minh cái lí do của hành động sẽ được triển khai sau đó của câu chuyện.

Nhìn suốt các truyện ngắn Kim Lân, có thể thấy, cách thức ông tổ chức phần trình bày của cốt truyện khá đơn giản. Nó phù hợp với những câu chuyện ông kể, rất đỗi bình dị, như chính cuộc đời, con người ông vậy.

Ở những truyện có kiểu cốt truyện tâm lý, nhà văn cũng tổ chức phần trình bày gắn với các sự kiện bộc lộ tâm trạng nhân vật. Cơm con là tác phẩm có dung lượng tương đối ngắn nhưng lại để lại nỗi ám ảnh tương đối lâu dài với bạn đọc. Nỗi ám ảnh ấy xuất phát từ ngay chính cái nhan đề và lời đề tựa cho tác phẩm: “Cơm vợ thì ngon, cơm con thì đắng”. Và cái vị đắng ấy bạn đọc sẽ được cảm nhận ngay từ những dòng đầu tác phẩm. Nhà văn đã đưa một sự kiện xuất hiện ngay trực tiếp: những câu cà khịa của nhân vật cả Anh đang ngồi bên mâm rượu với ông cụ cả nhiêu, bố đẻ của mình. “- Cái thân tôi cũng là thân tội ở cái nhà này. Sao mà nặng quả kiếp thế! … - Ông làm tôi không ngóc đầu lên được, mà về đến làng đến nước nữa” [24, tr. 44]. Chi tiết này sẽ là một dấu hỏi lớn. Nó vừa là cái nguyên cớ cho hàng loạt những sự kiện sau diễn ra ở phần vận động như: cụ hoài niệm về cái thuở sung túc vàng son của mình, cả Anh và vợ quát tháo, kể lể, cụ nhiêu mắng con vì không thể nhẫn nhịn nổi cái sự xấc xược của con mình… Nó cũng là yếu tố dẫn dắt để nhà văn giới thiệu sơ lược về các nhân vật: “Chiều nào cũng vậy, rượu vào, cả Anh lại cà khịa với cụ nhiêu Móm, ông thân sinh ra hắn… Thành ra bao nhiêu nỗi bực tức khi say, cả Anh đổ dồn vào đầu ông bố già nua vô dụng: thôi thì móm mém, thôi thì cập kèm, đủ các thứ bẩn mắt” [24, tr. 44] Câu chuyện vì thế khiến độc giả không thể ngừng lại trên trang sách.

113

Vợ nhặt, phần trình bày của câu chuyện được tạo dựng bởi hai sự kiện đối lập, xoay quanh bối cảnh đặc biệt: cái đói đã tràn đến khắp mọi nẻo. Nhân vật chính cũng được khắc họa trong không gian ấy. Tràng là dân ngụ cư, anh chịu nhiều thiệt thòi của tạo hóa với cái bộ dạng hơi khác người, thô kệch, nhưng tốt bụng. Khi cái đói còn ở đâu đó xa xôi, anh là cả một nguồn vui lớn cho cái xóm ngụ cư tồi tàn nghèo khổ, nhất là với lũ trẻ con. Chúng ùa ra, vây lấy anh, reo cười, mừng rỡ: “đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi.” [24, tr. 146]. Và Tràng thì chỉ “ngửa mặt lên cười hềnh hệch”. Đó là tiếng cười của con người thấy hài lòng với những gì mình đang có, là tiếng cười của kẻ thấy mình mang lại niềm vui cho biết bao người khác, dù chỉ là những đứa trẻ con. Nhân hậu và đáng yêu biết bao cái tấm lòng với xóm giềng, với lũ trẻ con ấy. Nó làm cái xóm nghèo về chiều xôn xao lên được một lúc, làm những con người ngụ cư nơi ấy nở một nụ cười sảng khoái sau một ngày lao động nhọc mệt. Nhưng rồi cái đói cũng đã tràn đến xóm ngụ cư này tự lúc nào, và anh cũng là nạn nhân không tránh khỏi của nó: “Trong bóng chiều nhá nhem, Tràng đi từng bước mệt mỏi, chiếc áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước. Hình như những lo lắng, chật vật trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn” [24, tr. 147]. Cái bộ dạng của Tràng thật đúng với hình ảnh của con người của năm đói, ủ dột, toan lo mà vẫn thấy mù mịt, dù cái đói mới chạm đến ngưỡng cửa gia đình anh.

Cũng tương tự như vậy, Làng là một tác phẩm được nhà văn xây dựng chân dung nhân vật bằng tâm trạng ngay từ phần mở đầu của câu chuyện. Ông Hai như đã thành lệ, tối nào cũng sang bên bác Thứ nói chuyện, mang theo cái nỗi lòng của kẻ xa quê: “Không hiểu sao cứ đến lúc ấy, ông lại thấy buồn. Nằm nghe tiếng súng dội trong đêm tối và nhất là cái tiếng rì rầm tính toán tiền nong của mụ vợ, tự nhiên ông sinh ra nghĩ ngợi vẩn vơ, nó bực dọc làm sao ấy” [24,

114

tr. 127]. Đó là cái nỗi lòng của kẻ mắc tật yêu làng, yêu quê quá. Xa nó, ông nhớ, ông không thể cầm lòng được. Và cũng rất tự nhiên, lai lịch, con người, hoàn cảnh nhân vật được kể lại: “Ông vốn là người hay làm, ở quê, ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân tay. Không đi cày đi cuốc, không gánh phân tát nước thì ông cũng phải bày vẽ ra công việc gì để làm: đan rổ, đan rá hay chữa cái chuồng gà, cạp lại tấm liếp… Từ ngày tản cư lên đây, suốt ngày mấy bố con nhong nhóng ngồi ăn, tối đến lại nghe những tiếng rì rầm tính toán ấy, ruột gan ông cứ nóng lên như lửa đốt. Ông phải đi chơi cho khuây khỏa” [24, tr. 127]. Như thế, ông Hai đích thị là nông dân rồi, người nông dân quá ư gắn bó với đồng ruộng, quê hương bản xứ đến thành tật, thành bệnh.

