2. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân
2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp
Với người nghệ sĩ nói chung, nhà văn nói riêng, việc sáng tạo nghệ thuật cũng là việc sáng tạo cái đẹp. Với họ, cái đẹp phải là phạm trù liên quan và hướng tới đời sống của con người. Một tác phẩm nghệ thuật đẹp phải là tác phẩm “thể hiện những giá trị nhân bản, xã hội, do đó khẳng định giá trị của con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con người, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của nhân cách, làm nảy sinh và bộc lộ ngày càng đầy đủ những sức mạnh và năng lực của con người” [10, tr. 34,35]. Cho nên, người nghệ sĩ được coi là mang trong mình cái sứ mệnh đi kiếm tìm cái đẹp. Thạch Lam, trong tác phẩm Theo giòng của mình, đã rất sâu sắc khi nói về hành trình gian truân mà cao cả ấy: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Với sứ mệnh thiêng liêng này, mỗi nhà văn lại có một hướng đi riêng độc đáo để rồi khám phá ra biết bao vẻ đẹp phong phú của cuộc đời. Nếu Nguyễn Tuân mải mê đi kiếm tìm những vẻ đẹp tài tử, siêu phàm thì Thạch Lam lại say sưa với những cái đẹp man mác buồn và hơi cổ điển, những cái đẹp của đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Nếu Nhất Linh, Khái Hưng đi ngợi ca cái đẹp ở những con người tân thời mới, trẻ trung, yêu đời, mạnh bạo đòi quyền sống, quyền yêu, thì Nam Cao lại day dứt và từ đó đi sâu khám phá những vẻ đẹp ẩn tiềm từ “những
34
kiếp đau khổ, lầm than”. Sau này, nhà văn Nguyễn Minh Châu lại có hứng thú đi kiếm tìm những vẻ đẹp còn khuất lấp trong cuộc đời …
Con đường kiếm tìm cái đẹp, cũng là ngọn nguồn và đích tới của việc sáng tạo nghệ thuật nơi Kim Lân lại có một hướng đi khá đặc biệt. Đó là hành trình về với quê hương bản xứ để khám phá và ngợi ca những nét đẹp văn hóa làng quê. Sinh ra và lớn lên ở một vùng “đất hun tú khí, đời tạo văn nhân” như cái làng Chợ Giầu, phủ Đông Ngàn, huyện Từ Sơn thì hành trình trở về với quê hương bản quán để kiếm tìm và ngợi ca cái đẹp như ông cũng là điều dễ hiểu. Nó cũng giống như một việc “trả nợ” của một bậc trai đinh với làng vậy. Cái món nợ sinh thành, nợ dưỡng dục của mẹ cha, của bờ tre, gốc rạ, của biết bao gương mặt thân thuộc quanh mình mà Kim Lân không phải là một hiện tượng cá biệt. Quanh ông còn có rất nhiều những trai làng cũng từng trở về với làng Giầu để kiếm tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Địch Dũng năm 1965 có cho ra mắt cuốn Trai làng Quyền mà bất cứ ai đọc cũng đều có cảm nhận “Hình như Nguyễn Địch Dũng muốn nói về người con trai nào đó “có thật” ở làng Chợ Giầu - quê hương ông từ ngày xưa thì phải”. Rồi nhạc sĩ Hồ Bắc với bài hát Làng tôi đã làm ấm lòng bao thế hệ, nghệ sĩ – nhà quay phim Nguyễn Đăng Bẩy với Đến hẹn lại lên năm 1974. Đặc biệt, nhà thơ – dịch giả Thúy Toàn, con người tuổi thơ phải xa làng rất sớm, khi về già, ông lại hướng về mảnh đất ông cha, muốn xây dựng một địa chỉ văn hóa, muốn đóng góp công trình nho nhỏ cho làng quê cổ kính và trù phú của mình. Ông đã có một bài viết khá xúc động và đầy tự hào về quê hương: “Lại nói về cái làng của tôi” …
Trong cuộc nói chuyện với nhà thơ Bế Kiến Quốc, Kim Lân đã cho rằng: “Đất có lề, quê có thói. Văn hóa được tích tụ hàng nghìn năm, hàng trăm năm. Nó tồn tại và phát triển trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xã… và từng làng đóng góp thành cộng đồng, thành dân tộc, thành quốc gia…” [22, tr. 92]. Như thế, văn hóa, với ông, cũng chính là những phong tục, tập quán đẹp đẽ
35
mà mỗi miền quê đã hun đúc và gìn giữ qua bao thế hệ. Nó thể hiện trong mỗi nếp sinh hoạt hằng ngày, trong mỗi cá nhân con người sống giữa một tập thể. Và mỗi câu chuyện ông viết, mỗi cảnh đời ông khám phá đều là một thông điệp, một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc của ông về cái ý thức giữ gìn bản sắc quê hương, bản sắc dân tộc, cũng là gìn giữ văn hóa cao đẹp ấy.
