Cách chọn các biến BĐKH để đưa vào mô hình hàm sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 46)

II. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất và

2.2. Cách chọn các biến BĐKH để đưa vào mô hình hàm sản xuất

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, cụ thể là nuôi tôm nước lợ, ngoài các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và đất đai thì yếu tố môi trường và BĐKH cũng là những yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Chính vì vậy, nhiệm vụ đã thực hiện tổng quan để lựa chọn các biến sau đưa vào trong mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas.

Theo Bùi Quang Tề (2003), các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài vật nuôi thủy sản phụ thuộc vào một môi trường thích hợp nhất định. Nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định.

- Yếu tố nhiệt độ: Theo Bùi Quang Tề (2003), tôm là một trong những đối tượng rất nhạy cảm với biến đổi nhiệt độ. Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho đời sống của tôm. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến tôm chết thậm chí chết hàng loạt. Mỗi một loài tôm có ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Đối với tôm sú, nhiệt độ thích hợp nhất là 28 – 320C đối với tôm sú nuôi thương phẩm. Khi nhiệt độ nước trong ao là 350C tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) là 100%, nhưng ở nhiệt độ 37,50C tôm chỉ còn sống 60%, nhiệt độ 400C tỷ lệ tôm sống là 40%. Với tôm lớt (Panaeus merguiensis) ở 340C tỷ lệ sống 100%; ở 360C chỉ còn 50% tôm hoạt động bình thường, 5% tôm chết; ở 380C 50% tôm chết, ở 400C 75% tôm chết (Bùi Quang Tề, 2003).

Theo Hargreaves and Tucker (2003), nhiệt độ tăng trung bình theo các kịch bản BĐKH có thể nằm trong phạm vi chịu đựng của tôm nuôi, nhưng lại có tác động lên quá trình trao đổi chất của đối tượng nuôi, ảnh hưởng lên hệ số chuyển hóa thức ăn, tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm. “Nhiệt độ, đặc biệt là các mức nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể là tác nhân gây nên stress, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của vật nuôi và tăng nguy cơ dịch bệnh”.

- Lượng mưa có vai trò quan trọng đối với hoạt động nuôi tôm nước lợ, nếu lượng mưa tăng giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của tôm, mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm bị sốc, chết hoặc chậm lớn.

- Tương tự như bão ngoài tàn phá cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm, bão còn kèm theo mưa lớn, làm ngọt hóa nhanh và giảm mạnh độ mặn ở các ao nuôi tôm, giảm độ pH làm tôm dễ bị sốc và chết hàng loạt.

Như vậy, hàm sản xuất Cobb-Douglass áp dụng trong nhiệm vụ sẽ có dạng như sau:

Y=A.Kα.Lβ.Rγ.NĐ.LM.B&AT.T (7)

Trong đó:

Y: Là sản lượng tôm nuôi K: Là vốn đầu tư

L: Là lao động R: Là đất đai (diện tích nuôi)

NĐ: Là nhiệt độ LM: Là lượng mưa

B&AT: Là bão và áp thấp T: Là biến xu thế thời gian A: Phần dư còn lại của mô hình

α, β,γ: Là hệ số biên của các yếu tố đầu vào vốn, lao động, đất đai được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Các thông số này giải thích mỗi khi α, β,γ thay đổi một đơn vị sẽ làm cho Y thay đổi bao nhiêu đơn vị (cụ thể mỗi khi thay đổi một đơn vị vốn (K), lao động (L), diện tích (R), và các yếu tố BĐKH (NĐ, LM, B&AT) gián tiếp sẽ làm cho sản lượng và năng suất nuôi tôm nước lợ thay đổi bao nhiêu đơn vị).

Lấy Logarít tự nhiên phương trình (5) sẽ chuyển thành dạng quan hệ tuyến tính theo tham số α (ký hiệu lại là ß1), β (ß2), γ (ß3) như sau:

Ln(Y)=ß0 + ß1.Ln(K)+ ß2.Ln(L)+ß3Ln(R)+ß4(NĐ)+ß5(LM)+ß6(B&AT)+ß7(T) (8) Để ứng dụng được phương pháp này cần có 06 chuỗi số liệu tương thích nhau đó là: Y (Sản lượng nuôi tôm ở tỉnh Thanh Hóa hoặc Hà Tĩnh); L (số lượng lao động được sử dụng để tạo ra Y của các năm tương ứng); K (số vốn

được sử dụng kết hợp với lao động để tạo ra Y); R (số diện tích sử dụng kết hợp với K, L để tạo ra Y). Và các số liệu về nhiệt độ (NĐ); lượng mưa (LM); và số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới (B&AT). Dãy số liệu này có độ dài ít nhất trên 20 năm, cụ thể cho nghiên cứu này chúng tôi lấy chuỗi số liệu thời gian trong giai đoạn 1990-2012 (23 năm).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w