Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 29)

II. Hiện trạng và các định hướng quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ

2.2.1. Đặc điểm chung

Vùng duyên hải Bắc Trung bộ bao gồm 6 tỉnh ven biển là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Đây là những tỉnh có hoạt động thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân ven biển. So sánh về quy mô và tầm quan trọng của lĩnh vực thuỷ sản của các tỉnh đối với vùng Bắc Trung bộ, theo các thống kê và phân tích của VIFEP (2011), mức độ và quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh trong vùng duyên hải Bắc Trung bộ có sự khác nhau. Trong số 6 tỉnh thuộc vùng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là 2 tỉnh có

diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tương đối cao trong vùng (lần lượt chiếm 30% và 17% về diện tích; và 25% và 14% về sản lượng của vùng) (VIFEP, 2011).

Hình 1: Diện tích NTTS mặn lợ năm 2010 các tỉnh trong vùng BTB. Nguồn: VIFEP, 2011

Hình 2: Sản lượng NTTS mặn lợ năm 2010 các tỉnh trong vùng BTB. Nguồn: VIFEP, 2011

Trong giai đoạn 2005-2010, diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh đều thể hiện tốc độ tăng trưởng đều với tốc độ tăng trưởng bình quân năm về diện tích nuôi là 5%/năm và 4%/năm; và sản lượng là 10,5%/năm và 9,4%/năm (xem các bảng và đồ thị sau).

Bảng 9: Diễn biến diện tích và sản lượng NTTS tại tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2005-2010 Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TĐTBQ (%/năm) Diện tích 13.000 12.900 13.400 13.400 13.600 17.730 5,0 Sản lượng 19.143 21.406 23.130 25.874 27.842 31.470 10,5 Nguồn: VIFEP, 2011

Hình 3: Diện tích NTTS Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010. Nguồn: VIFEP (2011).

Hình 4: Sản lượng NTTS Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010. Nguồn: VIFEP (2011).

Bảng 10: Diễn biến diện tích và sản lượng NTTS tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2005-2010

Nội

dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (%/năm)TĐTBQ

Diện tích 6.100 6.800 6.700 6.200 6.200 7.718 4,0 Sản lượng 9.569 10.048 10.043 10.602 10.993 15.000 9,4 Nguồn: VIFEP, 2011

Hình 5: Diện tích NTTS Hà Tĩnh giai đoạn 2005- 2010. Nguồn: VIFEP (2011).

Hình 6: Sản lượng NTTS Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2010. Nguồn: VIFEP (2011).

Đối với Thanh Hóa, diện tích NTTS mặn lợ của Thanh Hóa tập trung ở các huyện ven biển của tỉnh như Nga Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia với đa dạng các đối tượng nuôi như tôm nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng, tôm rảo), cua, nhuyễn thể (ngao, sò huyết...), rong biển, các loại cá nước lợ và nước mặn… Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ vẫn chiếm

tỷ trọng chủ yếu, khoảng 87% trong tổng diện tích nuôi mặn, lợ của tỉnh (VIFEP, 2011).

Đối với Hà Tĩnh, hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Hà Tĩnh tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển như Kỳ Anh, Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Trong các đối tượng nuôi phổ biến tại tỉnh Hà Tĩnh thì tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng và tôm sú) chiếm tỷ trọng chủ yếu, 2.537 tấn, chiếm khoảng 45% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh (năm 2011), nhuyễn thể chiếm khoảng 50%.

Hình 7: Diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2010 các tỉnh trong vùng BTB. Nguồn: VIFEP, 2011

Hình 8: Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2010 các tỉnh trong vùng BTB. Nguồn: VIFEP, 2011

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w