Mục đích thử nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 96)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.3.1. Mục đích thử nghiệm

Tùy theo mức độ học sinh tham gia vào việc học tập bộ môn giáo dục hướng nghiệp, các em dần dần phát triển năng lực phân tích thế giới nghề nghiệp, phân tích bản thân, hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế của địa phương, đất nước để giúp các em lựa chọn cho mình được hướng đi đúng đắn. Trong quá trình học tập, học sinh thường bộc lộ những băn khoăn, những lệch

lạc và gặp những khó khăn nhất định, Chẳng hạn các em chưa có sự định hướng đúng đắn đối với lao động, với thế giới nghề nghiệp, kế hoạch cuộc đời, kế hoạch nghề nghiệp; đánh giá chưa đúng mức những phẩm chất tâm sinh lý cá nhân của mình; ít hiểu biết những yêu cầu do nghề đề ra đối với người lao động; không thấy được nhu cầu xã hội đối với các nghề trong từng giai đoạn cụ thể, không biết tranh thủ ý kiến của thầy, của những người thợ lành nghề, của cán bộ tư vấn hướng nghiệp…Vì thế trong năm học 2010 – 2011 những băn khoăn, lệch lạc và khó khăn kể trên cần được đưa ra trao đổi bàn bạc, góp ý thử nghiệm qua phương pháp đối thoại, hội thảo diễn đàn nhằm làm cho học sinh hiểu rõ hướng đi cụ thể sau khi ra trường. Trên cơ sở đó, các em có những suy nghĩ đúng đắn vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục và biết tự giác lựa chọn một hướng đi, một ngành nghề phù hợp. Đồng thời qua đó, giáo viên hiểu rõ thêm tâm tư, nguyện vọng và khả năng của các em. Từ đó có các biện pháp giúp đỡ các em một cách thiết thực và kịp thời. Chủ đề chương trình là “ Ngày hội hướng nghiệp”.

Ngày hội hướng nghiệp được tổ chức như sau : 3.3.1.1. Chuẩn bị :

Qua đợt thực tập tại nhà trường , chúng tôi đã tiến hành các buổi hội thảo nhỏ với từng lớp. Đầu tiên là lớp 12A1, do thiếu kinh nghiệm nên chúng tôi không tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, có chuyên gia trò chuyện cùng các em và tổ chức buổi hội thảo - diễn đàn nói chuyện với các em. Kết quả các em không hứng thú. Buổi đối thoại – hội thảo – diễn đàn đó không thành công.

Sau khi rút kinh nghiệm từ buổi hôm trước chúng tôi tiến hành cho lớp 12A2 có các bước tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của các em học sinh, mời chuyên gia, có kết hợp văn hóa, văn nghệ, chơi trò chơi… có lập kế hoạch chi tiết. Do vậy buổi đối thoại – hội thảo – diễn đàn ngày hôm đó khá thành công.

Từ 2 buổi nói chuyện nhỏ trên chính là tiền đề chuẩn bị cho buổi hội thảo về tư vấn hướng nghiệp – chọn nghề vào 26-03-2011. Tiến hành dự trên sự kết hợp giữa đối thoại, diễn đàn và hội thảo có kế hoạch như sau:

- Xây dựng chủ đề cho hội thảo : chủ yếu dựa trên các phiếu điều tra về tâm tư, nguyện vọng của học sinh tìm ra chủ đề có nội dung đi đúng tâm lý lứa tuổi học sinh(đặc biệt là học sinh lớp 12), tạo sự quan tâm ngay từ ban đầu cho các em.

Ví dụ : “Tuổi trẻ và những ước mơ nghề nghiệp”

“Chọn nghề cùng bạn”, “Chọn nghề đúng để có cơ hội việc làm”, “Giúp các em chọn nghề”, ”Ngày hội hướng nghiệp”

- Chuẩn bị đề dẫn : Chú ý đền những số liệu thống kê của trường qua một số năm gần đây về việc lựa chọn ngành học, trường thi, kết quả, khả năng tìm kiếm việc làm của học sinh sau khi ra trường. Cần nêu số liệu (tấm gương) cụ thể. Qua đó, phân tích đánh giá và nêu bật vấn đề đặt ra trong buổi hội thảo : Ví dụ :

+ Dự định của em sau khi tốt nghiệp lớp 12 ? + Em thích làm nghề gì trong tương lai ? + Vì sao em lại lựa chọn nghề đó ?

+ Em hiểu biết thế nào về ngành nghề mà em lựa chọn ?

+ Em đã làm gì (hay có kế hoạch gì) để thực hiện sự lựa chọn của mình ?

- Chuẩn bị một số trò chơi :

- Sử dụng test theo các chủ đề năng lực, năng khiếu, thể chất của bản thân với yêu cầu thị trường của nghề.

- Học sinh tự do trình bày ý kiến cá nhân, các ý kiến này cần được tư duy kỹ, chắt lọc và trình bày nghiêm túc. Có sự đóng góp ý kiến của giáo viên, phụ huynh, các doanh nghiệp có ngành nghề mới…

Một số tiết mục văn nghệ, hát, tiểu phẩm, trò chơi…có liên quan đến chủ đề hội thảo”ngày hội hướng nghiệp” được tập luyện và đưa vào sử dụng.

3.3.1.2. Tiến hành hội thảo công tác * Công tác tổ chức :

- Chuẩn bị địa điểm : trang trí, bố trí khu trắc nghiệm khách quan, sử dụng test, khu tư vấn hướng nghiệp, khu sân khấu nơi diễn ra các trò chơi, buổi nói chuyện của các thế hệ đi trước, các tấm gương…

- Khách mời : đại diện ban giám hiệu, hội phụ huynh, doanh nhân, chuyên gia tư vấn tâm lý, các nhà nghiên cứu…

* Nội dung :

- Tuyên bố lý do : Giới thiệu thành phần hội thảo, nêu rõ chủ đề hội thảo. - Một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề.

- Trình bày tiểu phẩm, trò chơi liên quan đến nghề nghiệp

- Đối thoại cung cấp thông tin quan trọng và chính xác. Tổ chức các hội thảo, diễn đàn hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm thông tin, chọn lọc và sử lý các thông tin.

- Trả lời các thắc mắc của học sinh, đồng thời học sinh nói lên quan điểm của mình, có sự góp ý của khách mời.

- Các đại biểu phát biểu ý kiến: thông qua hội thảo nắm được tình hình tư tưởng cũng như băn khoăn, lo lắng của các em, đồng thời vạch ra con đường cũng như những biện pháp khắc phục những băn khoăn lo lắng đó của các em, giúp các em chuẩn bị tốt để bước vào đời.

- Các bàn tư vấn làm việc tích cực, tư vấn, cho các em làm thử một số trắc nghiệm về bản thân, trả lời một số thắc mắc…

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w