7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2.1. Thực trạng về nhận thức trong đổi mới phương pháp giáo dục hướng nghiệp
hướng nghiệp trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội.
Ngày nay đổi mới nền giáo dục Việt Nam từ giáo dục mang nặng tính khoa bảng sang nền giáo dục có chất lượng, truyền thống, hiện đại dân chủ, đại chúng và công bằng. Các biện pháp đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một mắt xích lớn trong nền giáo dục đó là rèn cho học sinh những kĩ năng nghề nghiệp nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Để làm được điều này trước tiên trong nhận thức của cán bộ quản lý, những người giáo dục và người được giáo dục phải đổi mới, sau đó tới những người phục vụ, cha mẹ, học sinh và toàn xã hội.
2.2.1.1. Các cấp quản lý giáo dục hướng nghiệp:
Thực tế trong những năm qua công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên còn nhiều bất cập và hạn chế, có những quan điểm đối lập nhau, nhiều người cho rằng giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường chỉ để giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ nhà trường chứ không tác dụng gì cho lứa tuổi học sinh, giáo dục hướng nghiệp còn mang nặng tính hình thức bề ngoài, kém hiệu quả gây lãng phí cho gia đình, nhà trường và xã hội. Chưa đánh giá đúng mức công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Còn nhiều giáo viên trong nhà trường còn nhầm lẫn các khái niệm “ Lao động sản xuất”, “Giáo dục hướng nghiệp”, “Hướng nghiệp” xảy ra khá phổ biến. Mặt khác, nhà trường chưa làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Hiện nay các thông tin về nghề nghiệp cho học sinh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ. Đôi khi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh còn phụ thuộc vào cơ chế cộng điểm khi thi tốt nghiệp THPT. Mấy năm gần đây nhà trường còn coi dạy môn tin học là chương trình giáo dục hướng nghiệp cho nhà trường. Thực tế hiện nay chính nhà trường chưa có sẵn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chưa quan tâm đến vấn đề học sinh thích học nghề gì? Xã hội cần những nghề gì để đáp ứng cho nên không tạo được sự hấp dẫn với học sinh và không đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Nguyên nhân của những hạn chế về nhận thức của các giáo viên giảng dạy bộ môn này đó là : Công tác giáo dục hướng nghiệp còn quá mới mẻ đối với nhà trường phổ thông tại Việt Nam nói chung và đối với trường Nguyễn Văn Huyên nói riêng. Các giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp còn kiêm nhiệm, liên tục thay đổi vị trí công tác, hay dạy kèm giữa các môn học văn hóa với bộ môn này. Nên chưa kịp thích ứng và phát huy khả năng của bản thân đã chuyển sang công việc khác, cho nên công tác giáo dục vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa tìm tòi , thăm dò để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp. Hiện nay nhà trường không tạo được húng thú để thu hút người học dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của người học và yêu cầu của xã hội. Chỉ tập trung vào mối quan hàng đầu là làm thế nào để HS học
khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao, còn chuyện sau tốt nghiệp THPT các em làm gì, học gì chưa được chú ý nhiều, và không phải trường nào cũng quan tâm đúng mức. Do vậy nhà trường có các phương châm là sĩ số ít (chỉ khoảng 25-30 HS), đào tạo chú trọng các môn thi tốt nghiệp, trường tổ chức số giờ học nâng cao phù hợp với hướng chọn ngành và khối thi ĐH tương lai của học sinh:
Khối A: Toán – Lý – Hoá.
Khối D: Toán – Văn – Ngoại ngữ.
