Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 50)

2. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân

2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn

Nhà văn Kim Lân từng kể về đời mình: “Tôi không được học đến nơi đến chốn. Đang học dở lớp nhất ở trường huyện thì bố tôi mất, tôi bỏ nhà, xuống Hải Phòng tìm việc làm, không được, lại quay về làng. Tôi đi học nghề sơn guốc của một ông hoạ sĩ làng bên. Trong sự rẻ rúng của gia đình (ông là con trai người vợ ba cụ thân sinh), nhiều bạn bè đồng học vẫn đi,về, đèn sách nhởn nhơ, tôi buồn bực vô cùng. Đúng ra là tự ái. Tự nhiên tôi nhìn xung quanh thấy nhiều sự nhăng nhít, vô lý và nhất là lòng ham viết, thích viết của tôi lại càng nung nấu. “Ta cũng chẳng kém gì các người” - cái ý nghĩ cương quyết, ngây thơ đó đã khiến tôi cầm bút” (Chặng đầu đi tới) [24, tr. 598] Như vậy, Kim Lân viết văn, trước hết, có hai động lực khởi nguồn: lòng “ham viết, thích viết” trước “nhiều sự nhăng nhít, vô lý” của cuộc sống xung quanh nhà văn lúc ấy. Sau nữa, việc cầm bút viết văn của người thợ sơn guốc đó có ý nghĩa lớn lao, mang tính nhân văn, đó là: “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”.

Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn, trước hết, ở Kim Lân là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kỳ đầu cầm bút, ông đã quan niệm: điều quan trọng là văn chương “phải thật, phải giản dị”

“trong văn phải có cái tâm”. Từ tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ cho đến những tác phẩm sau cuối, trang văn của ông ngập tràn muôn mặt những cảnh đời, cảnh sống, đầy ắp những không khí của thời cuộc. Trước Cách mạng tháng Tám, nhà văn viết nhiều về những day dứt của cuộc sống con người trong dòng xoáy xã hội nơi cái khuôn làng bé nhỏ của mình. Từ những cái “nhăng nhít, vô ” của cuộc sống cá nhân đến cái “nhăng nhít, vô lý” của xung quanh đều thấy hiện diện trong các tác phẩm. Đâu đó là thân phận kẻ “thừa” trong những gia đình lắm vợ lẽ, con thêm – đứa con đẻ của hôn nhân thời phong kiến (Đứa con

45

người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật). Lại có cả những thói tật của người nông dân với nỗi lòng luyến tiếc, hoài cổ cái nhã thú văn hóa cổ truyền (gánh hát tuồng của làng) gặp phải sự dửng dưng của lớp thanh niên trẻ (Người kép già), chuyện thách đố trêu chọc đám con gái nhà lành của đám thanh niên (Nỗi này ai có biết), chuyện đi trả lại đòn thù truyền đời truyền kiếp của những trang “hảo hán làng” (Trả lại đòn), hay cả chuyện đối xử của những thành viên trong gia đình với nhau (Cơm con)… Chừng ấy chuyện trên trang sách cũng là chừng ấy chuyện trên trang đời mà ông hằng trải qua hay chứng kiến. Sau Cách mạng, nhà văn còn đưa vào tác phẩm của mình rất nhiều những sự kiện gắn với những dấu mốc quan trọng của lịch sử đất nước như chuyện tản cư (Làng), chuyện cải cách ruộng đất (Nên vợ nên chồng), chuyện nông dân vào hợp tác xã (Ông Cả Luốn gốc me)… Mỗi câu chuyện, Kim Lân đều viết bằng một lối văn mộc mạc, bình dị, như chính con người ông. Tất cả, đó là những chuyện, những người mà ông đã từng gặp, từng trải qua, từng quen biết và gần gũi. Dù có quan niệm rằng: không thể dung nạp được cái thứ văn “kêu quá, bóng bẩy quá, cứ như là đánh bóng mạ kền thì văn Kim Lân vẫn có một sức hút riêng. Có được điều đó không phải từ những câu chữ đẽo gọt chăm tỉa mà từ chính cái chất của người nông dân mà nhà văn đã thổi được vào tác phẩm.

