Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 106)

II. Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi tôm ứng phó với BĐKH

2.1. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại Thanh Hóa

2.1.1. Đề xuất các địa điểm để lựa chọn

Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng tại Thanh Hóa, kết hợp với kết quả hội thảo, thảo luận nhóm, xin ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý địa phương về lĩnh vực thủy sản tại Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa; dựa trên các tiêu chí lựa chọn địa điểm mô hình nuôi tôm nước lợ QCCT cấp cộng đồng, nhiệm vụ đã xác định được 03 địa điểm tiềm năng để đưa vào khảo sát, phân tích đánh giá để lựa chọn 01 địa điểm cho mô hình. Các địa điểm tiềm năng được đề xuất bao gồm:

- Điểm 1: vùng nuôi tôm QCCT xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

- Điểm 2: vùng nuôi tôm QCCT xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

- Điểm 3: vùng nuôi tôm QCCT xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa;

2.1.2. Kết quả phân tích, đánh giá chấm điểm cho các vùng được đề xuất

Áp dụng công cụ phân tích SWOT và chấm điểm theo các tiêu chí đã xây dựng cho các địa điểm được đề xuất như sau:

(1) Xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Điểm mạnh:

- Xã Hoằng Phong có HTX nuôi trồng thủy sản, đã có quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, ô tô có thể tiếp cận được với vùng nuôi tôm.

- Vùng nuôi tôm có hệ thống thủy lợi tốt, có hệ thống kênh cấp và thoát nước riềng; vùng quy hoạch cách xa khu dân cư và các khu công nghiệp, ít chịu tác động của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

- Vùng nuôi có điều kiện lấy nước vào và tháo nước ra thuận lợi. Các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, chất đáy vùng nuôi, độ trong nguồn nước cấp,.. thuận lợi đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nước lợ.

- Vùng nuôi đã được hình thành từ năm 1990, người dân đã có kinh nghiệm về nuôi tôm nước lợ theo các mô hình QC và QCCT; người dân có kiến thức bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

Điểm yếu:

- Hiện nay vùng nuôi tôm tại xã Hoằng Phong chưa có hệ thống ao xử lý nước thải, chưa có chỗ thu gom rác thải.

- Các trang thiết bị kiểm tra môi trường, mầm bệnh chưa có.

- Địa phương chưa có dự án, mô hình nuôi lồng ghép với các chương trình ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tại.

- Vùng nuôi còn thiếu kiến thức, chưa có kế hoạch và các giải pháp trong việc phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Các trang thiết bị đảm bảo an toàn như phao cứu sinh, phương tiện vận chuyển trong điều kiện bão, lũ hiện nay còn thiếu.

Kết quả chấm điểm:

Kết quả chấm điểm vùng nuôi xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo các tiêu chí xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp cộng đồng đạt 83,5 điểm (xem bảng 48).

(2) Xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa:

Điểm mạnh:

- Xã Hoằng Đạt có HTX nuôi trồng thủy sản, đã có quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, ô tô có thể tiếp cận được với vùng nuôi tôm.

- Nguồn nước cấp cho vùng nuôi thuận lợi, nguồn nước lấy qua sông Lạch Trường; các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng).

- Vùng nuôi tôm sú theo hình thức nuôi QC, QCCT được hình thành từ những năm 2000, nên người dân đã có kinh nghiệm trong nuôi tôm nước lợ và cách phòng trừ dịch bệnh.

Điểm yếu:

- Điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi cò thiếu và gặp nhiều khó khăn như: vùng nuôi chưa có điện lưới, hệ thống thủy lợi vùng nuôi khó khăn, kênh cấp và kênh thoát chung và chưa có hệ thống ao xử lý nước thải.

- Nguồn nước cấp cho vùng nuôi chịu ảnh hưởng từ nguồn nước thải nông nghiệp và nước thải sinh hoạt.

- Các trang thiết bị kiểm tra môi trường, mầm bệnh hiện nay chưa có. - Người dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai, và ứng phóng với biến đổi khí hậu.

Kết quả chấm điểm lựa chọn vùng nuôi tôm tập trung xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm địa điểm để xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp cộng đồng đạt 68 điểm.

(3) Xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa:

Điểm mạnh:

- Vùng nuôi tôm xã Xuân Lộc đã có quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, giao thông đáp ứng được yêu cầu đi lại và phục vụ cho sản xuất.

