7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Văn
Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình.
Đi đôi với nội dung chương trình thay đổi thì phương pháp giảng dạy cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục theo nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉ thị số 33 của BGD&ĐT. Nhà trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội cần phải đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đổi mới nội dung như là một nhiệm vụ bắt buộc với toàn bộ giáo viên trong nhà trường.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp:
Có được các phương pháp mới phù hợp với nội dung giáo dục sẽ giúp bản thân học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội sẽ có hứng thú học tập hơn đặc biệt với những phương pháp mềm dẻo linh hoạt, kích thích được sự hấp dẫn của bài học. Từ đó mà học sinh phát huy hết khả năng của mình và tìm ra được hướng đi đúng đắn cho tương lai.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp:
Dựa vào những đặc trưng của phương pháp dạy học, có thể đưa ra một số xu hướng đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp sau:
- Phương pháp hướng vào mục tiêu đào tạo năng lực hành động cho học sinh.
Hình thành và phát triển ở học sinh tính tích cực xã hội nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng.
- Tăng cường năng lực làm việc hợp tác và năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp của học sinh.
Phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực và sử dụng phương tiện hiện đại, công nghệ tin học trong dạy học.
Kế hoạch nhiệm vụ năm học đã được ban giám hiệu nhà trường, ban hành chỉ đạo công tác tổ chức giáo dục hướng nghiệp cùng với các giáo viên đã xây dựng các tiêu chí về việc đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp và đưa ra nghị quyết để thực hiện. Nhà trường đã tổ chức các
buổi tư vấn hướng nghiệp theo phương pháp đối thoại –hội thảo – diễn đàn. Trên có sở tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của các em học sinh về tương lai đặc biệt là học sinh khối 12. Có mời các chuyên gia tới trò chuyện, cho các em sử dụng trắc nghiệm để đánh giá về bản thân. Tổ chức thành công“Ngày hội hướng nghiệp”chào mừng ngày 26/03/2011. Bên cạnh đó cũng rèn tay nghề cho giáo viên bằng các buổi tập huấn của các chuyên gia tâm lý về việc xử lý linh hoạt các tình huống và bám sát vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi và nguyện vọng của đại đa số học sinh các khối lớp. Nâng cao kĩ năng về nghề nghiệp đối với các ngành mà các em có nhu cầu. Xóa bỏ cách dạy cũ truyền thống chỉ tập trung vào các nghề truyền thống không mang tính thời đại, truyền thụ lý thuyết là chính. Hướng tới sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh, thói quen chủ động giữa thầy và trò vận dụng kiến thức linh hoạt, vận dụng kiến thức tổng hợp được học từ khoa học cơ bản trong nhà trường.
Đồng thời cần nhận ra và phân tích những ưu nhược điểm của từng phương pháp trong giáo dục, cần xem xét xem nó thích hợp sử dụng cho nội dung phần kiến thức nào để áp dụng, tránh lợi dụng và giảng dạy các phần kiến thức chỉ sử dụng một phương pháp, mà nên mềm dẻo sử dụng các phương pháp để cho học sinh đỡ nhàm chán.
Tăng cường các hoạt động cho các phần kiến thức để khắc sâu nội dung cần nhớ.
Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên nhằm hướng tới người học, giờ học lý thuyết hay thực hành nên cho học sinh có thói quen làm việc theo nhóm, tập thể có sự hợp tác, khai thác phát huy khả năng cá nhân trên cơ sở hợp tác tập thể nhằm phát huy sực mạnh để phục vụ cho bài dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Việc chọn ra một nghề có vai trò quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Ở Việt Nam việc này được tiến hành ở thời điểm cuối bậc THPT ( lớp
11, 12). Ở lứa tuổi này, hiểu biết của các em về thế giới hướng nghiệp rất mơ hồ, hạn chế, nhiều khi không có được những thông tin tối thiểu, cần thiết hoặc nếu có cũng thường không đủ, thậm chí sai lệch. Mặc dù ở những lớp dưới các em đã có quá trình học tập lao động kĩ thuật, tham gia bằng lao động sản xuất, học nghề, có những thông tin qua đời sống xã hội, qua sự trải nghiệm của thế hệ đi trước. Tuy nhiên, phần lớn học sinh gặp lúng túng, thiếu tự tin khi gặp phải câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp THPT sẽ đi đâu ? Học gì? Làm gì? Thật là khó khi phải trả lời những câu hỏi tưởng như rất cụ thể này. Những băn khoăn thường xuất phát từ việc các em chưa xác định cho mình một thái độ nghiêm túc trong việc tiếp cận và tìm hiểu về nghề nghiệp, thậm chí nhiều em coi đó là những vấn đề xa vời, những nỗi lo “xa xỉ.Một mặt, học sinh thường đánh giá không đúng mức những phẩm chất tâm sinh lý, những năng lực cá nhân của bản thân. Mặt khác, các em thường không nắm bắt được các thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu xã hội và tương lai phát triển của nghề…Hệ quả là học sinh quyết định lựa chọn nghề nghiệp của mình một cách cảm tính, thiếu cơ sở khoa học nên khó có thể thành đạt sau này.
