Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích và

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 50)

cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản ven biển

Hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) nuôi tôm nước lợ được xác định bao gồm:

• Ở cấp độ trang trại (hộ nuôi): các hạng mục cơ sở hạ tầng của trang trại nuôi bao gồm:

Bảng 13: Các hạng mục cơ sở hạ tầng của trang trại nuôi

Cơ sở hạ tầng / Hình thức nuôi QCCT Thâm canh

Ao nuôi; X X

Bờ bao; X X

Cống cấp; X X

Cống thoát; X X

Đường đi lại; X X

Máy bơm; - X

Quạt nước; - X

Đường điện; - X

Nhà chòi; X X

Nguồn: Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS ngày 10/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn

• Ở cấp độ vùng nuôi, ngoài các hạng mục cơ sở hạ tầng của trang trại như trên thì còn có thêm cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi, bao gồm:

- Cống cấp cho vùng; - Cống thoát cho vùng; - Kênh cấp cho vùng; - Kênh thoát cho vùng; - Đường điện, trạm biến áp; - Đường giao thông;

- Công trình đê đập;

- Các công trình ngăn mặn, giữ ngọt.

• Các tác động chính và phương pháp đánh giá cơ bản:

Các tác động chính của BĐKH đến CSHT và diện tích nuôi tôm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 14: Tóm tắt các tác động chính của BĐKH đến CSHT và diện tích nuôi tôm và phương pháp đánh giá

Các yếu tố khí hậu Đối tượng bị tác động

Tác động, rủi ro Phương pháp đánh giá

mưa, nước biển

dâng tôm nước lợ diện tích ngập

Nước biển dâng Diện tích nuôi

tôm nước lợ Xâm nhập mặn sâu, mở rộng diện tích tiềm năng chuyển đổi sang nuôi tôm nước lợ Phương pháp GIS chồng lấp bản đồ để phân vùng ảnh hưởng Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác: Bão, áp thấp nhiệt đới… Cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ

Tàn phá, làm hư hỏng các cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy hải sản,…

Thống kê, đánh giá và dự

báo thiệt hại Nguồn: chỉnh lý từ IMHEN (2011)

Trong nhiệm vụ này, các bước triển khai đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng lên diện tích, cơ sở hạ tầng sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng Cơ sở dữ liệu không gian (geodatabase) khu vực

nghiên cứu.

Cơ sở dữ liệu không gian bao gồm các lớp bản đồ được phân tích, biên tập đưa về thống nhất cùng một hệ tọa độ, hệ quy chiếu, bao gồm:

- Lớp bản đồ hành chính: tỉnh, huyện, xã, thôn/xóm/ấp, ghi chú địa danh; - Lớp bản đồ thủy văn: hệ thống sông, cửa sông;

- Lớp bản đồ hải văn: nền biển, đường đẳng sâu;

- Lớp bản đồ địa hình: bình độ cái, bình độ con, ghi chú địa danh; - Lớp bản đồ các tuyến đê chính: đê các cấp, kè, công trình đê điều; - Lớp bản đồ các công trình thủy lợi chính: cống, kênh mương; - Lớp bản đồ các điểm độ cao;

- Lớp bề mặt địa hình (dạng raster) được xây dựng từ mô hình địa hình TIN; kết xuất từ hệ thống điểm độ cao;

- Lớp bản đồ ảnh vệ tinh.

Bước 2: Xây dựng bản đồ hiện trạng diện tích nuôi tôm nước lợ và cơ sở

Hiện trạng vùng nuôi tôm nước lợ được xây dựng thành lớp bản đồ dạng vectơ (polygon) và nhập vào CSDL.

Cơ sở hạ tầng được nội suy theo tính tương quan giữa cơ sở hạ tầng được đầu tư cho một đơn vị diện tích nuôi tôm nước lợ, hoặc theo đơn vị là một hộ nuôi tôm nước lợ ở cả hai hình thức nuôi là QCCT và thâm canh.

Bước 3: Xác định kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho địa phương

Bước 4: Đánh giá tác động BĐKH, nước biển dâng cho các vùng hiện

trạng (diện tích nuôi tôm nước lợ) và cơ sở hạ tầng tương ứng bằng phương pháp GIS, phương pháp đánh giá và dự báo thiệt hại.

Nội dung phương pháp GIS, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở phân tích chồng lớp các lớp bản đồ.

Như vậy, việc đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích và cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi tôm nước lợ sẽ bao gồm 3 nội dung chính như sau:

- Xác định danh sách và diện tích vùng nuôi có nguy cơ ngập do BĐKH và nước biển dâng.

- Xác định danh sách và ước tính quy mô vùng tiềm năng chuyển đổi loại hình sử dụng đất từ các loại hình như lúa nhiễm mặn (một vụ) kém năng suất, làm muối hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi tôm nước lợ.

- Đánh giá thiệt hại do BĐKH và nước biển dâng đến các hạng mục cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ như được xác định ở trên.

Các phân tích đánh giá dựa trên thực tế vị trí phân bố, đặc điểm khu vực phân bố của đối tượng chính là diện tích (vùng) nuôi tôm nước lợ.

Ngoài ra, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên cơ sở hạ tầng, diện tích nuôi tôm nước lợ còn được phản ánh gián tiếp thông qua việc tính toán chỉ số điều kiện tác động (Exposure - ) cho các vùng nuôi tôm nước lợ. Các phương pháp GIS được sử dụng trên cơ sở kế thừa bản đồ chỉ số E do nhóm tác giả Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản xây dựng được trong

xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ”. Lớp bản đồ các vùng nuôi tôm nước lợ được xây dựng dưới dạng vector, được chồng lớp lên lớp bản đồ chỉ số E – dạng raster. Các giá trị chỉ số E của toàn bộ các picxel nằm trong một vùng nuôi được tổng hợp qua phép giao cắt với đối tượng polygon của vùng nuôi và lấy giá trị trung bình. Giá trị trung bình này được gán thành thuộc tính cho vùng nuôi tương ứng.

Các giá trị được quy đổi về thang từ 0 đến 1 thông qua công thức sau: Chỉ số E quy đổi = (giá trị thực - giá trị MIN)/ (Giá trị MAX-Giá trị Min) Sau đó, kết quả tính toán được tham chiếu theo bảng phân loại như sau: Bảng 15: Phân loại các mức độ điều kiện tác động (E)

STT Chỉ số điều kiện tác động Mức độ tác động 1 từ 0 - 0,2 Rất thấp 2 từ 0,2 - 0,4 Thấp 3 từ 0,4 - 0,6 Trung bình 4 từ 0,6-0,8 Cao 5 từ 0,8 - 1 Rất cao

Nguồn: Iyengar và Sudarshan (1982).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w