Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp ở THPT Nguyễn

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 58)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.2.1.Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp ở THPT Nguyễn

THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội.

Bộ chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: + Những vấn đề chung

+ Chương trình chuẩn 23 môn học và hoạt động giáo dục. + Chương trình các cấp học Tiểu học, THCS và THPT.

Trong bộ chương trình giáo dục phổ thông có chương trình chuẩn Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Hoạt động giáo dục nghề phổ thông. Đây là nội dung QĐ số 16/2006 QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 06 năm 2006 về việc ban hành chương trình giáo dục hướng nghiệp cho THPT.

Hiện nay chương trình THPT liên tục thay đổi, chương trình phân ban đang được áp dụng trên toàn quốc, giáo dục hướng nghiệp được đưa vào chính thức của chương trình phân ban. Đây là cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp qua đó có thể khẳng định được mình có khả năng nào, thích ứng và phát huy được lĩnh vực nghề nghiệp gì, truyền thống nghề

nghiệp ở địa phương đang cần ra sao…Tuy nhiên, chương trình Bộ GD&ĐT đưa ra là phù hợp nhưng trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập về thời lượng của chương trình trong từng khóa học. Tính liên tục trong xây dựng chương trình chưa rõ, không theo nhu cầu của học sinh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Thực tế đưa các nghề còn quá ít, không cập nhật theo xu hướng phát triển tại Việt Nam. Như vậy mâu thuẫn giữa thực tế và yêu cầu với chương trình giáo dục hướng nghiệp và nội dung giáo dục hướng nghiệp quá đơn điệu cho nên học sinh chán nản, không hướng thú dẫn đến tâm lý không thích học bộ môn này.

Chương trình giáo dục hướng nghiệp là 105 tiết, học đủ chương trình để thi tốt nghiệp một ngày nào đó và được cấp chứng chỉ học nghề điểm thi có giá trị cộng điểm vào kỳ thi tốt nghệp vào THPT. Cho nên thời lượng giáo dục hướng nghiệp đã bị giảm bớt. Theo quy định thời lượng lý thuyết chiếm 1/3 thời gian, thực hành chiếm 2/3 thời gian. Tuy nhiên trên thực tế lý thuyết chiếm nhiều thời gian hơn thực hành. Hầu hết là rất ít các trường thực hiện đúng theo quy định đó. Trường THPT Nguyễn Văn Huyên cũng không là một ngoại lệ. Hàng năm nhà trường có tổ chức các buổi giới thiệu thị trường một số ngành nghề nhưng chưa đáp ứng đúng và đủ nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của các em học sinh. Phương pháp thì nhàm chán không có sự thay đổi nhiều.

Nhận xét: Qua phân tích thực trạng, các phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường Nguyễn Văn Huyên cho thấy một số vấn đề đặt ra trong đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp như sau:

Nhận thức của những người chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo viên, các bậc phụ huynh, học sinh và xã hội còn hiểu rất ít về các vấn đề liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Do vậy, trong việc tham gia, phân công nhiệm vụ, trực tiếp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT còn mờ nhạt. Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp với các lực lượng xã hội

nhằm phân luồng học sinh ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường và chuẩn bị tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Đổi mới nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp còn chậm, cứng nhắc và chưa phù hợp với đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Nội dung chương trình ít được cập nhật, vẫn theo tư tưởng cũ, các nghề giới thiệu cho học sinh không chịu thay đổi theo xu hướng của xã hội ví dụ: các nghề trồng trọt, chăn nuôi,… vẫn được đưa vào nội dung chương trình giảng dạy.

Phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, ngại tìm tòi, ngại thay đổi, chỉ là phương pháp truyền thụ một chiều, học sinh nghe và ghi lại và một số phương pháp khác đồng thời không có sự linh động trong các bài, chưa có các hướng phát triển để học sinh lựa chọn cân nhắc trong tương lai về định hướng nghề nghiệp của bản thân. Phương pháp chưa phù hợp với nội dung chương trình, các nghề giới thiệu chỉ dừng lại ở những nghề mà nhà trường có điều kiện, chưa đổi mới tư duy dạy những nghề mà xã hội cần. Giảng giải lý thuyết là chính, ít thực hành, thực tế…dẫn đến học sinh không có hứng thú học, nhận thức về giá trị nghề nghiệp còn yếu nên chưa lựa chọn cho mình hướng đi đúng đắn trong tương lai.

Để đạt được mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trường THPT Nguyễn Văn Huyên cần phải đánh giá đúng thực trạng giáo dục hướng nghiệp, tìm những nguyên nhân hạn chế trong công tác giảng dạy để đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 58)