II. Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi tôm ứng phó với BĐKH
2.1.2. Kết quả phân tích, đánh giá chấm điểm cho các vùng được đề xuất
Áp dụng công cụ phân tích SWOT và chấm điểm theo các tiêu chí đã xây dựng cho các địa điểm được đề xuất như sau:
(1) Xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
• Điểm mạnh:
- Xã Hoằng Phong có HTX nuôi trồng thủy sản, đã có quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, ô tô có thể tiếp cận được với vùng nuôi tôm.
- Vùng nuôi tôm có hệ thống thủy lợi tốt, có hệ thống kênh cấp và thoát nước riềng; vùng quy hoạch cách xa khu dân cư và các khu công nghiệp, ít chịu tác động của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Vùng nuôi có điều kiện lấy nước vào và tháo nước ra thuận lợi. Các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, chất đáy vùng nuôi, độ trong nguồn nước cấp,.. thuận lợi đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nước lợ.
- Vùng nuôi đã được hình thành từ năm 1990, người dân đã có kinh nghiệm về nuôi tôm nước lợ theo các mô hình QC và QCCT; người dân có kiến thức bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.
• Điểm yếu:
- Hiện nay vùng nuôi tôm tại xã Hoằng Phong chưa có hệ thống ao xử lý nước thải, chưa có chỗ thu gom rác thải.
- Các trang thiết bị kiểm tra môi trường, mầm bệnh chưa có.
- Địa phương chưa có dự án, mô hình nuôi lồng ghép với các chương trình ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tại.
- Vùng nuôi còn thiếu kiến thức, chưa có kế hoạch và các giải pháp trong việc phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Các trang thiết bị đảm bảo an toàn như phao cứu sinh, phương tiện vận chuyển trong điều kiện bão, lũ hiện nay còn thiếu.
• Kết quả chấm điểm:
Kết quả chấm điểm vùng nuôi xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo các tiêu chí xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp cộng đồng đạt 83,5 điểm (xem bảng 48).
(2) Xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
• Điểm mạnh:
- Xã Hoằng Đạt có HTX nuôi trồng thủy sản, đã có quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, ô tô có thể tiếp cận được với vùng nuôi tôm.
- Nguồn nước cấp cho vùng nuôi thuận lợi, nguồn nước lấy qua sông Lạch Trường; các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng).
- Vùng nuôi tôm sú theo hình thức nuôi QC, QCCT được hình thành từ những năm 2000, nên người dân đã có kinh nghiệm trong nuôi tôm nước lợ và cách phòng trừ dịch bệnh.
• Điểm yếu:
- Điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi cò thiếu và gặp nhiều khó khăn như: vùng nuôi chưa có điện lưới, hệ thống thủy lợi vùng nuôi khó khăn, kênh cấp và kênh thoát chung và chưa có hệ thống ao xử lý nước thải.
- Nguồn nước cấp cho vùng nuôi chịu ảnh hưởng từ nguồn nước thải nông nghiệp và nước thải sinh hoạt.
- Các trang thiết bị kiểm tra môi trường, mầm bệnh hiện nay chưa có. - Người dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai, và ứng phóng với biến đổi khí hậu.
Kết quả chấm điểm lựa chọn vùng nuôi tôm tập trung xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm địa điểm để xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp cộng đồng đạt 68 điểm.
(3) Xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa:
• Điểm mạnh:
- Vùng nuôi tôm xã Xuân Lộc đã có quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, có điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, giao thông đáp ứng được yêu cầu đi lại và phục vụ cho sản xuất.
- Các yếu tố môi như độ mặn, pH, H2S thuận lợi đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nước lợ. Nguồn nước cấp thuận lợi, nguồn nước lấy trực tiếp từ biển.
- Vùng nuôi bắt đầu nuôi tôm sú theo phương thức QC,QCCT bắt đầu từ những năm 1990 nên người dân có kinh nghiệm và kiến thức nuôi tôm.
• Điểm yếu:
- Vùng nuôi tôm xá Xuân Lộc chưa có điện lưới, hệ thống cấp thoát nước chung, không có hệ thống ao xử lý nước thải.
- Nguồn nước cấp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước thải nông nghiệp và sinh hoạt.
- Vùng nuôi hiện nay không có các trang thiết bị kiểm tra môi trường, mầm bệnh và thiếu các thiết bị đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi gặp sự cố về thiên tai.
- Địa phương chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Thiếu kiến thức và các giải pháp ứng phó với BĐKH.
• Kết quả chấm điểm:
Kết quả chấm điểm lựa chọn vùng nuôi tôm tập trung xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa để xây dựng mô hình nuôi tôm QCCT cấp cộng đồng đạt 65 điểm.