Thời lượng học các môn học trọng điểm được tăng gấp đôi so với chương trình bình thường giúp cho học sinh tiết kiệm thời gian và công sức vì đã học các thầy cô ở trường là đủ để không cần thiết đi học thêm. Chương trình giáo dục hướng nghiệp đã được lên và đưa vào hoạt động một cách mờ nhạt bắt đầu từ năm học 2007- 2008 triển khai ở các lớp10, 11, 12 và trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc, có đánh giá và ghi học bạ. Có cơ chế cộng điểm khuyến khích cho những học sinh tham gia với chương trình hướng nghiệp 180 tiết.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về mọi mặt, là trường mới thành lập, lại là trường dân lập dạy học sinh từ cấp mầm non cho tới trung học phổ thông. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…đã có nhiều cố gắng để mở rộng và đổi mới quản lý nhận thức sao cho phù hợp với chương trình giáo dục chung và theo hướng phát triển của các trường công lập thược sự quản lý của nhà nước. Việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho học sinh định hướng đúng đắn được nghề nghiệp mình lựa chọn và hướng đi của bản thân vào tương lai.
Tuy nhiên trong quá trình quản lý giáo dục hướng nghiệp còn nhiều hạn chế bất cập. Chất lượng hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục cũng như yêu cầu của xã hội. Việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh còn nặng về tự cung tự cấp,
dạy theo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có sẵn tại trường và của trung tâm Sunnysmile. Chưa quan tâm xem học sinh thích học những gì, xã hội cần những nghề gì, yêu cầu ra sao…Bên cạnh việc tổ chức dạy nghề chưa có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ 3 mặt của giáo dục hướng nghiệp : “ Định hướng nghề nghiệp, Tư vấn nghề nghiệp và Tuyển chọn nghề ”. Việc học sinh tham gia chỉ theo hướng bắt buộc và cảm tính chưa thực sự phát huy được năng khiếu, sở trường, nguyện vọng của bản thân, chưa tạo được hứng thú trong quá trình tham gia. Dẫn đến học sinh chán nản không thích học, làm ảnh hưởng đến tâm lý dạy của thày, biến giờ học trở nên căng thẳng không có tác dụng giáo dục.
Cần thay đổi nhận thức của giáo viên, trình độ chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên, nội dung chương trình khô cứng như vậy nhưng nếu biết vận dụng và tìm tòi các cách thức mới cho chương trình giảng dạy bộ môn này thì kết quả sẽ đáng khích lệ hơn về bộ môn này.
Nắm được nhu cầu học tập của học sinh, giáo viên có thể điều khiển được động cơ và ý thức trong học tập của học sinh, đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp.
Trong quá trình giáo dục hướng nghiệp, giáo viên kích thích hứng thú học tập của học sinh bằng lời giới thiệu nghề, hệ thống câu hỏi tình huống, sáng tạo, bằng các thao tác, động tác điêu luyện… nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú học tập của học sinh là hướng đi tích cực của phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay.
2.2.1.2. Nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp:
Nhu cầu học giáo dục hướng nghiệp của học sinh có ý nghĩa quyết định ý thức và động cơ học tập của học sinh, xuất phát từ mục đích khác nhau của thực tế cuộc sống, nhiều học sinh muốn học một nghề để giúp đỡ gia đình và
tạo dựng cuộc sống cho bản thân khi trưởng thành; nhiều học sinh do tò mò muốn biết thêm nghề mới, muốn khám phá những bí ẩn của thế giới nghề nghiệp đồng thời cũng muốn để tự khẳng định mình; tuy nhiên cũng có không ít những học sinh học bộ môn giáo dục hướng nghiệp này cốt để cộng điểm khuyến khích theo quy định của Bộ GD&ĐT cho thời kì tốt nghiệp THPT khi biết lực học của mình còn yếu. Đây là một thực tế cần quan tâm giải quyết từng bước.
Hứng thú học nghề của học sinh THPT là hứng thú với môn học mới phát triển thành hứng thú với khoa học môn học là đại diện. Hứng thú đó trở thành một trong những động cơ học tập chủ yếu ở các em. Nghiên cứu về hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh, các nhà tâm lý học cho rằng đây là thái độ đặc biệt của học sinh đối với môn học yêu thích được biểu hiện trước hết ở sự tập trung cao độ, say mê học tập.