Để hạn chế được những hệ lụy tất yếu cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp ở năm cuối cùng của bậc THPT, nhà trường THPT Nguyễn Văn Huyên cần phải tiến hành các hoạt động mang tính định hướng, trao đổi nắm bắt thông tin, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh…Trên cơ sở đó, giúp các em ý thức được vai trò quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong đời sống của con người, biết lựa chọn một cách đúng đắn, xây dựng một kế hoạch phù hợp cho tương lai. Từ đó, các em có cơ hội để phát huy năng lực các nhân, tạo lập cuộc sống ổn định và tiến tới thành đạt trong nghề nghiệp cũng như cống hiến cho xã hội. Em xin đề xuất sử dụng phương pháp đối thoại - hội thảo - diễn đàn cho học sinh THPT Nguyễn Văn Huyênnhư sau:
Hoạt động tư vấn hướng nghiệp chọn nghề vừa là những hoạt động tâm lý vừa là những hoạt động sư phạm có tính chất khái quát cao. Khi tổ chức các buổi hoạt động này chúng ta cần lưu ý: đối tượng cần tư vấn là những thanh niên học sinh mới lớn ở trường THPT Nguyễn Văn Huyên. Được tham gia các hoạt động tập thể như là một hoạt động tự nhiên của tuổi trẻ, cũng là cách hiệu quả để tập hợp và tuyên truyền giáo dục theo các chủ đề đặt ra. Các hoạt động tập thể cho thanh niên học sinh trong nhà trường có thể diễn ra trên nhiều hình thức như đối thoại, hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt chủ đề, mít tinh, dã ngoại, hội trại…Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện thực tế và quỹ thời gian của nhà trường, nội dung chương trình hoạt động mục tiêu cần đạt được, các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh nên tổ chức theo ba hình thức sau: Đối thoại - Hội thảo - Diễn đàn. Trong khi tổ chức cũng nên phối hợp giữa các hình thức linh hoạt bố trí đan xen các hoạt động khác như văn nghệ, kịch vui, trò chơi... có cùng chủ đề để nội dung các hoạt động thêm phong phú và thu hút được đối tượng tham gia.
* Đối thoại và tổ chức đối thoại
Đối thoại là gì?
Trong đời sống xã hội, cụm từ đối thoại hay độc thoại thường được nhắc đến. Nó phản ánh mối quan hệ con người với con người, giữa tập thể với cá nhân và những mối quan hệ khác. Hiện nay “ đối thoại” trở thành quan điểm ngoại giao của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối thoại là một bước phát triển mới trong nhận thức của con người với quy luật xã hội. Vậy đối thoại là gì?
Nói một cách cụ thể đối thoại là một hình thức trao đổi trực tiếp về một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó mà chúng ta quan tâm.
Nếu ở “ độc thoại” là chỉ việc nói từ một phía, nói áp đặt “ nói sao nghe vậy”, “nói sao biết vậy” kiểu thuyết trình một phía, người nghe đóng vai trò thụ động, thì với đối thoại giữa người nói và người nghe đã có sự trao đổi
qua lại một cách trực tiếp- người nghe không còn đóng vai trò thụ động nữa mà phát huy được tính chủ động, được trình bày ý kiến riêng, sáng tạo của mình.
Đối thoại trong giáo dục hướng nghiệp là cơ hội cho học sinh thể hiện những quan điểm hiểu biết của mình về nghề nghiệp. Thông qua đó, giáo viên có thể nắm được mức độ hiểu biết của các em về lĩnh vực nghề nghiệp để có những phương án tư vấn sát thực, giúp các em lựa chọn nghề nghiệp một cách hiệu quả.
Tổ chức đối thoại
Thành lập ban tổ chức: Bao gồm đại diện lãnh đạo nhà trường, giáo viên chuyên trách về hướng nghiệp, cán bộ đoàn thể, đại diện hội phụ huynh, học sinh, các giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự đoàn, cán sự lớp.
