Biện pháp 1: Đổi mới nhận thức về sử dụng phương pháp tổ chức giáo dục

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 67)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới nhận thức về sử dụng phương pháp tổ chức giáo dục

giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội. 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp :

Giúp Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, các em học sinh, các bậc phụ huynh trường THPT Nguyễn Văn Huyên thấy được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của giáo dục hướng nghiệp, đồng thời giúp họ nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mọi người trong việc góp phần rèn kỹ năng nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tuyển chọn nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp để giúp các em lựa chọn nghề phù hợp với năng lực. Nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần phân luồng học sinh sau khi thi tốt nghiệp THPT, tạo tiền đề cho con đường lập thân lập nghiệp sau này.

Đề xuất những biện pháp phù hợp để các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh THPT Nguyễn Văn Huyên và toàn xã hội thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh có

tác dụng như thế nào đối với nhiệm vụ giáo dục toàn diện, tạo nguồn nhân lực góp phần đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp :

- Đổi mới nhận thức của Ban giám hiệu trong công tác giáo dục hướng nghiệp.

+ Đổi mới tư duy: Ban giám hiệu nhà trường cần phải hiểu rõ trách nhiệm của công tác giáo dục hướng nghiệp, họ như là người lái con thuyền tri thức, kĩ năng nghề nghiệp cho học sinh.

+ Đổi mới nhận thức sử dụng phương pháp trong công tác giáo dục hướng nghiệp: Trong công tác giáo dục hướng nghiệp phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh, đặc điểm của học sinh THPT Nguyễn Văn Huyên để đảm bảo chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Một mặt phải đảm bảo chất lượng giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người học. Đổi mới này hướng tới người học, coi người học là trung tâm, hướng người học nhận thức được năng khiếu, năng lực, thể lực để có thể tự chọn cho mình hướng đi phù hợp.

+ Đổi mới nhận thức trong xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp:

Khi xây dựng kế hoạch cho giáo dục hướng nghiệp cũng cần phải xác định về vị trí của giáo dục hướng nghiệp đứng ở đâu, trong thời gian tới sẽ phát triển ra sao? Cho nên xây dựng kế hoạch phải có tầm nhìn xa, trông rộng, bao quát tổng thể. Ban giám hiệu nhà trường THPT Nguyễn Văn Huyên cần phải nhanh nhạy nhìn nhận ra xu hướng phát triển của ngành nghề mới, đang có xu hướng phát triển mà nhà trường chưa tổ chức dạy. Cần phải tổ chức dạy nhưng cũng nên xem xét sự phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước.Và những ngành nghề này còn phát triển được bao lâu. Phân tích được những thuận lợi, có nhiều cơ hội hay thách thức trong giáo dục hướng nghiệp. Từ đó xác định cho mình tầm nhìn chiến lược 5 năm, 10 năm, 20 năm… Để có

những phương án tốt, hợp lý nhất cho việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

+ Đổi mới nhận thức trong tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp: Người quản lý công tác này cần lên được kế hoạch tổ chức thực hiện cho giáo dục hướng nghiệp phải chọn người có đủ trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp để trao nhiệm vụ đó, đồng thời phải tính đến thời gian, điều kiện, …và các nguồn lực khác để thực hiện.

+ Đổi mới nhận thức trong công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hướng nghiệp: Kiểm tra, đánh giá là một chức năng không thể thiếu được trong giáo dục, đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, trung thực, công bằng, có như vậy mới tạo động lực thúc đẩy quá trình giáo dục hướng nghiệp.

Vấn đề kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp phải bám sát mục tiêu, mục đích đề ra cho hoạt động này. Một kết quả dễ nhận thấy trong công tác giáo dục hướng nghiệp là chất lượng đầu ra của sản phẩm. Sản phẩm của hoạt động này là con người, nên phải đạt được các yêu cầu về trình độ, tay nghề, sức khỏe, biết chia sẻ cảm thông, ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên xã hội. Sản phẩm có kĩ năng nghề nghiệp thích ứng với mọi công việc được giao để có thể tự nuôi sống bản thân, làm giàu cho gia đình, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước.