- Các yếu tố môi như độ mặn, pH, H2S thuận lợi đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nước lợ. Nguồn nước cấp thuận lợi, nguồn nước lấy trực tiếp từ biển.

- Vùng nuôi bắt đầu nuôi tôm sú theo phương thức QC,QCCT bắt đầu từ những năm 1990 nên người dân có kinh nghiệm và kiến thức nuôi tôm.

Điểm yếu:

- Vùng nuôi tôm xá Xuân Lộc chưa có điện lưới, hệ thống cấp thoát nước chung, không có hệ thống ao xử lý nước thải.

- Nguồn nước cấp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước thải nông nghiệp và sinh hoạt.

- Vùng nuôi hiện nay không có các trang thiết bị kiểm tra môi trường, mầm bệnh và thiếu các thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi gặp sự cố về thiên tai.

- Địa phương chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Thiếu kiến thức và các giải pháp ứng phó với BĐKH.

Kết quả chấm điểm:

Kết quả chấm điểm lựa chọn vùng nuôi tôm tập trung xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa để xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp cộng đồng đạt 65 điểm.

Kết quả chấm điểm cho các địa điểm đề xuất được thể hiện chi tiết trong bảng kết quả tổng hợp saxãu:

Bảng 48: Kết quả tổng hợp chấm điểm lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi QCCT cấp độ cộng đồng tại tỉnh Thanh Hóa

TT Nhóm tiêu chí đánh giá Khung

điểm

Kết quả điểm đánh giá Hoằng Phong Hoằng Đạt Xuân Lộc Nhóm 1 Nhóm tiêu chí về tác động của biến đổi khi hậu (25 đ)

1.1 Vùng nuôi đã chịu tác động của BĐKH. 10 10 10 10 1.2 Vùng nuôi sẽ chịu tác động của BĐKH. 15 15 12 12

Nhóm 2 Nhóm tiêu chí về môi trường (25đ)

2.1 Vùng nuôi có yếu tố môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học đối tượng nuôi. 15 12 10 8 2.2 Điểm lựa chọn không chịu tác động từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường. 10 7 6 5

Nhóm 3 Nhóm tiêu chí về tính đại diện và khả năng nhân rộng mô hình (10đ)

3.1 Phải có mô hình tương tự đã và đang nuôi. 4 4 4 4 3.2 Mô hình phải mang tính đại diện cho địa phương. 3 3 2 2 3.3

Mô hình đã tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định; đảm bảo thời gian hoàn thiện quy trình sản xuất.

3 3 3 3

Nhóm 4 Nhóm tiêu chí về kinh tế - xã hội: (20đ)

4.1 Quy hoạch: 5

4.1.1 Nằm trong quy hoạch 3 3 3 3 4.1.2 Triển khai thực hiện theo quy hoạch 1 1 1 1 4.2.3 Được lồng ghép với các dự án, chương trình

BĐKH 1 0 0 0

4.2 Trình độ kỹ thuật: 5

1.2.1 Kinh nghiệm sản xuất 2.5 2.5 2 2 1.2.2 Trình độ chuyên môn 2.5 2 2 2

4.3 Cơ sở hạ tầng 5

4.3.1 Có giao thông liên vùng, thuận lợi 1 1 1 1 4.3.2 Điện:

- Có điện lưới 1 1 0 0

- Khả năng đáp ứng điện lưới cho sản xuất tốt 1 1 0 0 4.3.3 Hệ thống thủy lợi:

- Kênh cấp và kênh thoát riêng 1 0,5 0,5 0,5 - Khả năng cấp nước, thoát nước cho vùng nuôi

tốt 1 0,5 0 0

TT Nhóm tiêu chí đánh giá Khung

điểm xãKết quả điểm đánh giá Hoằng Phong Hoằng Đạt Xuân Lộc

4.5.1 Có cam kết thực hiện theo mô hình 2,5 2,5 2,5 2,5 4.5.2 Có vốn đối ứng đáp ứng đủ để thực hiện mô hình 2,5 2,5 0 0

Nhóm 5 Nhóm tiêu chí về ứng phó với biến đổi khí hậu (20đ)

