Biện pháp 5: Phối hợp giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình trong

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 91)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2.5.Biện pháp 5: Phối hợp giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình trong

đình trong việc đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

3.2.5.1: Mục tiêu biện pháp

Huy động các tổ chức kinh tế xã hội tham gia vào giáo dục hướng nghiệp theo nhiều hướng khác nhau.

Tăng sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.

Giúp nhà trường về đội ngũ, kinh phí, các điều kiện cần thiết cho giáo dục hướng nghiệp.

3.2.5.1: Nội dung biện pháp

* Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Nguyễn Văn Huyên.

Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội sẽ góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi hành vi theo nhận thức đó. Nhận thức đúng đắn sẽ được xã hội thừa nhận và có ích cho cộng đồng.

Nhận thức vai trò của giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, tuyền truyền các Nghị Quyết của Trung Ương Đảng về giáo dục, vai trò của giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phải làm cho các cơ quan đoàn thể, gia đình, cá nhân có những hiểu biết về mục tiêu giáo dục, tham gia thiết thực vào kế hoạch phát triển kinh tế tại địa phương. Từ nhận thức đi đến hành động, nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc tập hợp các tổ

chức xã hội các cấp các ngành, các lực lượng xã hội tham gia trong việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp phối hợp cùng chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.

Các lực lượng xã hội các tổ chức trong và ngoài nước cần thấy rõ hơn vai trò của việc phối hợp giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình trong việc đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh không chỉ đem lại kết quả cho ngành giáo dục mà còn đem lại cho từng gia đình, các cá nhân tập thể và toàn xã hội.

Biên soạn thành tài liệu ngắn gọn dễ hiểu để phát cho từng gia đình, cha mẹ học sinh, kết hợp với việc tuyền truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như : báo , tạp chí, truyền thanh, truyền hình, hội thảo tổ chức giao lưu, nói chuyện về chuyên đề giáo dục hướng nghiệp có vai trò hiệu quả như thế nào đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Qua kinh nghiệm thực tiễn, biện pháp này được tiến hành thường xuyên liên tục, bởi lẽ đầu tư cho giáo dục là bền vững và phát triển, liên quan trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, phải thường xuyên tác động, tuyên truyền cả những kinh nghiệm hay, điển hình tiên tiến trong phong trào phối hợp giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình trong việc đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

* Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục hướng nghiệp.

Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, mở rộng nguồn tài chính khác, khai thác mọi nguồn lực trong xã hội để phù hợp với quá trình đổi mới phương pháp trong giáo dục hướng nghiệp.

Chăm lo môi trường giáo dục hướng nghiệp lành mạnh và thuận lợi cho đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp. Khai thác nguồn lực phục vụ cho dạy giáo dục hướng nghiệp, thực hiện đa dạng hóa các phương pháp dạy học trong bộ môn giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh hứng thú và hiệu quả

khi chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Luôn quan tâm, kiểm tra giám sát việc sử dụng tối đa nguồn quỹ do xã hội đóng góp xây dựng cho hoạt động này.

Tích cực thu hút vốn đầu tư của các bậc phụ huynh, các tổ chức tại địa phương, các tổ chức nước ngoài cân đối hợp lý nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị cần cho vấn đề đổi mới phương pháp theo quy chuẩn của hoạt động này song phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Đảm bảo mọi điều kiện thiết yếu cho đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Như lớp học lý thuyết, phòng hướng dẫn thực hành, các phương tiện cần thiết cho việc tìm hiểu như video, máy chiếu, đồ dùng trực quan…. tạo môi trường học tập.

Tổ chức câu lạc bộ sinh viên, học sinh tại các trường THPT để hỗ trợ các em về tinh thần và vật chất. Mục đích là vun đắp tài năng theo gương tốt, việc tốt thực tế để nhắc nhở, tạo nguồn thông tin đồng thời huy động thêm nguồn lực trí tuệ cho các ngành đang cần phát triển.

Phải đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa các phương pháp dạy học giáo dục hướng nghiệp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

* Xây dựng cơ chế chỉ đạo của các cấp trong ngành về công tác giáo dục hướng nghiệp.

Quán triệt chủ trương và nhận thức : Hướng nghiệp cho học sinh THPT là trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của ngành giáo dục đào tạo và của toàn dân.

Hướng nghiệp, phân luồng và sử dụng hợp lý học sinh THPT sau khi tốt nghiệp ra trường mang tính xã hội cao. Do vậy phải huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội đi theo phương châm Nhà Nước và nhân dân, trung ương và địa phương cùng làm trên cơ sở tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất hướng nghiệp, sử dụng hợp lý học sinh ra trường theo cơ chế.