Đến Ông lão hàng xóm, cái dấu ấn tâm trạng nhân vật trong phần trình bày lại càng bộc lộ rõ hơn. Ngay từ những dòng đầu tiên, tác phẩm đã dự báo một câu chuyện chảy trôi theo những cung bậc cảm xúc của nhân vật: “Việc xảy ra thật đột ngột và phũ phàng. Nó giống như một cơn giông ngày hè thình lình ập đến, tối sầm cả trời đất. Ông cụ chắt Dự, một ông lão suốt ngày chỉ thấy cởi trần trùng trục, hì hụi đào xới, đan lát một mình, bây giờ cũng không làm nổi việc gì. Ông lão như người chìm trong một giấc chiêm bao. Hai con mắt lỗ xuống, ngờ ngạc; cái mặt thì võ đi, xạm lại và u tối” [24, tr. 177]. Chân dung nhân vật được khắc họa hầu như bằng các chi tiết biểu lộ tâm trạng. Sự đổi thay của ông lão hôm nay so với hôm qua, khi cái việc đột ngột kia chưa xảy ra thật ghê gớm. Cái giấc chiêm bao mà nhân vật đang chìm vào kia phải chăng là một giấc mơ cho một sự thật họ đang đối mặt? Và cái sự biến kia là gì mà có sức công phá ghê gớm đến thế? Hẳn bạn đọc sẽ có thật nhiều những thắc mắc trước lời kể chuyện như thế.

Ở những kiểu cốt truyện còn lại, Kim Lân giới thiệu nhân vật gắn liền với những sự kiện, những con người, những không gian đặc thù của làng quê. Đó là

115

cái tâm thế đi khám phá đời sống người nông dân lao động nghèo khổ mà nhà văn đã chuẩn bị trước cho người đọc.

Đến với Đứa con người cô đầu, có thể thấy rất rõ cái không gian làng xã đậm chất Bắc Bộ được nhà văn xây dựng làm nền cho câu chuyện. Một buổi chiều miền nông thôn với những cảnh trí rất yên bình, êm ả: “Chiều đã tắt lâu rồi. Trời vẫn còn bức bối… Tôi nằm một mình trên mui bể, mắt nhìn đăm đắm mấy ngôi sao lấp lánh trên khoảng không gian xa thẳm. Mặt trăng lưỡi liềm, lấp ló sau mấy tàu cau đen thẫm, tỏa xuống nhân gian một thứ ánh sáng mờ mờ ” [24, tr. 5]. Một nhịp sống thanh bình, nhẹ nhàng: trời oi bức, mọi người ra cả ngoài sân hóng gió, đứa trẻ ê a đọc những bài đồng dao… Ngay cả cái cách xưng hô của các nhân vật cũng thể hiện rất rõ cái không gian đó: đẻ - mẹ. Đây là truyện ngắn nhà văn tổ chức cốt truyện theo kiểu truyện lồng truyện. Vì thế cái không gian mở đầu này chỉ là cái nền cho câu chuyện tiếp theo. Sợi dây gắn kết hai câu chuyện đó chính là sự kiện Thạ đến chơi nhà Ứng vào cái buổi tối ấy. “Lúc ấy tôi lại thấy khó chịu và ngượng nghịu, có lẽ vì mẹ tôi ở đấy. Không ai nói một lời. không khí im lặng bao bọc chúng tôi một cách khó chịu.” [24, tr. 6]. Cái không khí ấy là đủ làm nên một sức hút người đọc để theo dõi đến hết chuyện.

Điểm qua những truyện viết về phong tục văn hóa làng quê, có thể thấy cơ bản, nhà văn đều sử dụng cách thức mở đầu truyện gắn liền với cái không gian làng xã ấy. Trong Con Mãi Mái, ông để hẳn gần hai trang sách nhằm tả rất kỹ lưỡng cái khu vườn cây cảnh của Cả Chuẩn. Nhưng rồi cũng chính ông lại bảo: Cả Chuẩn cũng không tha thiết với thú cây cảnh lắm. Và câu chuyện rất tự nhiên chuyển mạch cho phần 2: Thú đam mê chơi gà chọi đến thành nghệ sĩ của nhân vật. Trong Cầu đánh vật, các câu chuyện kể dù lồng ghép thế nào thì cũng được dàn dựng dưới một không gian câu chuyện là những dòng đầu tiên đã nói

116

rất rõ: “Đầu cánh đồng Tràng phía trước đình Cẩm Giang… người làm đồng lên đây nghỉ ngơi, uống nước. ” [25, tr. 44]… Trả lại đòn, Ông Cản Ngũ, Ông cả Luốn gốc me… cũng hầu như được nhà văn dựng truyện theo lối kết cấu này. Nó giúp nhà văn tạo nền cho câu chuyện và gián tiếp tạo dựng bức tranh không gian làng xã đặc trưng trong tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)