IV. Phương pháp lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi tôm nước lợ
2.3. Tác động của BĐKH đến CSHT và diện tích các vùng nuôi tôm nước lợ
Lớp bản đồ vùng nuôi tôm nước lợ được xây dựng và phân tách từng vùng nuôi cụ thể phân bố trên không gian (có ranh giới tách biệt giữa các vùng nuôi). Việc đánh giá được thực hiện lần lượt cho từng vùng nuôi từ đầu cho đến hết. Các kết quả đánh giá được tổng hợp lại (cộng dồn) từ việc đánh giá lần lượt này. Sau đây trình bày kết quả đánh giá một số vùng nuôi cụ thể trước khi cộng dồn trên quy mô toàn tỉnh.
Hình 18: Bản đồ vùng nuôi xã Thạch Châu
Bản đồ của Hân chưa có chú giải
Phần lớn diện tích nuôi nằm ngoài đê, tuy nhiên độ cao trung bình so với mực nước biển ở mức 1m. Chịu ảnh hưởng của nước biển dâng theo kịch bản. Diện tích vùng nuôi trong đê là 1,61ha, diện tích vùng nuôi ngoài đê là 8,86 ha. Vùng nuôi ngoài đê nằm tiếp giáp với sông Cửa Sót sẽ chịu tác động trực tiếp của lũ, lụt. Tác động tới cơ sở hạ tầng nuôi tôm sẽ là rất lớn. Các vùng nuôi xã Thạch Châu có khoảng cách đến cửa sông (cửa biển) là 3km, ở mức độ cao (gần cửa sông) so với các vùng nuôi khác, sẽ có tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, nước biển dâng ở mức cao.
Hình 19: Bản đồ vùng nuôi xã Xuân Hội
Trong xã Xuân Hội, vùng nuôi tập trung và nằm trọn trong đê. Diện tích vùng nuôi đạt 307ha. Độ cao trung bình so với mực nước biển của vùng nuôi là từ 1m – 2m, không chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng. Vùng nuôi xã Xuân Hội nằm ngay gần cửa sông Lam sát ven biển, tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH sẽ cao hơn các vùng nuôi khác nằm xa về phía đất liền hơn. Đặc biệt là với những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới.
c) Vùng nuôi xã Hộ Độ huyện Lộc Hà (vị trí lựa chọn mô hình tỉnh Hà Tĩnh):
Hình 20: Bản đồ vùng nuôi xã Hộ Độ
Trong xã Hộ Độ, các vùng nuôi tách biệt thành 2 vùng nuôi rõ rệt tuy nhiên cả 2 vùng nuôi đều nằm trong đê. Vùng nuôi sát đê có diện tích hơn 46,47 ha, diện tích vùng nuôi nằm sâu vào phía trong là khoảng 27,83 ha. Độ cao trung bình so với mực nước biển của cả 2 vùng nuôi trong khoảng từ 0,6 – 2 m, tuy nhiên do đều nằm trong đê nên sẽ không phải là vùng diện tích chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng. Ngoài ra, các vùng nuôi xã Hộ Độ có khoảng cách đến cửa sông ven biển là 8 – 10 km, tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH sẽ không cao hơn các vùng nuôi khác sát ven biển. Chỉ số E 2 vùng lần lượt là 0,37 (mức độ tổn thương thấp) và 0,46 (mức độ tổn thương).
Tổng hợp kết quả đánh giá lần lượt cho từng vùng nuôi ta có kết quả đánh giá chung cho toàn bộ các vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:
nước biển dâng là khoảng 120 ha. Trong đó những vùng nuôi sẽ bị ngập khi nước biển dâng 1m theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng là 83,9 ha.
Về cơ sở hạ tầng: ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng đến cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ như sau:
- Số lượng ao nuôi chịu tác động = Số hộ nuôi * 1,2 (số ao nuôi ước tính trung bình cho một hộ nuôi): 1568 ao nuôi.
- Tổng số mét bờ bao chịu tác động = Số hộ nuôi * 300 mét (ước tính trung bình cho một hộ nuôi): 392.100 mét.
- Tổng số nhà chòi chịu tác động = Số hộ nuôi (ước tính trung bình 1 nhà chòi cho một hộ nuôi): 1307 nhà chòi các loại.
- Tổng số mét đường dây điện chịu tác động = Số hộ nuôi thâm canh * 500 mét (ước tính trung bình cho một hộ nuôi thâm canh): 347.500 mét.
- Tổng số bộ quạt nước = Số hộ nuôi thâm canh * 2 bộ (ước tính trung bình cho một hộ nuôi thâm canh): 1.390 bộ.
Từ kết quả tính toán chỉ số điều kiện tác động (E) cho các vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng gắn liền trên từng vùng nuôi có thể phân chia mức độ tác động theo các mức độ tổn thương của cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ như sau:
Bảng 37: Tác động của BĐKH đến các hạng mục cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh Hà Tĩnh
STT Mức độ tác động % trên tổng diện tích Ao nuôi (ao) Bờ bao (m) Nhà chòi (cái) Đường dây điện (m) Quạt nước (bộ) 1 Rất thấp 2,23 35 8.733 29 7.740 31 2 Thấp 14,72 231 57.700 192 51.137 205 3 Trung bình 9,14 143 35.825 119 31.750 127 4 Cao 31,23 490 122.451 408 108.522 434 5 Rất cao 42,69 669 167.391 558 148.351 593 Tổng cộng: 100,00 1.568 392.100 1.307 347.500 1.390 2.4. Đánh giá chung
ảnh hưởng của nước biển dâng, tuy nhiên do đặc điểm phân bố chủ yếu ở vùng gần cửa sông ven biển nên sẽ chịu tác động của các yếu tố BĐKH khác, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm nước lợ thâm canh có tính dễ bị tổn thương cao với tác động của BĐKH và nước biển dâng. Tác động chủ yếu tới hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư cho mô hình nuôi tôm thâm canh như hệ thống điện, hệ thống quạt nước..
Dưới tác động của BĐKH sẽ có khoảng 239 ha diện tích đất lúa nhiễm mặn và ruộng muối vùng nội đê có tiềm năng chuyển sang nuôi thủy sản nước lợ, mặn theo hình thức thâm canh và bán thâm canh.
Diện tích nuôi tôm nước lợ có nguy cơ ngập theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tương ứng với mực nước biển dâng 1m là hơn 83,9 ha chủ yếu là phần diện tích nuôi QCCT ngoài đê.
CHƯƠNG III. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TÔM ỨNG PHÓ VỚI BĐKH