Đọc tác phẩm của Kim Lân, điều đầu tiên dễ nhận ra hơn cả là ông đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của mình rất đậm chất hiện thực, gần gũi với “chất làng” rất rõ. Bao trùm hầu khắp các tác phẩm là những không gian, cuộc sống, con người của làng xã. Đó là những ngôi làng mang những cái tên mà cho đến tận hôm nay nó vẫn đang tồn tại như Trang Liệt, Đình Bảng, Cổ Pháp, Sặt, Đồng Kị, Phù Lưu… Đó là những nhân vật được mệnh danh là niềm tự hào của quê hương với những tài nghệ hiếm thấy như Trạng Sặt, Trạch Khô, Cả Lẫm, Đô Cót, Quắm Đen, hai ông Đá Rãi, Trưởng Thuận, Cả Chuẩn, Hương Thân…. Đặc biệt hơn nữa, nhà văn lại để chừng ấy các địa danh, các tên tuổi cứ trở đi trở lại trong các câu chuyện kể với một tần suất không nhỏ. Nó tạo cho người đọc cái cảm giác đang sống trong chính ngôi làng yêu dấu của ông mà trải nghiệm biết bao chuyện đời, khám phá bao vẻ đẹp chốn đồng quê. Cầm cả tập truyện của ông, người đọc như đang làm một chuyến du hành nho nhỏ trở về với một vùng quê nổi tiếng xứ Kinh Bắc với những con người thân thiện, những cảnh trí nên thơ, những hội hè đình đám, những thú chơi đẹp đẽ lúc nông nhàn… Và ở ngay chính những điều tưởng bình dị, chân chất, mộc mạc ấy, nhà văn đã tìm, đã thấy và đã ngợi ca: cái đẹp. Nó có trong những thú chơi tao nhã, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi quê hương ông.
Làng ông được coi là trung tâm của cả một vùng:
Đông Ngàn vật hoa kiêm thủ ấp Bắc Ninh thương thị cứ trung tâm
36
Đây là nơi trung tâm buôn bán của tỉnh Bắc Ninh)
(Câu đối gắn trên cổng làng Phù Lưu). Rồi cũng nơi cổng làng ấy, hai bên cánh gà còn có một đôi câu đối nữa, nó như một nếp sống, một lối nghĩ, và cao hơn là cả một ý chí của người dân làngchợ Giầu:
Dĩ nhân vi tâm bản (Lấy lòng dân làm gốc
Đạt tri thức do văn Có kiến thức phải học)
Và như thế, việc hội tụ tại đây nhiều thú “phong lưu đồng ruộng” cũng là điều dễ hiểu.
Cái thú được nhiều người biết đến hơn cả, cũng là niềm tự hào của người dân quê ông hơn cả, ấy là đấu vật. Và cũng có lẽ, Kim Lân là nhà văn viết khá nhiều và hay về môn thể thao đậm tinh thần thượng võ của dân tộc này. Ngay chính bản thân tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy, nơi đặt hàng ông viết một chùm tác phẩm về chủ đề đấu vật cũng đã phải thừa nhận: “Điều hòa sức với mưu cho tiết tấu nhịp nhàng, có lẽ môn vật của ta là một môn thể thao có “tinh thần thể thao” vào bậc nhất trong thế giới. Môn ấy, trong một thời gian khá lâu đã làm vẻ vang nước Việt Nam thượng võ” [25, tr.45]. Dù đây là cái nhìn của một tờ báo từ những năm trước Cách mạng tháng Tám, còn đôi chỗ hạn chế, song lại hướng tới một mục đích rất cao đẹp: “để làm một tài liệu sau này cho những ai muốn khảo về nước Việt Nam thượng võ”. Lời nhận định thực sự đã cổ vũ tinh thần rất lớn để nhà văn viết tác phẩm. Ông như muốn “đem tất cả cái hay, cái lạ, cái đặc biệt của môn thể thao đó ra vẽ lại để cho ta cùng thấy một tinh hoa của đất nước” [24, tr.44,45]. Đặt trong bối cảnh ra đời của nó, chùm tác phẩm viết về chủ đề này còn có một sức cổ vũ tinh thần cho người dân Việt thật lớn lao. Viết về môn đấu vật, Kim Lân như say sưa đắm mình trong cái không khí của lễ hội nơi làng quê. Nhà văn cũng hiểu hơn ai hết cái nét đẹp văn hóa nơi thú chơi thượng võ này: “Theo các bậc tiền bối, “vật là đầu hàng võ”. Muốn thành một võ sĩ hoàn toàn phải giỏi vật cái đã”, rồi: “vật có nhiều đức tính con nhà binh