Việc phát triển hứng thú nghề nghiệp đang được xem là ngọn nguồn phát sinh tình cảm của học sinh đối với môn học. Tìm hiểu và phát triển hứng thú nghề nghiệp của học sinh đang là một hướng đi tích cực để phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của người học trong quá trình học giáo dục hướng nghiệp. Vai trò của người giáo viên trong hoạt động dạy giáo dục hướng nghiệp là vô cùng quan trọng, có thể nói họ là người châm ngòi cho niềm say mê muốn được tìm tòi khám phá có tiềm ẩn trong học sinh. Người giáo viên kích thích học sinh hăng hái hoạt động còn các em phải tự mình hoạt động, tiếp thu những kiến thức của thầy, của tài liệu và biến chúng thành của mình. Học sinh không chỉ được giáo dục mà còn tự giáo dục; không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể giáo dục.
Trong quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên, phương pháp dạy học còn nặng về truyền thụ một chiều, chủ yếu tập trung vào truyền thụ kiến thức kỹ năng thực hành theo chương
trình tài liệu. Sau khi học xong chỉ có một số ít học sinh có thể nhận thức khả năng của mình phù hợp với hướng đi nào cho bản thân. Để làm rõ vấn đề nhận thức của học sinh về giáo dục hướng nghiệp và làm căn cứ cho việc đề xuất biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên. Tôi có làm phiếu hỏi các em học sinh đang theo học tại nhà trường(điều tra 150 em học sinh) và thu được kết quả như sau: Bảng 2.1: Dự định lựa chọn nghề nghiệp STT Dự định lựa chọn Số lượng % 1 Đang lựa chọn 54 36% 2 Đã chọn 61 40% 3 Chưa lựa chọn 8 6%
4 Không quan tâm 27 18%
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỉ lệ các em đã lựa chọn và đang lựa chọn nghề nghiệp cho mình chiếm tỉ lệ khá cao (đã chọn: 40%, đang lựa chọn: 36%). Từ số liệu trên cho thấy đa số các em đã lựa chọn cho mình hướng đi riêng cho bản thân. Điều tra cụ thể hơn về các hướng lựa chọn thì đa phần các em lựa chọn không dựa trên sở thích năng lực của bản thân mà dựa vào ý kiến của bố mẹ, bạn bè và xã hội là chủ yếu. Cũng có một phần nhỏ là lựa chọn theo sở thích cá nhân tuy nhiên số đó không nhiều. Đây là vấn đề nên điều chỉnh lại trong công tác giáo dục hướng nghiệp. Bởi lẽ, việc lựa chọn nghề là quyết định của cả cuộc đời, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề xã hội, đến bản thân của người chọn nghề. Ngay chính bản thân các em cũng chưa nắm rõ được hậu quả của việc chọn sai ngành, sai nghề. Do vậy, các em mặc định lựa chọn theo ý kiến của bố mẹ, của bạn bè…Tỉ lệ học sinh chưa lựa chọn và không quan tâm chiếm khoảng 35 % trên tổng số phiếu được điều tra. Điều này cho thấy các em chưa nhận thức rõ về vai trò của vấn đề chọn nghề cho
sẵn sàng cho hoạt động đi học, hay đi lao động sản xuất nên dễ gặp những cảm giác hoang mang, không vượt qua mọi áp lực của cuộc sống và đáp ứng được nhu cầu xã hội. Do vậy, công tác quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Giáo dục để tác động các em có hướng đi, không để là gánh nặng cho xã hội. Chuẩn bị cho các em kĩ năng, tri thức nghề nghiệp để các em có thể tự tin bước vào cuộc sống.