Là người viết không nhiều nhưng Kim Lân luôn được bạn văn nể trọng, bạn đọc lưu nhớ. Sở dĩ có được điều đó là bởi ông luôn tâm niệm “chỉ viết những gì mình nắm chắc”. Con người ấy đã gạt bỏ mọi sự lôi cuốn của nhịp sống thời đại để giữ cho mình một lối viết rất riêng, chậm rãi, cẩn trọng và đậm chất nông nhàn. Khi xung quanh ông, những Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… xoáy sâu vào những mâu thuẫn, những mặt trái của xã hội thực dân thì Kim Lân lại đi vào một mảng riêng biệt, cái thú “ phong lưu đồng ruộng”. Nhìn suốt các sáng tác của nhà văn, đâu đâu bạn đọc cũng bắt gặp những không gian, những sự việc gắn với người nông dân, trong mọi hoàn cảnh

46

của đời sống. Đó chính là cái “chiếu” riêng của ông, chính là lĩnh vực mà ông am hiểu sâu sắc, cũng chính là nơi ông có thể mặc sức gửi gắm cái tình yêu làng lắm lắm của mình.

Là một con người chịu nhiều thua thiệt, việc viết văn, với ông, còn là niềm khao khát được thể hiện rõ nét chính con người mình trên trang giấy. Ông đã tự nhận rằng: “xem văn như người… Văn tôi giống tôi trước hết là cách nói, cách nghĩ, cách xử sự… Văn của tôi đã nói được tiếng nói và sự suy nghĩ của tôi. Nhiều khi cách xử sự của nhân vật trong truyện cũng là cách xử sự của tôi trong cuộc sống hàng ngày”. [8, tr. 36,94]. Con người ông, dù với người hay với đời, với văn chương, luôn có ý thức và thực sự đã là “một người tử tế” như từ chính ông đã sử dụng. Cái chất tử tế trong việc viết văn có khi là cái nhận thức đúng đắn về tài năng và nhân cách của người cầm bút; cũng có khi lại chính là việc họ nên biết điểm dừng của mình trên lộ trình sáng tạo nghệ thuật. Ông đã từng cho rằng: “Viết văn phải có tài. Cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên. Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên, thoải mái, viết cái mình yêu, mình thích, thì viết lại rất hay, đến lúc hiểu kỹ về nghề thì viết lại tồi đi rất nhiều. Hay chăng cái mình biết đã gò bó cái tự nhiên của mình. Những hiểu biết về nghề văn là rất cần. Nó nâng tầm nhà văn lên, nhưng nếu để nó khống chế mình, làm mất cái thiên bẩm của mình đi thì nhà văn ấy không còn là chính mình nữa”. Và khi lý giải việc tạm ngừng sáng tác một thời gian dài của mình, ông cũng nói trên cái quan niệm rất táo bạo mà chuẩn xác đó: “Cái đáng viết thì đã viết rồi, còn cái không đáng viết thì viết làm gì. Viết nhiều mà nhạt thì thà không viết còn hơn, vả lại giời cũng chỉ cho mình có thế, muốn hơn cũng không được. Viết được thì viết, không viết được thì thôi. Những cái cố gượng viết đều giả, đều khô khan, đọc lại thấy xấu hổ lắm…!”.

Và như thế, nhà văn Kim Lân đã giữ trọn vẹn cái Tâm của người cầm bút trên suốt hành trình cống hiến nghệ thuật của bản thân. Xin được mượn lời đánh giá của nhà văn Trung Trung Đỉnh để khép lại vấn đề về quan niệm sáng tạo

47

nghệ thuật của ông: “Ông già đa cảm, đa chuyên, ham sống, thích vui, hết lòng vì bạn, chơi với bạn, dù trẻ, dù già, lấy cái chữ Tin nhau, Yêu nhau làm trọng. Bản tính ông là thế!” [25, tr. 647]. Tất cả cái bản tính ấy ông đều mang cả vào mỗi trang văn tươi rói của mình.

48

Chƣơng 2

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 50)