37
cần phải có:can đảm, điềm tĩnh, nhanh trí, kiên nhẫn, và nhất là khỏe”. Thậm chí, trong những hoàn cảnh nhất định, vật không còn đơn thuần là một thú chơi nữa: “Trần Thủ Độ luôn khuyến khích môn vật, mở những cuộc vui có treo giải thưởng cho các đô vật trong nước tranh hùng. Mỗi năm một kì tuyển lính. Tinh thần thượng võ được sáp nhập với tinh thần quốc gia thành ra bành trướng mạnh mẽ vô cùng, tạo ra những đội quân tinh nhuệ và quả cảm, ghi những thành tích vẻ vang bất hủ trong quốc sử.” [24, tr.88, 89]. Và cũng theo cái đà ấy, nhà văn đã tạo dựng nên những nhân vật – đô vật thật đẹp đẽ. Họ như hội tụ tất cả những vẻ đẹp của một đấng bậc anh hùng. Họ mang vóc dáng của kẻ sức lực hơn người: “Đôi vai rộng rãi, bề thế. Bộ ngực nở nang rắn chắc, thây lẩy trên chiếc bụng đõn (nhỏ thắt lại), bắp thịt nổi lên từng múi, từng múi…. Lúc ấy, trông anh tôi tưởng như anh là người bằng sắt, bằng đồng, không một sức mạnh gì lay chuyển được” (Cầu đánh vật) [25, tr. 47]. Họ được nhà vua tin tưởng, yêu
mến, lúc nào cũng cho hầu ngay bên mình ngự. Khi đất nước lâm nguy, họ thực sự là những chiến binh thiện nghệ: “hai ông đô Nghê và đô Voi mình trần đóng khố bao, đầu đội mũ lưỡi búa, tay cầm hai cây roi, xông xáo giữa đám thiên binh vạn mã như chỗ không người. Gươm đao chém vào mình chỉ quằn lại chứ thịt da không hề sây sát.” Khi đất nước hòa bình, họ lại là những trung thần hết mực, một lòng phò vua giúp nước, thậm chí bằng cả tính mạng của bản thân: “vốn người sơn dã, tính tình ngay thẳng, thấy điều gì trái tai gai mắt thì dù kẻ quyền cao chức trọng đến đâu cũng không sợ” (Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật) [24, tr.87]. Đất nước những năm gần cuộc Tổng khởi nghĩa cần biết bao cái tinh thần dân tộc ấy. Viết về họ, nhà văn đã khéo léo nâng tầm một thú chơi đậm chất làng quê lên thành một nét đẹp của văn hóa, của con người dân tộc, cũng là một nỗi niềm ấp ủ muốn gửi trao về một ý thức cần gìn giữ nét truyền thống ông cha muốn gửi gắm.
Không giống như đấu vật, môn võ chỉ xuất hiện trong những dịp hội hè đình đám của làng xã, thả chim, chọi gà lại là những thú chơi gần như là đời
38
thường của người nông dân. Viết về thú chơi này, nhà văn thực sự tỏ ra là một người không những am hiểu mà còn đam mê nó. Chỉ có niềm đam mê mới có thể giúp nhà văn thấu hiểu và viết về nó sâu sắc đến vậy. Đọc Đôi chim thành,
xem cách Kim Lân miêu tả về thú thả chim mới biết ông “chơi sành” đến cỡ nào. Một nhà văn am hiểu và viết hay về đấu vật chừng ấy giờ viết về thú chơi chim cũng hay không kém. Đây là cách chọn chim hay: “Phàm cái giống chim Văn Giàng này, cứ con nào “cào” nhọn là bay cao, con nào “bị” to là đông đen. Nhưng mấy con được hoàn toàn cả cào lẫn bị… Đôi chim này được cả cào lẫn bị.”. Và đây là cảnh thả chim của ông Trưởng Thuận: thú chơi thả chim
“Đàn chim bay hãy còn thấp, lượn vòng quanh trên mắt mọi người. Có tiếng sáo trứng kêu vo vo. Hương Thi hỏi:
- Cái nào đóng sáo thế ông?