Kết quả chấm điểm cho các địa điểm đề xuất được thể hiện chi tiết trong bảng kết quả tổng hợp saxãu:
Bảng 48: Kết quả tổng hợp chấm điểm lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi QCCT cấp độ cộng đồng tại tỉnh Thanh Hóa
TT Nhóm tiêu chí đánh giá Khung
điểm
Kết quả điểm đánh giá xã Hoằng Phong xã Hoằng Đạt xã Xuân Lộc Nhóm 1 Nhóm tiêu chí về tác động của biến đổi khi hậu (25 đ)
1.1 Vùng nuôi đã chịu tác động của BĐKH. 10 10 10 10 1.2 Vùng nuôi sẽ chịu tác động của BĐKH. 15 15 12 12
Nhóm 2 Nhóm tiêu chí về môi trường (25đ)
2.1 Vùng nuôi có yếu tố môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học đối tượng nuôi. 15 12 10 8 2.2 Điểm lựa chọn không chịu tác động từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường. 10 7 6 5
Nhóm 3 Nhóm tiêu chí về tính đại diện và khả năng nhân rộng mô hình (10đ)
3.1 Phải có mô hình tương tự đã và đang nuôi. 4 4 4 4 3.2 Mô hình phải mang tính đại diện cho địa phương. 3 3 2 2 3.3
Mô hình đã tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định; đảm bảo thời gian hoàn thiện quy trình sản xuất.
3 3 3 3
Nhóm 4 Nhóm tiêu chí về kinh tế - xã hội: (20đ)
4.1 Quy hoạch: 5
4.1.1 Nằm trong quy hoạch 3 3 3 3 4.1.2 Triển khai thực hiện theo quy hoạch 1 1 1 1 4.2.3 Được lồng ghép với các dự án, chương trình
BĐKH 1 0 0 0
4.2 Trình độ kỹ thuật: 5
1.2.1 Kinh nghiệm sản xuất 2.5 2.5 2 2 1.2.2 Trình độ chuyên môn 2.5 2 2 2
4.3 Cơ sở hạ tầng 5
4.3.1 Có giao thông liên vùng, thuận lợi 1 1 1 1 4.3.2 Điện:
- Có điện lưới 1 1 0 0
- Khả năng đáp ứng điện lưới cho sản xuất tốt 1 1 0 0 4.3.3 Hệ thống thủy lợi:
- Kênh cấp và kênh thoát riêng 1 0,5 0,5 0,5 - Khả năng cấp nước, thoát nước cho vùng nuôi
tốt 1 0,5 0 0
TT Nhóm tiêu chí đánh giá Khung
điểm xãKết quả điểm đánh giá Hoằng Phong xã Hoằng Đạt xã Xuân Lộc
4.5.1 Có cam kết thực hiện theo mô hình 2,5 2,5 2,5 2,5 4.5.2 Có vốn đối ứng đáp ứng đủ để thực hiện mô hình 2,5 2,5 0 0
Nhóm 5 Nhóm tiêu chí về ứng phó với biến đổi khí hậu (20đ)
5.1 Cộng đồng có nhận thức về BĐKH tốt 4 3 2 2 5.2 Có kế hoạch bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 4 2 1 1 5.3 Khả năng phòng chống lụt bão của cộng đồng tốt 4 2 2 2 5.4 Có phương tiện liên lạc và địa điểm liên lạc khi
xảy ra sự có về bão gió, lũ lụt, thiên tai. 4 3 2 2 5.5
Có trang bị an toàn phòng tránh sự cố (phao cứu sinh, thuyền, phương tiện vận chuyển trong điều kiện bão gió)
4 2 2 2
TỔNG CỘNG 100 83,5 68 65
Bảng 49: Tóm tắt kết quả chấm điểm các địa điểm đề xuất
TT Nhóm tiêu chí đánh giá Khung
điểm xãKết quả điểm đánh giá Hoằng Phong xã Hoằng Đạt xã Xuân Lộc Nhóm 1 Nhóm tiêu chí về tác động của biến đổi khi hậu (25 đ) 25 25 22 22
Nhóm 2 Nhóm tiêu chí về môi trường (25đ) 25 19 16 13
Nhóm 3 Nhóm tiêu chí về tính đại diện mô hình (10đ) 10 10 9 9
Nhóm 4 Nhóm tiêu chí về kinh tế - xã hội: (20đ) 20 17,5 12 12
4.1 Quy hoạch: 5 4 4 4
4.2 Trình độ kỹ thuật: 5 4,5 4 4
4.3 Cơ sở hạ tầng 5 4 1,5 1,5
4.4 Cam kết thực hiện mô hình: 5 5 2,5 2,5
Nhóm 5 Nhóm tiêu chí về ứng phó với biến đổi khí hậu (20đ) 20 12 9 9
TỔNG CỘNG 100 83,5 68 65