5.1 Cộng đồng có nhận thức về BĐKH tốt 4 3 2 2 5.2 Có kế hoạch bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 4 2 1 1 5.3 Khả năng phòng chống lụt bão của cộng đồng tốt 4 2 2 2 5.4 Có phương tiện liên lạc và địa điểm liên lạc khi

xảy ra sự có về bão gió, lũ lụt, thiên tai. 4 3 2 2 5.5

Có trang bị an toàn phòng tránh sự cố (phao cứu sinh, thuyền, phương tiện vận chuyển trong điều kiện bão gió)

4 2 2 2

TỔNG CỘNG 100 83,5 68 65

Bảng 49: Tóm tắt kết quả chấm điểm các địa điểm đề xuất

TT Nhóm tiêu chí đánh giá Khung

điểm xãKết quả điểm đánh giá Hoằng Phong Hoằng Đạt Xuân Lộc Nhóm 1 Nhóm tiêu chí về tác động của biến đổi khi hậu (25 đ) 25 25 22 22

Nhóm 2 Nhóm tiêu chí về môi trường (25đ) 25 19 16 13

Nhóm 3 Nhóm tiêu chí về tính đại diện mô hình (10đ) 10 10 9 9

Nhóm 4 Nhóm tiêu chí về kinh tế - xã hội: (20đ) 20 17,5 12 12

4.1 Quy hoạch: 5 4 4 4

4.2 Trình độ kỹ thuật: 5 4,5 4 4

4.3 Cơ sở hạ tầng 5 4 1,5 1,5

4.4 Cam kết thực hiện mô hình: 5 5 2,5 2,5

Nhóm 5 Nhóm tiêu chí về ứng phó với biến đổi khí hậu (20đ) 20 12 9 9

TỔNG CỘNG 100 83,5 68 65

2.1.3. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại vùng nuôi được lựa chọn (mô hình cấp cộng đồng) cấp cộng đồng)

Qua kết quả phân tích, đánh giá chấm điểm trên và xét trên tiêu chí lựa chọn điểm xây dựng mô hình QCCT cấp cộng đồng, nhóm nghiên cứu đề xuất lựa chọn vùng nuôi tôm tập trung tại xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh

Thanh Hóa làm điểm xây dựng mô hình nuôi tôm QQCT cấp độ cộng đồng.

Hiện trạng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của xã xã Hoằng Phong như sau:

Tổng diện tích NTTS toàn xã hiện nay đạt 280 ha (năm 2012), trong đó: diện tích nuôi mặn lợ ngoại đê là 133 ha, nội đê là 117 ha, diện tích nuôi cá nước ngọt 30 ha. Tổng sản lượng đạt 471 tấn, trong đó: Tôm sú: 23 tấn, tôm rảo: 20 tấn, Cua, ghẹ: 18 tấn, Rau câu khô: 330 tấn, cá các loai: 20 tấn, cá nước ngọt: 60 tấn.

Diện tích nuôi theo hình thức QC và QCCT của xã chiếm tới 80% tổng diện tích, trong đó chủ yếu là diện tích nuôi tôm sú. Đây chính là một trong những điểm phù hợp với đặc thù của mô hình là tập trung vào nuôi tôm QCCT.

Tổng số hộ tham gia sản xuất thủy sản là 105 hộ, với 270 lao động. Số hộ tham gia nuôi tôm sú là 55 hộ, chiếm 52% tổng số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản trên địa bàn của xã.

- Vị trí vùng nuôi: Vùng nuôi tôm QCCT của xã Hoằng Phong (được lựa chọn để triển khai mô hình) cách cửa biển (nguồn cung cấp nước vào vùng nuôi) là 6 km. Điểm xa nhất của vùng nuôi cách biển 17 km. Do vị trí nằm gần biển nên hàng năm thường xuyên chịu tác động của bão, gió, thủy triều và các tác động từ biến đổi khí hậu.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi: Hiện nay vùng chưa có hệ thống ao chứa và ao xử lý nước thải, hệ thống kênh dẫn nước và thoát nước chung cho vùng. Đây là một đặc điểm đặc thù tại các vùng nuôi tôm QCCT của vùng Bắc Trung bộ. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn trong nhiệm vụ nên mức độ can thiệp của nhiệm vụ trong việc hỗ trợ vùng nuôi ứng phó với BĐKH dự kiến sẽ chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ nạo vét kênh mương trong vùng.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông đi lại trong vùng thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu đi lại và phục vụ cho sản xuất.