Vẫn nhìn chăm chăm vào đàn chim, Trưởng Thuận trả lời:
- Cái đực “rơi lạc phao” đấy ông ạ. Nó khỏe lắm, hôm nào cũng dẫn “tiên hành”. Tôi dò mãi xem đóng sáo vào mới thôi đấy.
Đàn chim bay đã “tít đuôi”. Rồi cứ cao dần… cao dần. Thỉnh thoảng có người khen:
- Đàn quả đẹp quá.
- Nó đánh với cái vòng nghịch khéo không này! - Còn là ăn nhiều giải, các ông ạ.
Họ ngồi ngửa mặt lên trời xem miên man, quên cả sức nóng thiêu người của trưa mùa hạ. Đàn chim đã “vần thượng”bé bằng quả cau. Rồi bằng hột nhãn. Rồi chỉ còn thấp thoáng in trên những gợn mây trắng” [24, tr. 32].
Thả chim bồ câu là một thú chơi có từ xa xưa. Các cụ ta ngày xưa yêu chuộng thú thả chim bồ câu vì chúng là loại “nghĩa điểu” trung thành, có tình có nghĩa. Hội thi thả chim bồ câu là một thú chơi đồng quê có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị về tinh thần tập thể, về đức tính chung thuỷ của con người. Vì lẽ đó Kim Lân say mê và muốn san sẻ niềm đam mê ấy để mọi người cùng thưởng
39
thức. Dõi theo đàn chim thả ấy là bao niềm vui, bao hoài bão của những tay chơi. Họ ngẩng mặt dõi theo cánh chim bay như để quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống lam lũ, như một thoáng chốc được tận hưởng cái cảm giác của tự do, của khoáng đạt. Hơn nữa, gắn mình với thú chơi khá kì công này, người nông dân bao đời còn như muốn tu rèn nhân cách con người mình hướng tới sự toàn thiện. Một “Trưởng Thuận” của hôm nay, trên đất Kinh Bắc cũng đã từng thừa nhận: “Chơi chim không chỉ để đi thi, để đạt giải thưởng mà cốt để rèn luyện cho bản thân mình sự kiên trì, nhẫn nại. Gắn bó với đàm chim lâu tôi cũng học hỏi được ở chúng đức tính đoàn kết, kỷ luật, tình nghĩa. Nếu như con người sống trong tập thể ai cũng như vậy thì việc gì cũng làm được, khó khăn nào cũng có thể đồng tâm hiệp lực vượt qua”.(Ông Nguyễn Khắc Đương, thôn Nghiêm Xá, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)
Cũng tương tự như thế, thú chơi chọi gà với Kim Lân cũng là một nét đẹp của phong tục, của văn hóa. Chuyện những chú gà chọi nhau là chuyện đáng để tâm của mọi người, cao hơn nữa, là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày hội làng. Các nhân vật trong Con Mã Mái của nhà văn nói chuyện về gà mà nghe như nói về một chiến binh, một anh hùng nào vậy. Những chú gà đời thường bình dị là vậy nhưng khi vào trang văn của ông, dưới con mắt của các tay chơi (nhân vật) bỗng trở nên đẹp đẽ đến lạ thường: “Con Ô Mã Mái tảng dày, mí trờm làm cho đôi mắt ếch sâu hoắm vào. Mỏ tam sơn, ba múi, quăm quắm như mỏ diều hâu. Mình củ đậu, đuôi lá vả, tỏ ra có sức bền bỉ, gan góc. Nhất là đôi quản đen bóng, rắn cứng nhưu thép nguội. Hai hàng vẩy một sông sông chạy từ khoeo đến bàn. Quản bên phải, sóng ngang với cựa có một chiếc vẩy rất nhỏ cài vào nữa. Theo những tay chơi, đó là vẩy cáo, lợi hại lắm. Nó chuyên “hầu dọc” rất nhiều cần, cáo. Ai cũng phải chịu là con gà hay. Nhưng đến con Sám Miến Hồng thì mới thực là tài ba có một. Với đôi quản đầy vẩy “khâu dao”, chỉ buông không cũng thành cần, cáo. Và nhất là hai ngón “thái” vênh vênh kì quái. Nó đã lấy vừa đúng mười hai con mắt trong mười hai trận đá.
40
Sám Hồng khét tiếng là con gà kì tài” (Con Mã Mái) [24, tr. 58]. Họ nâng gà lên thành những vị thần, thánh, họ nói về gà với một sự ngưỡng mộ đến sùng bái: “Chuyện! Bì thế nào được với con Sám Miến Hồng. Con Sám Miến Hồng nó là thần gà, thánh gà, đâu có phải gà thường” [24, tr. 62]. Phải nói rằng, Kim Lân