Phương pháp tiếp cận và các bước nghiên cứu chung của nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 43)

Như đã trình bày trong phần tổng quan, hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì có 3 cách: Tiếp cận tác động (impact-based approach), tiếp cận tương tác (interaction-approach) và tiếp cận tổng hợp (integrated approach).

Trong khuôn khổ nhiệm vụ này, do việc đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản ven biển được xác định với 2 nhóm khía cạnh chính là diện tích và cơ sở hạ tầng; và năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển. Các nhóm đối tượng này cần những phương pháp đánh giá đặc thù riêng (kinh tế học, công cụ không gian GIS, liệt kê, hồi cứu…) nhưng lại có mối quan hệ qua lại với nhau nên phương pháp tiếp cận tổng hợp (integrated approach) được lựa chọn để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho mỗi nhóm đối tượng trong nhiệm vụ.

Nhiệm vụ này kế thừa hướng dẫn của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (IMHEN, 2011), quy trình đánh giá tác động của BĐKH trong nhiệm vụ sẽ bao gồm các bước:

Bước 1: Xác định các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Ttrong

nhiệm vụ này, kịch bản phát thải trung bình B2 được lựa chọn để làm kịch bản đánh giá;

Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển: Trong nhiệm vụ này lựa chọn

các kịch bản phát triển được xây dựng trong Quy hoạch tổng thể Kinh tế-xã hội đến năm 2020 và quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 của các tỉnh, địa phương nghiên cứu;

Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá: Đối

Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động biến đổi khí

hậu:

Trong khuôn khổ nhiệm vụ này, do việc đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản ven biển được xác định với 2 nhóm đối tượng chính là diện tích và cơ sở hạ tầng; và năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển. Các nhóm đối tượng này cần những phương pháp đánh giá đặc thù riêng.

Với đối tượng diện tích và cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản ven biển: các phương pháp phân tích không gian như GIS và dự báo thiệt hại được áp dụng. Chi tiết của phương pháp sẽ được trình bày trong phần sau.

Với đối tượng năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển: phương pháp tiếp cận kinh tế học (phân tích mô hình hồi quy thông qua hàm sản xuất và phân tích thống kê) được áp dụng. Chi tiết của phương pháp sẽ được trình bày trong phần sau.

Bước 5: Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo kịch

bản trung bình B2;

- Đánh giá tác động đến năng suất và sản lượng nuôi tôm nước lợ; - Đánh giá tác động đến diện tích và cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ;

Bước 6: Đánh giá khả năng thích ứng của các hệ thống nuôi tôm nước lợ

với các tác động của biến đổi khí hậu (sẽ thực hiện trong năm sau - 2014);

Bước 7: Đề xuất giải pháp thích ứng tổng hợp (sẽ thực hiện trong năm sau

- 2014).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 43)