7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1. Khái quát về trường THPT Nguyễn Văn Huyên Đống Đa – Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Văn Huyên được thành lập năm 1997. Người sáng lập trường là PGS.TS Nguyễn Bích Hà (con gái của cố GS Nguyễn Văn Huyên – vị Bộ trưởng Bộ Đại học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa). Trong hơn 10 năm qua, các thầy cô giáo và các em học sinh của trường đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo: kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH và CĐ của trường luôn nằm trong tốp đầu của hệ thống các trường ngoài công lập.
Hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững, trường đã sớm lập dự án và được Thành phố cấp quyền sử dụng đất số 2353/QĐ của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Với sự góp vốn đầu tư của các thầy cô giáo dạy chuyên, tháng 3 năm 2010 ngôi trường đã được xây dựng xong và bước vào phục vụ công tác đào tạo từ năm học mới 2010 – 2011. Cũng từ năm học mới này, PGS Nguyễn Bích Hà đã bàn giao toàn bộ công việc điều hành khối chuyên cho TS Đặng Đình Tới, chủ nhiệm khối chuyên Lý. Ban lãnh đạo mới đặt nhiệm vụ xây dựng Trường THPT Nguyễn Văn Huyên trở thành trường chất lượng hàng đầu của Thành phố Hà Nội.
Hiện nay tại nhà trường có 2 lớp 10, 2 lớp 11, 2 lớp 12. Mỗi lớp có 35- 40 học sinh. Trên tổng số học sinh toàn khối là 237 học sinh THPT. Ngoài ra nhà trường còn có các cấp THCS, Tiểu học, Mầm non...
Từ năm học 2010 – 2011, nhà trường chuyển hướng đào tạo chất lượng cao dựa trên các nền tảng:
Cơ sở vật chất
Trường Nguyễn Văn Huyên là một trong số ít các trường được cấp quyền sử dụng đất nên không phải thuê địa điểm như phần lớn các trường ngoài công lập khác. Cùng với việc đầu tư xây dựng trường, một loạt các thiết bị phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh cũng được trang bị mới như: phòng học đạt chuẩn được lắp điều hòa cùng các thiết bị nghe nhìn, phòng máy vi tính và các phòng thí nghiệm hiện đại ...
Đội ngũ giáo viên
Xác định rõ giáo viên đóng vai trò quan trọng bậc nhất đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh, bên cạnh đội ngũ giáo viên cơ hữu tâm huyết có trình độ sư phạm cao, TS. Đặng Đình Tới đã mời các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các Khối chuyên đến giảng dạy, tạo cơ sở cho bước tiến vượt bậc về chất lượng dạy và học của trường. Đội ngũ giáo viên dạy các môn học chính chiếm từ 70% đến 100% đang dạy chuyên là sự khác biệt với các trường trong cùng hệ thống.
Chất lượng đầu vào
Với phương châm chất lượng là ưu tiên hàng đầu, từ năm học 2010 – 2011 nhà trường tuyển sinh lớp 10 với số lượng hạn chế để chọn lọc đầu vào là các học sinh ngoan, ham học, có điểm xét tuyển cao, ưu tiên các em đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào hệ THPT chuyên và các em đạt giải trong kỳ thi HSG lớp 9.
Lứa tuổi THPT bao gồm những em có độ tuổi từ 15-18 tuổi đó là những học sinh đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT. Lứa tuổi này có đặc điểm vị trí quan trọng trong thời kì phát triển, ở độ tuổi này hầu hết thanh niên học sinh đã phát triển của hoàn thiện về mọi mặt, kể cả thể chất và tâm lý, hoạt động học tập của lứa tuổi này mang nhiều ý nghĩa mới mẻ đối với sự phát triển hoàn thiện của các em và có ý nghĩa lớn lao đối với toàn xã hội.
Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là hoạt động “ Học tập – Hướng nghiệp”, là hoạt động học tập có tính chất quyết định xu hướng nghề nghiệp của mỗi thanh niên, thể hiện rõ rệt ở động cơ và mục đích học tập của học sinh. Động cơ học tập của học sinh gắn với nhiều mối quan hệ khác để hình thành thái độ lựa chọn các môn học mà mình yêu thích.
Việc tổ chức chỉ đạo giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT cần dựa vào những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản như : Sự phát triển thể chất và các chức năng sinh lý của học sinh, đặc điểm tư duy kĩ thuật, nhu cầu, hứng thú học nghề phổ thông, cấu trúc tâm lý của giáo dục hướng nghiệp. ( Trần Khánh Đức - 2002. Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực).