Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 29)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.3.2.Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

năng lực nghề nghiệp và là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với giáo dục hướng nghiệp.

+ Nhiệm vụ thứ 4: giáo dục cho học sinh thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, yêu nghề yêu lao động, tôn trọng, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công…Có đạo đức lương tâm, nghề nghiệp.

Nhờ đó mà những phẩm chất nhân cách của con người được hình thành. Thông qua giáo dục hướng nghiệp đã góp phần tư vấn cho học sinh, phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, để tiếp tục hoàn thiện những vấn đề cơ bản của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường

1.3.2. Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. sinh THPT.

Theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD&ĐT, trong chương trình THPT “ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” được thực hiện ở 3 lớp 10, 11, và 12. Mục tiêu chung của chương trình là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ

học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT là một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện. Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp phải kết hợp với chương trình các môn học, dựa vào tri thức các môn văn hóa, đặc biệt môn kỹ thuật và mức độ hiểu biết đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính của học sinh nhằm mở rộng và tăng thêm hiểu biết sâu sắc cho học sinh phổ thông, đồng thời nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp được xây dựng gắn bó với những nghề phổ biến, hiện đại và xã hội có nhu cầu phát triển.

Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT, “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” có những nội dung chính sau đây:

- Về kiến thức: Học sinh nắm được các tri thức về nguyên liệu, dụng cụ, đo lường, an toàn lao động , tổ chức lao động…đồng thời cũng hiểu một cách khái quát những định hướng chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương em đang sinh sống, học tập nói riêng, giúp cho học sinh và cha mẹ các em nắm được những thông tin về hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cùng những yêu cầu tuyển sinh do các cơ quan chức năng thông báo. Từ những hiểu biết nói trên, các em học sinh sẽ làm hồ sơ tuyển sinh với sự hướng dẫn, tư vấn của thầy cô giáo, các cán bộ tại trung tâm hướng nghiệp hoặc tư vấn nghề nghiệp của các chuyên gia các lĩnh vực y tế, lao động , kinh tế, giáo dục …

- Về tri thức và kĩ năng nghề nghiệp chung : giáo dục cho học sinh và thế giới quan nghề nghiệp, sự hiểu biết về các ngành nghề, xu hướng phát triển, dự báo khả năng xuất hiện và mất đi của một số ngành nghề trong hiện tại và tương lai.

- Về tri thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn : đặc trưng của nghề nghiệp cụ thể. Học sinh biết vận dụng nguyên tắc chọn nghề vào việc viết đơn

xin học tiếp sau THPT, xin vào làm việc ở một cơ quan hành chính hay sự nghiệp hoặc ở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Giáo viên còn phải giúp học sinh biết cách tiếp thu các nguồn thông tin cần thiết cho việc chọn nghề của các em.

- Về thái độ: Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc chọn nghề cho tương lai cho bản thân qua đơn xin đi học hoặc đi làm sau khi tốt nghiệp bậc trung học, tích cực chuẩn bị về mọi mặt, nhất là về mặt tâm lý đối với lao động nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn 12 năm ngồi trên ghế nhà trường THPT.

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 29)