Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm nước lợ của Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 38)

II. Hiện trạng và các định hướng quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ

2.4.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm nước lợ của Thanh Hóa

bản phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi tôm nước lợ của địa phương được xây dựng trong Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến các năm tương ứng như trên của các tỉnh, địa phương nghiên cứu.

Tuy nhiên, kết quả tổng quan và trao đổi với cán bộ các tỉnh trên cho thấy cả 2 tỉnh mới chỉ có quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Chính vì vậy, nhóm thực hiện chưa có số liệu chỉ tiêu quy hoạch phát triển về diện tích và sản lượng tôm nước lợ theo các mốc thời gian để làm đầu vào cho việc chạy mô hình tính toán. Thay vào đó, tác động của BĐKH (mà chủ yếu là NBD và lượng mưa) đến diện tích và cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ sẽ được chạy với yếu tố giả định mức NBD dâng lên 1m tại vùng nghiên cứu; còn tác động của BĐKH (thay đổi nhiệt độ và lượng mưa) đến năng suất và sản lượng nuôi tôm nước lợ sẽ được tính toán theo các mốc thời gian trên nhưng mức tác động sẽ là giá trị tương đối (% thay đổi về năng suất và sản lượng tôm), chưa đưa ra được tác động về giá trị tuyệt đối (thay đổi bao nhiêu tấn tôm) theo các mốc thời gian trên.

Các kịch bản phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi tôm nước lợ của các địa phương nghiên cứu được tổng quan từ các quy hoạch và đề án phát triển nuôi trồng thủy sản của 2 tỉnh đến năm 2015 và định hướng 2020.

2.4.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm nước lợ của Thanh Hóa Thanh Hóa

Theo Sở NN và PTNT tỉnh Thanh Hóa (2007), quy hoạch phát triển thuỷ sản của Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng 2020 được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:

Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015 đạt 65.395 tấn (tăng 3,4 lần so với năm 2005; năm 2012 đạt 36.734 tấn), chiếm 48% tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh (còn lại là sản lượng khai thác thuỷ sản). Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011 – 2015 đạt 9,1%/năm, từ 2006 – 2015 đạt 13,1%/năm.

Về nuôi trồng mặn, lợ sẽ thực hiện điều chỉnh quy mô, cơ cấu diện tích và hình thức nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng để nuôi trồng có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Sẽ mở rộng vùng nuôi nhuyễn thể ven biển thêm hơn 300ha, đảm bảo diện tích nuôi nhuyễn thể ở quy mô 620ha. Tiếp tục chuyển đổi 908 ha lúa nhiễm mặn và hoang hoá vùng nội đê sang nuôi thuỷ sản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Giảm dần và giảm hẳn hiện tích nuôi quảng canh ven sông, ven biển (1.575ha) để trồng rừng phòng hộ, trồng cây chắn sóng. Diện tích này đang nuôi thời vụ, không thường xuyên, thiếu ổn định, nằm hoàn toàn ngoài đê, ven biển, ven cửa lạch chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của sóng gió, bão lụt; Đầu tư xây dựng tốn kém, ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi và tiêu thoát lũ. Hiệu quả nuôi trồng thấp và không bền vững.

Tổng diện tích nuôi thuỷ sản mặn, lợ đến năm 2015 là 5.620ha. Trong đó: Nuôi thuỷ sản nước lợ là 5.000ha, còn lại là nuôi nhuyễn thể. Nuôi thâm canh và bán thâm canh tập trung ở vùng nội đê chiếm 40% tổng diện tích nuôi nước lợ (trong đó nuôi thâm canh: 1.000ha, nuôi bán thâm canh: 1.078ha). Nuôi QCCT tập trung ở các vùng ngoại đê chiếm 60% tổng diện tích nuôi nước lợ, khoảng 2.922ha. Nuôi nhuyễn thể (nước mặn) 620ha.

Tổng sản lượng nuôi thuỷ sản mặn, lợ đến năm 2015 là 18.662 tấn, chiếm 29% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011 -2015 là 3,9%/năm, từ 2006 – 2015 là 11,1%/năm.

2.4.2. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi tôm nước lợ của Hà Tĩnh

Theo Sở NN và PTNT tỉnh Hà Tĩnh (2010), định hướng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng 2020 được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:

a) Đến năm 2015:

- Diện tích nuôi trồng 8.300 ha, tăng 7,79 % so với năm 2009, bình quân tăng 1,3 %/năm, trong đó: Nuôi nước ngọt 5.300ha; nuôi mặn lợ 3.000 ha

- Diện tích nuôi công nghiệp: 500 ha, trong đó nuôi tôm trên cát: 300 ha. - Xây dựng 1 - 2 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, qui mô mỗi vùng 50 - 100ha với đầy đủ điều kiện hạ tầng để nuôi theo công nghệ cao.

- Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 21.107 tấn, tăng 50% so với năm 2009, bình quân tăng 8.3%/năm, trong đó:

+ Sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt đạt 10.922 tấn, gồm: các loài cá truyền thống nước ngọt (cá mè, trôi, trắm, chép…) 9.766 tấn, tăng trưởng trung bình 3.2%/năm; cá rô phi, diêu hồng 246 tấn, tăng trưởng trung bình 26.5%/năm; thủy đặc sản (ếch, ba ba…) 273 tấn, tăng trưởng trung bình 10,5%/năm; các loài giống mới khác (cá lóc, cá lăng, cá leo…) 637 tấn, tăng trưởng trung bình 23,4%/năm.

+ Sản lượng nuôi thủy sản mặn lợ đạt 10.185 tấn, gồm: tôm nước lợ 5502 tấn, tăng trưởng trung bình 17%/năm; nhuyễn thể 4.052 tấn, tăng trưởng trung bình 5,7%/năm; cá biển, cua khoảng 630 tấn, tăng trưởng trung bình 2,3 %/năm.

- Giá trị sản xuất 925 tỷ đồng, tăng 117% so với 2009, bình quân tăng 19,4%/năm.

- Sản phẩm nuôi trồng có giá trị xuất khẩu (chủ yếu tôm) đạt: 22 triệu USD, tăng 214 % so với năm 2009, tăng bình quân 35,7% năm.

- Giải quyết việc làm cho 25.000 người. b) Đến năm 2020:

- Diện tích nuôi trồng 8.800 ha, tăng 6% so với năm 2015, trong đó nuôi công nghiệp: 1.200 ha

- Sản lượng nuôi trồng 30.000 tấn, tăng 42% so với năm 2015. - Sản phẩm nuôi trồng có giá trị xuất khẩu đạt 35 triệu USD. - Giải quyết việc làm cho khoảng 28.000 người.

Bảng 12: Chỉ tiêu quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng 2020 TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Định hướng 2020 I DIỆN TÍCH ha 2930 3000 3500 1 Tôm sú (QCCT) ha 800 700 2 Tôm thẻ chân trắng ha 1710 1860 TC ha 383 500 BTC, QCCT ha 1327 1360 3 Nuôi nhuyễn thể ha 230 240 4 Nuôi khác ha 190 200 II SẢN LƯỢNG tấn 8901 10185 17500 1 Tôm sú tấn 485 452 2 Tôm thẻ chân trắng tấn 4065 5050 TC tấn 2605 3500 BTC, QCCT tấn 1460 1550 3 Nuôi nhuyễn thể tấn 3770 4052 4 Nuôi khác tấn 581.3 630.3 Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Hà Tĩnh (2010)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó và giảm nhẹ biển đổi (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w