- Định hướng chọn nghề tương lai của học sinh THPT Nguyễn Văn Huyên. Để định hướng chọn nghề tương lai cho phù hợp với khả năng của bản thân, cùng với việc bồi dưỡng cho các em những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, những hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động thì chúng ta cần điều chỉnh động cơ học tập của học sinh. Để có cơ sở đưa ra biện pháp đổi mới, phương pháp giáo dục hướng nghiệp, chúng tôi khảo sát và thu được kết quả như sau :
Bảng 2.2. Khảo sát định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội
Định hướng nghề nghiệp Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng
SL %
Thi vào đại học 27 34 39 100 66%
Thi vào cao đẳng 2 5 3 10 6.6%
Thi vào trường TCCN 0 0 0 0 0%
Thi vào các trường nghề 0 0 0 0 0%
Đi vào lao động sản xuất 0 0 0 0 0%
Kinh Doanh 4 3 3 10 6.6%
Đi du học nước ngoài 11 5 5 21 14.2%
Đi lao động nước ngoài 0 0 0 0 0%
Dự định khác 6 1 3 10 6.6%
Phân tích bảng khảo sát trên cho thấy được nguyện vọng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT các em thích được học một trường đại học là nhiều nhất chiếm 66 %, số học sinh có nguyện vọng học nghề và thi vào THCN,đi vào sản xuất, đi lao động nước ngoài hầu như không có(0%). Số học sinh có
nguyện vọng đi du học nước ngoài chiếm 14,2%. Số học sinh thi cao đẳng, kinh doanh chiếm tỉ lệ ít (6.6 %). Đây cũng là tâm lý chung không chỉ là của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp mà đó còn là niềm mong mỏi, kỳ vọng của bố mẹ và những người thân trong gia đình vào con em mình sau khi tốt nghiệp THPT. Như vậy nếu đối chiều với dự kiến điều chỉnh cơ cấu đào tạo của nước ta thì có sự bất cập lớn, trong khi Đảng và Nhà nước chủ trương, mở rộng quy mô đào tạo nghề, đi vào sản xuất thì học sinh lại chọn con đường đại học và đi du học là chính, mà hầu như rất ít để ý và quan tâm đến thi và học tại các trường trung cấp hoặc học nghề. Đây cũng là tâm lý của học sinh nói chung hiện nay, chính vì vậy hấu hết các em lao vào thi đại học và học bất cứ trường đại học nào, không cần tính đến nó phù hợp khả năng của mình hay không? Không cần tính đến sau này ra trường mình sẽ làm công việc gì? Và công việc ấy mình có yêu thích hay không?...
Đây là một điều đáng lo ngại và đáng báo động cho toàn xã hội đồng thời đặt ra nhiệm vụ nặng nề và cấp bách cho giáo dục hướng nghiệp hiện nay. Để giúp các em nhận thức đúng về quy mô đào tạo cả nước, nhu cầu nhân lực của toàn xã hội để từ đó có sự điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho hợp lý. Số học sinh không chọn con đường học nghề đi vào sản xuất, kinh doanh qua phỏng vấn trực tiếp đa số các em đều nói không thích và không cần phải học nghề, bởi vì nó mất giá trị, không có khả năng kiếm được nhiều tiền. Chính vì lẽ đó các em đã chọn thi vào đại học, đi du học. Mặc dù sức học, năng lực của mình chưa đủ. Nhiều em có nguyện vọng này là do đa số các em thuộc gia đình khá giả, bố mẹ đã xác định sẵn con đường tương lai cho các em.Vấn đề này đòi hỏi nhà trường, phụ huynh… cần phải đổi mới chương trình, nhận thức về giáo dục hướng nghiệp để cho các em thấy được khả năng của bản thân, nhu cầu thị trường, yêu cầu của xã hội trong nền kinh tế hội nhập quốc tế.
Định hướng nghề nghiệp của học sinh còn mang nặng tính tự phát vì chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, cơ bản, chưa được tư vấn một cách có cơ sở, gây được hứng thú trong việc chọn nghề. Khi chọn trường thi, khoa thi , xu hướng căn cứ vào nhu cầu bản thân nhưng phần đông học sinh vẫn