- Giáo viên nhà trường đối với vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp.

Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục toàn diện với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp thì vai trò của người giáo viên càng trở nên quan trọng. Bởi họ là người trực tiếp tham gia công tác dạy giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Chất lượng giáo dục hướng

nghiệp có tốt hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Chính vì vậy bản thân mỗi giáo viên phải xác định chất lượng giáo dục hướng nghiệp, không những phụ thuộc vào lương tâm trách nhiệm của người thầy mà còn phụ thuộc vào trình độ, tay nghề chuyên môn, của mỗi giáo viên. Nay thực tế đã chứng minh người giáo viên dạy giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường THPT Nguyễn Văn Huyên phải tự nhận thức yêu cầu thực tế cần những người thầy có phương pháp truyền thụ tốt, đồng thời vừa phải là người thợ giỏi, tay nghề điêu luyện đủ điều kiện giữ vai trò chỉ đạo, thiết kế cho trò chủ động để nâng cao khả năng hợp tác trong các hoạt động.

- Đối với các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng đến vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp.

Một bộ phận không thể thiếu được đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên là những người phục vụ, họ tham gia rất nhiều công việc từ bảo vệ, đánh trống, coi xe, bảo quản cơ sở vật chất đến việc tiếp nhận hồ sơ…Nhà trường là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu chỉ thiếu một bộ phận nào thì các bộ phận khác đều bị ảnh hưởng. Muốn đề xuất được biện pháp đổi mới phương pháp trong tổ chức giáo dục hướng nghiệp thì việc đổi mới nhận thức trong việc phục vụ, đổi mới đồng bộ: trình độ chuyên môn, lương tâm và trách nhiệm với công việc linh hoạt chủ động sáng tạo trong mọi tình huống, thích ứng với mọi công việc được giao. Sẽ tác động trực tiếp tới học sinh, môi trường làm việc nghiêm túc từ đó học sinh sẽ có trách nhiệm phải thay đổi hành vi, thái độ học tập, phương pháp với môi trường mới.

- Đối với các bậc phụ huynh

Để các bậc phụ huynh nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy giáo dục hướng nghiệp cho con em họ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Để họ nhận ra chính con mình cần tự nhận thức bản thân

mình để lựa chọn cho mình công việc phù hợp sau này chứ không phải áp đặt con cái đi theo hướng của mình. Muốn làm tốt công việc này các nhà giáo dục phải có cách đưa họ tham gia vào hoạt động này như: tổ chức tuyền truyền trên nhiều phương diện qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tổ chức, thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh để họ có quyền được góp ý xây dựng, tổ chức các cuộc tọa đàm bàn kế hoạch cho công tác giáo dục hướng nghiệp. Các bậc phụ huynh cũng là một kênh thông tin truyền hình cho công tác tuyên truyền của hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

- Đối với học sinh học giáo dục hướng nghiệp.

Nhận thức đầy đủ, việc học giáo dục hướng nghiệp vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm của bản thân, cho nên các em phải xác định, một học sinh được giáo dục toàn diện trong nhà trường không chỉ có kiến thức văn hóa mà còn được trang bị đầy đủ những kĩ năng nghề nghiệp và một số lĩnh vực khác…Thông qua học nghề các em có thể thử sức xem khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào, để sau khi tốt nghiệp THPT sẽ lựa chọn cho bản thân một ngành nghề phù hợp.

Qua học giáo dục hướng nghiệp các em có cơ hội tìm hiểu thêm về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động của Việt Nam, của một số nước trên thế giới và những yêu cầu về trình độ của một số nghề đang phổ biến trên thế giới để bản thân phải tự cố gắng vươn lên mới có cơ hội để tìm việc làm sau này, trong thời kì xu thế kinh tế hóa toàn cầu.

Để đổi mới nhận thức về giáo dục hướng nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội ở trường THPT Nguyễn Văn Huyên trong giai đoạn hiện nay có hiệu quả và đồng bộ thì nhà trường THPT Nguyễn Văn Huyên cần có kế hoạch cho công tác tuyên truyền một cách đồng bộ, và bằng nhiều hướng khác nhau bằng nhiều lực lượng để mọi người đều biết.

Mục đích của công tác tuyên truyền nhằm đổi mới nhận thức của mọi thành phần trong xã hội thấy rõ vị trí vai trò và sự cần thiết của giáo dục hướng nghiệp góp phần tạo nguồn nhân lực có tay nghề, có sức khỏe phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cần làm cho mọi tầng lớp trong xã hội, quan tâm và tạo điều kiện thiết yếu cho giáo dục hướng nghiệp.

Công tác tuyên truyền nhằm góp phần giáo dục thái độ đúng đắn với nghề nghiệp, giải tỏa tâm lý của xã hội về việc trọng thầy hơn trọng thợ. Đồng thời công tác tuyên truyền cũng phải làm cho mọi người đặc biệt là học sinh THPT và đặc biệt là các bậc phụ huynh thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiếp thu giáo dục hướng nghiệp. Một mặt động viên khuyến khích con em họ tích cực tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp góp phần giáo dục toàn diện cho các em, cũng là cơ hội cho các em thử nghiệm một nghề nào đó để biết năng lực của bản thân mình sau này lập thân lập nghiệp.

*Muốn thay đổi nhận thức đó đòi hỏi nhà trường THPT Nguyễn Văn Huyên phải có kế hoạch cho công tác thông tin tuyên truyền khác nhau.

- Lập kế hoạch cho công tác tuyên truyền

Xây dựng kế hoạch trước mắt, lâu dài cho tuyên truyền, thông tin đại chúng để mọi tầng lớp trong xã hội đều hiểu đây là một hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện. Từ nhận thức đầy đủ đó mọi người có thái độ ứng xử cho đúng, để động viên con em trong gia đình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Để làm tốt công tác này nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn chứa đầy đủ lượng thông tin, tránh mọi loại thông tin lòng vòng, khó hiểu, nhưng phải tạo ấn tượng dễ nhớ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung tuyên truyền phải phản ánh được đặc trưng nghề nghiệp mà các em học sinh cần biết, khả năng phát triển của nghề, xu hướng, yêu cầu của nghề…

- Thay đổi phương pháp tuyên truyền công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên.

Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch tổ chức chúng ta nhận thấy trước hết cần thay đổi về hình thức tuyên truyền cho phù hợp. Việc lựa chọn đối tượng để tuyên truyền, thời gian, nội dung tuyên truyền cho từng công việc cụ thể phải đảm bảo công tác tuyên truyền đúng thời điểm và có hiệu quả. Trong việc tuyên truyền cần dự báo trước được kinh phí cho công tác này sao cho chi phí thấp mà hiệu quả lại cao, muốn đạt được điều đó quan trọng nhất là ban giám hiệu ban chỉ đạo công tác hướng nghiêp trường THPT Nguyễn Văn Huyên phải tìm phương pháp nào tối ưu .

Các hình thức tuyên truyền qua báo đài, phóng sự, qua internet về hoạt động và hiệu quả giáo dục hướng nghiệp đem lại chất lượng sản phẩm cho giáo dục và xã hội.

Thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng qua các tổ chức quần chúng như : Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn và các tổ chức xã hội khác… Phương pháp tiến hành như: Viết báo, truyền hình, truyền thanh, thông qua các buổi tọa đàm thảo luận, tổ chức tham quan một số cơ sở sản xuất để học sinh hiểu thêm về công việc, một số ngành nghề… phát tờ rơi, văn hóa văn nghệ, băng rôn quảng cáo, tổ chức giao lưu, cho học sinh tham gia tìm hiểu, tổ chức các ngày hội hướng nghiệp qua đó giới thiệu về các nghề nghiệp, những tấm gương thành đạt để làm gương điển hình và nhân rộng trong xã hội để các em hiểu được con đường đi đến thành công có nhiều con đường khác nhau.

Đổi mới các hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích động viên kịp thời, qua các hoạt động có hiệu quả, xây dựng các hình thức thi đua khen thưởng cho từng hoạt động làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w