- Nguồn nước cấp: vùng nuôi có khả năng lấy được cả nguồn nước ngọt và nguồn nước mặn nên rất thuận lợi cho việc điều chỉnh độ mặn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.

- Yếu tố môi trường nguồn nước mặn cung cấp phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm. Chỉ số các yếu tố môi trường chính như sau: Độ mặn 15-25‰; pH nước 7,2-8,0; độ trong từ 0,4-0,6 m; hàm lượng H2S của nước < 0,02 mg/l; chất đất là đất thịt pha cát; cao trình vùng nuôi cao hơn mức nước cao hàng năm là 0,5m nên đảm bảo an toàn khi gặp bão, lũ và triều cường.

- Về trang thiết bị phụ trợ hoạt động nuôi tôm: qua khảo sát cho thấy, các trang thiết bị đo môi trường và kiểm tra dịch bệnh của vùng nuôi hiện nay còn thiếu nhiều, hầu như không có các thiết bị rất cơ bản như máy đo độ mặn, pH nước, pH đất,… Đây sẽ là một điểm yếu cần nhiệm vụ hỗ trợ cho cộng đồng vùng nuôi trong ứng phó với BĐKH. Bởi vậy, dự kiến 01 bộ test kit kiểm tra, giám sát môi trường sẽ được nhiệm vụ hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong năm sau.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy, HTX dịch vụ NTTS và các hộ gia đình trong vùng nuôi xã Hoằng Phòng cũng chưa xây dựng được kế hoạch và các giải pháp tổng hợp trong ứng phó với BĐKH. Đây cũng là một điểm yếu mà nhiệm vụ sẽ hỗ trợ can thiệp trong những năm tiếp theo.

Hiện nay xã Hoằng Phong có HTX Dịch vụ nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua HTX Dịch vụ NTTS xã Hoằng Phong đã góp phần tích cực và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghề NTTS của địa phương pháp triển. Hàng năm, HTX xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các hộ xã viên từ các khâu cải tạo, lấy nước, gây màu nước, thả giống và chăm sóc quản lý môi trường vùng nuôi. Khi triển khai mô hình cấp cộng đồng tại đây, HTX sẽ đóng vai trò nòng cốt, phối hợp với Ban chủ nhiệm nhiệm vụ và các cơ quan liên quan tại địa phương (Trung tâm Khuyến tỉnh, Phòng Nuôi trồng thuỷ sản của Sở NN) triển khai các hoạt động của mô hình.

để xây dựng mô hình cộng đồng nuôi tôm QCCT thích ứng với BĐKH tại Thanh Hóa như sau:

Hình 21: Địa điểm vùng nuôi tôm tập trung xã Hoằng Phong được lựa chọn để xây dựng mô hình cộng đồng nuôi tôm QCCT thích ứng với BĐKH tại Thanh Hóa. Nguồn: Google Earth.

Hình 22, 23: Vùng nuôi QCCT xã Hoằng Phong huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nguồn: ảnh tư liệu của nhiệm vụ.

2.1.4. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại địa điểm lựa chọn (xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp trang trại) hình nuôi tôm QCCT cấp trang trại)

Với 3 xã được đề xuất trong nghiên cứu (xã Hoằng Phong và xã Hoằng Đạt thuộc huyện Hoằng Hóa; xã Xuân Lộc thuộc huyện Hậu Lộc), nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được vùng nuôi tôm QCCT của xã Hoằng Phong làm địa điểm xây dựng mô hình cấp cộng đồng.

Để lựa chọn được hộ gia đình tham gia vào thử nghiệm mô hình nuôi tôm QCCT cấp độ trang trại, nhóm nghiên cứu thực hiện dự án đã tiến hành điều tra

hộ gia đình phù hợp nhất, đồng thời tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng địa phương về hộ gia đình được lựa chọn. Qua kết quả phân tích, đánh giá chấm điểm, xác định được hộ ông Lương Tiến Hùng, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có tổng số điểm cao nhất đạt 86 điểm.

Căn cứ vào kết quả chấm điểm, khảo sát thực địa và dựa trên các tiêu chí đánh giá lựa chọn mô hình trên, nhóm nghiên cứu đề xuất lựa chọn hộ ông

Lương Tiến Hùng, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm

điểm để xây dựng mô hình QCCT cấp độ trang trại.

Ao nuôi của ông Lương Tiến Hùng được lựa chọn làm địa điểm xây

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w