Hiện trạng các vùng nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 32)

II. Hiện trạng và các định hướng quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ

2.2.2. Hiện trạng các vùng nuôi

a) Tại Thanh Hóa:

Tổng diện tích nuôi mặn, lợ khoảng 7.700ha. Tập trung ở 7 huyện, thị vùng triều, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm chân trắng, cua xanh. Trong đó:

- Nuôi tôm sú, diện tích nuôi 3.956 ha; sản lượng tôm nuôi 1.020 tấn, năng suất đạt 250 kg/ha. Hình thức nuôi quảng canh, xen ghép như nuôi tôm sú kết hợp cua xanh, cá rô phi đơn tính, trồng rau câu sau vụ nuôi tôm, hình thức này được thực hiện ở hầu hết các diện tích nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Nuôi tôm chân trắng thâm canh: diện tích nuôi 117 ha, trong đó có: 15 ha nuôi 3 vụ/năm, 52 ha thả nuôi 2 vụ/năm, 50 ha nuôi 1 vụ/năm. Nuôi trong ao đất: 72 ha tại các huyện: Nông Cống, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Hậu Lộc; nuôi trên cát 45 ha tại các huyện: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia. Sản lượng 1.200 tấn, đạt 70,6% KH và bằng 80% CK; năng suất tôm nuôi bình quân đạt 7 - 10 tấn/ha/vụ.

- Tình hình nuôi tôm tại 6 vùng nuôi tôm công nghiệp: Nga Tân (Nga Sơn), Đa Lộc (Hậu Lộc), Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), Quảng Trung (Quảng Xương), Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Trường Giang (Nông Cống) quy mô 455 ha, trong đó diện tích ao nuôi là 305,2 ha.

- Về hình thức nuôi: một phần diện tích đã được các hộ nuôi, doanh nghiệp cải tạo nâng cấp xây dựng thành các ao nuôi tôm chân trắng thâm canh, với tổng diện tích nuôi 61,5 ha (Thanh Thủy: 32 ha, Trường Giang: 15,5 ha, Nga Sơn: 14 ha); năng suất nuôi trung bình 7 tấn/ha/vụ, lợi nhuận đạt 150 - 200 triệu/ha/vụ; số còn lại tổ chức nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, đối tượng nuôi chính là tôm sú kết hợp cua xanh, cá rô phi, cá bống bớp và tận thu nguồn lợi tự nhiên khác như tôm, cá, rau câu.

b) Tại Hà Tĩnh:

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình và sinh thái, cũng như dựa vào mức độ thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với NTTS (bao gồm chất nước, chất đáy, nguồn lợi thuỷ sinh vật và mức độ ô nhiễm của nguồn nước cấp của các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh), nuôi trồng thủy sản ven biển của Hà Tĩnh được chia ra thành 4 vùng sinh thái cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ như sau:

Vùng I: Thuộc vùng đất, mặt nước ở khu vực cửa sông, bãi ngang ảnh hưởng trực tiếp của nước biển, ít ảnh hưởng của nguồn nước lục địa hoặc bị ảnh hưởng nhưng nhanh chóng trả lại đặc tính tự nhiên do tác động của biển. Nhóm vùng này có vị trí từ cửa sông ăn sâu vào lục địa khoảng từ 0 – 5 km. Nước có độ mặn cao, thường đạt từ 20- 30%o và thời gian độ mặn thấp (20%o) chỉ

khoảng 2 tháng trong năm. Chất đáy cát pha thịt, cấp hạt thô. Độ pH của nước mang nguồn gốc của nước biển, thường ổn định trong khoảng từ 7,5 - 8,5. Sinh vật cư trú là những loài có nguồn gốc của biển.

Vùng II: thuộc vùng đất và mặt nước nằm ở lưu vực của các con sông, nằm sâu vào trong lục địa khoảng từ 5-7 km. Nguồn nước tự nhiên đã bị pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ lục địa. Độ mặn biến động từ 10-25%o và thời gian độ mặn từ 10-15%o chiến khoảng 2-3 tháng trong năm. Chất đáy cát bùn hoặc bùn cát, cấp hạt trung bình. Độ pH của nước mang nguồn gốc của nước biển và nước nội địa pha trộn nên kém ổn định, nhất là vào mùa mưa. Sinh vật cư trú có nguồn gốc từ biển nhưng ưa độ mặn thấp. Vùng này đặc trưng bởi sự có mặt của các loài cây thuộc khu hệ rừng ngập mặn.

