Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm nước lợ ven biển toàn quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 35)

II. Hiện trạng và các định hướng quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ

2.3. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm nước lợ ven biển toàn quốc

toàn quốc

Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nước lợ ven biển nói riêng đã được xác định rõ trong Chiến lược Phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ ngày 16/9/2010) và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 1445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/8/2013). Trong Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản đã xác định rõ về quan điểm phát triển thuỷ sản (trong đó có Nuôi trồng thuỷ sản) đến năm 2020 là “theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng…, bảo vệ môi trường,… và chủ động thích ứng với tác động của BĐKH…”. Trong đó, định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ đến năm 2020 cũng được xác định là sẽ tiếp tục “hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực ĐBSH, ven biển miền Trung và ĐBSCL gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thuỷ sản uy tín, chất lượng cao”. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung cũng được xác định rõ trong Chiến lược này “Tiếp tục duy trì phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.... Đối tượng nuôi chủ lực của vùng là tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, các loài cá biển, trồng rong câu tập trung chuyên canh trên các đầm phá. Phát triển nuôi các đối tượng có tiềm năng như cá song, cá giò, cá hồng, bào ngư, vẹm xanh, rong biển…”.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng được thể hiện rõ qua chỉ tiêu về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2020 sẽ đạt 4,55 triệu tấn, chiếm 65% tổng sản lượng của ngành thuỷ sản và năm 2030 đạt 6,3 triệu tấn, chiếm 70% (VIFEP, 2013). Trong đó, sản lượng tôm sú năm 2020 đạt khoảng 340.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,02%/năm, tôm chân trắng đạt khoảng 360.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,22%/năm.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020 sẽ đạt 113.390 ha với sản lượng 553.710 tấn, chiếm

12,2% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn quốc năm 2020. Trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ bao gồm: tôm sú đạt 14.600 ha và tôm chân trắng 18.350 ha (năm 2020) và 10.000 ha tôm sú và 25.000 ha tôm chân trắng năm 2030. Sản lượng tôm nước lợ vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung năm 2020 đạt 120.000 tấn (trong đó 10.000 tấn tôm sú và 110.000 tấn tôm chân trắng); năm 2030 đạt 145.000 tấn (trong đó 15.000 tấn tôm sú và 130.000 tấn tôm chân trắng) (VIFEP, 2013).

Bảng 11: Định hướng quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng) theo các vùng sinh thái đến năm 2020

TT Vùng Diện tích (Ha)

Tổng TC/BTC QCCT Nuôi kết hợp

I Tôm sú (Toàn quốc)

580.00 0 80.000 342.70 0 157.400 340.000 1 ĐBSH 20.200 6.000 13.400 800 16.000 2 TDMNPB 3 BTB & DHMT 14.600 6.400 7.900 300 10.000 4 Tây nguyên 5 ĐNB 6.800 2.600 4.000 300 9.000 6 ĐBSCL 538.400 65.000 317.400 156.000 305.000

II Tôm chân trắng (Toàn quốc) 60.000 60.000 360.000

1 ĐBSH 5.150 5.150 40.000 2 TDMNPB 3 BTB & DHMT 18.350 18.350 110.000 4 Tây nguyên 5 ĐNB 3.300 3.300 20.000 6 ĐBSCL 33.200 33.200 190.000 Nguồn: VIFEP (2013)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w