Như vậy để thực hiện phối hợp giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình huy động được cộng đồng đóng góp nguồn lực trong việc đổi mới

phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.

Hiện nay, nhận thức của nhân dân về vị trí và vai trò của giáo dục đã được nâng cao tuy nhiên, về hướng nghiệp vẫn còn hạn chế. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần phải đi trước một bước, tham gia, đóng góp sức mình biến mục tiêu hướng nghiệp của quốc gia thành trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, của mỗi gia đình và mỗi cộng đồng. Phải tăng cường trách nhiệm của hai phía: cộng đồng xã hội và giáo dục.

Cộng đồng xã hội phải quán triệt và cụ thể hóa nhận thức vị trí vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp trong việc phát triển hợp lý nguồn nhân lực. Do vậy, cần tham gia hỗ trợ phát triển hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên.

Ngành giáo dục cần phải tích cực thực hiện và chủ động trong việc thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc công tác giáo dục hướng nghiệp trong điều kiện hiện có.

*Một số biện pháp phối hợp giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình trong việc đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên.

- Các cơ quan thông tin đại chúng (Đài truyền thanh, truyền hình) có những chuyên mục về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT nhằm nâng cao nhận thức xã hội về ý nghĩa thiệt thực của giáo dục hướng nghiệp đối với quốc gia, với gia đình và bản thân học sinh.

- Sở giáo dục và đào tạo cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố tạo ra hành lang pháp lý cho việc phối hợp đồng bộ giữa ngành giáo dục, các cơ sở sản xuất kinh doanh… để huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

- Trường THPT Nguyễn Văn Huyên có kế hoạch chủ động tiến hành đổi mới giáo dục hướng nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chủ động đưa nội dung hướng nghiệp vào các nghị quyết của Đại hội giáo dục và biến nó thành hiện thực.

+ Tổ chức các hội thảo với hội cha mẹ học sinh về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh đặc biệt là học sinh cuối cấp. Mời cha mẹ học sinh nói chuyện với các em về vấn đề chọn nghề.

+ Tranh thủ mọi nguồn lực của địa phương và xã hội để phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp (dưới hình thức kết nghĩa, đỡ đầu) như các cơ sở sản xuất, xí nghiệp. Doanh nghiệp, công ty, các cơ quan nghiên cứu…cử cán bộ giỏi trực tiếp giới thiệu nghề, tư vấn nghề cho học sinh: giúp đỡ về mặt kinh phí, công cụ phương tiện cho giáo dục hướng nghiệp.

Để đạt được hiệu quả cao trong việc phối giữa các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình trong việc đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Huyên cần phải xây dựng cơ chế liên kết sau:

Với Sở giáo dục sẽ giúp cho nhà trường có được sự chỉ đạo mang tính pháp nhân của ngành và Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước để quản lý chuyên môn sâu, xây dựng kế hoạch, đồng thời kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường hơn nữa.

Xây dựng liên kết giữa nhà trường và các trung tâm tư vấn hướng nghiệp bởi qua đó chúng ta sẽ học được kinh nghiệm về chuyên môn, về phương pháp cách thức tiếp cận vấn đề để bổ sung hỗ trợ cho nhau.

+ Liên kết với các trường cao đẳng, đại học, THCN, các trường dạy nghề để huy động giáo viên có trình độ, tay nghề cao để phối hợp với nhà trường để giảng dạy. Nhằm tận dụng nguồn giáo viên giỏi có kinh nghiệm mà không phải mất thời gian, kinh phí đào tạo, mặt khác tạo thương hiệu cho nhà trường, từ đó cung cấp nguồn thông tin cho học sinh. Nhằm định hướng và

cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết để đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của học sinh.

+ Liên kết với các doanh nghiệp nhằm huy động vốn đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, điều kiện cần thiết để giảng dạy bộ môn giáo dục hướng nghiệp đáp ứng với đổi mới phương pháp giáo dục hương hướng nghiệp cho học sinh THPT Nguyễn Văn Huyên.

+ Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tiếp nhận thông tin nghề nghiệp một cách trực tiếp để biết thêm được môi trường làm việc sau này đòi hỏi trình độ tay nghề ra sao, yêu cầu như thế nào về sức khỏe, về năng lực, phẩm chất nào… Nhằm giúp cho định hướng tương lai của các em được đúng đắn hơn.

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 91)