Vùng III: thuộc vùng đất và mặt nước sâu trong lục địa cách cửa biển khoảng 7 - 10km. Nước có độ mặn thấp, thời gian có độ mặn cao nhất (5-15%o) chỉ chiếm khoảng 3-4 tháng trong năm. Nước có hàm lượng huyền phù cao, khó lắng tụ. Chất đáy chủ yếu là bùn pha cát, cấp hạt nhỏ. Độ pH của nước thấp, mang tính chất của nước nội địa. Để đạt được pH ổn định và phù hợp cho nuôi các đối tượng mặn lợ phải điều chỉnh pH bằng vôi bột hoặc các khoáng chất tạo dung dịch đệm. Sinh vật cư trú đan xen giữa sinh vật đặc trưng cho nước lợ và nước ngọt.

Vùng IV: thuộc vùng đất mặt nước nằm sâu trong lục địa trên 10 km, có độ mặn rất thấp. Thời gian độ mặn đạt cao nhất (3-5%o ) chỉ khoảng 2-3 tháng trong năm. Vùng này hiện đang canh tác lúa một vụ năng suất thấp. Chất đáy bùn, sét hoặc đất thịt. Độ trong của nước thấp, huyền phù có hàm lượng cao, khó lắng tụ. Độ pH thấp, đặc trưng cho vùng nước ngọt. Sinh vật chủ yếu thuộc hệ sinh vật nước ngọt, rất hiếm khi bắt gặp sinh vật nước lợ.

Trong tổng diện tích NTTS mặn lợ tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 được phát triển nhiều ở các địa phương như:

Huyện Nghi Xuân: Diện tích NTTS mặn lợ: 411 ha, chủ yếu nuôi ở các xã Xuân Phổ; Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội; Cương Gián, Xuân Yên, Xuân Giang và Tiên Điền.

Huyện Thạch Hà: Diện tích NTTS mặn lợ 261 ha, trong đó nuôi ao đầm nước lợ 163 ha tập trung chủ yếu ở các xã như: Thạch Bàn, Tượng Sơn, Thạch Long, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thị trấn Thạch Hà; nuôi bãi triều 98 ha ở xã Thạch Bàn, Thạch Đỉnh.

Huyện Lộc Hà: Diện tích NTTS mặn lợ 298 ha, trong đó nuôi ao đầm nước lợ 148 ha, tập trung chủ yếu ở các xã như: Hộ Độ, Thạch Mỹ, Thạch Châu, Thạch Bằng, Mai Phụ. Đối với nuôi nhuyễn thể bãi triều chủ yếu tập trung ở các xã Mai Phụ, Thạch Kim, Thạch Châu, Hộ Độ, Thạch Bằng, gồm 150 ha.

Thành phố Hà Tĩnh với 187 ha nuôi tập trung ở các xã Thạch Trung, Thạch Hạ, Văn Yên, Đại Nài, Thạch Đồng, Thạch Môn và Thạch Hưng, Thạch Linh.

Huyện Cẩm Xuyên phát triển nuôi đến năm 2011 đạt 190 ha, trong đó nuôi ao đầm nước lợ 155 ha, tập trung ở các xã như xã Cẩm Lộc, Cẩm Phúc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Hưng, Cẩm Trung, Cẩm Hà, và thị trấn Thiên Cầm. Với khoảng 35 ha diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung các xã Cẩm Lĩnh, xã Cẩm Nhượng và thị trấn Thiên Cầm.

Huyện Kỳ Anh có 927 ha nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, trong đó vùng bãi triều 30 ha; nuôi ao đầm nước lợ 897 ha, tập trung ở các xã Kỳ Hà, Kỳ Hải, Kỳ Thọ, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Thư, Kỳ Ninh, Kỳ Văn, Kỳ Phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w