- Chuẩn bị về nội dung đối thoại:
Giáo viên cần thu thập những thắc mắc, những vấn đề hướng nghiệp mà học sinh quan tâm. Những vấn đề này rất rộng, có thể bao gồm những ngành học, môn thi, trường thi, chỉ tiêu tuyển sinh, điểm sàn năm trước, khả năng xin việc, mức thu nhập, tương lai của nghề…Để thu thập được những thông tin này, giáo viên có thể tiến hành theo 2 cách.
+ Nghe và ghi chép phản ánh trực tiếp.
+ Thông qua các câu hỏi, báo cáo và kiến nghị của cá nhân tập thể lớp…
Phân loại ý kiến : Sau khi thu thập xong các ý kiến, giáo viên cần tổng hợp phân loại ý kiến.
Chuyển ý kiến của học sinh tới các cơ quan ban ngành, các cá nhân có liên đới trách nhiệm, nghiên cứu và chuẩn bị nội dung đối thoại với học sinh. - Tổ chức đối thoại:
+ Hội trường tổ chức đối thoại cần chuẩn bị chu đáo, mang tính giáo dục, tôn trọng người đối thoại.
+ Giáo viên giới thiệu nội dung đối thoại với người đối thoại. Người đối thoại cần làm rõ:
• Vấn đề học sinh nêu đúng hay nêu sai?
• Nguyên nhân.
• Hướng giải quyết.
- Trong quá trình đối thoại, điểm nào chưa rõ học sinh có quyền chất vấn để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng cần tránh biến đối thoại thành một hình thức văn hóa, văn nghệ hoặc thành một buổi cãi vã vô tổ chức, vô kỉ luật.
- Kết thúc buổi đối thoại, giáo viên cảm ơn người đối thoại kết luận những vấn đề được giải quyết. Những vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng đề nghị người đối thoại tiếp tục nghiên cứu và trình bày sau:
Một số lưu ý:
- Nên xác định rõ chủ đề đối thoại và thông báo tới toàn thể học sinh tham gia, tránh tràn lan, sai chủ đề.
- Người đối thoại phải nắm vững và chuẩn bị kĩ những nội dung đối thoại. Tránh tình trạng trả lời qua loa đại khái, tác trách, né tránh.
- Cần xây dựng niềm tin cho học sinh với tâm trạng phấn khởi, vui vẻ, cởi mở…Đó là những dấu hiệu của buổi đối thoại thành công.
* Hội thảo và tổ chức hội thảo
Hội thảo
- Hội thảo là nơi diễn ra cuộc thảo luận về một vấn đề nào đó có tính khoa học, lí luận và thực tiễn đang đặt ra.
- Ví dụ : Đối với hoạt động hướng nghiệp- chọn nghề có thể tổ chức các cuộc hội thảo có chủ đề sau:
Hội thảo : “ Cơ hội việc làm cho thanh niên”. Hội thảo: “ Những con đường đi tới thành công”…
- Mục đích của hội thảo này là làm sáng tỏ cơ sở lí luận , cơ sở thực tiễn của vấn đề để đề xuất kiến nghị hoặc dự báo một vấn đề một cách có cơ sở khoa học.
- Nội dung của hội thảo phải là những vấn đề bức bách của cuộc sống, giúp định hướng cuộc sống. Tránh tình trạng tổ chức hội thảo một cách hình thức, chủ quan không có chất lượng.
Tổ chức hội thảo
- Ban tổ chức hội thảo
+ Chuẩn bị từ cơ sở vật chất nội dung, khách mời, địa điểm, ấn định thời gian hội thảo…
+ Hội trường có trang trí nêu bật chủ đề hội thảo.
+ Ban tổ chức cần chuẩn bị đề dẫn. Đề dẫn này có tính chất gợi ý những vấn đề cần thảo luận.
- Thông báo nội dung hội thảo tới toàn thể học sinh tham gia, để học sinh tham gia, chuẩn bị ý kiến và thu thập tài liệu.
- Thành phần tham gia hội thảo: Ngoài học sinh cần mời thêm các nhà khoa học, các chuyên gia tâm lý, những người am hiểu, và quan tâm đến nội dung hội thảo cùng tham dự và đóng góp ý kiến.
- Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính chất khoa học, do đó các nhà tham luận cần có căn cứ khoa học, có các biểu mẫu thống kê, điều tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng để minh họa chứng minh cho quan điểm của mình.
- Để vấn đề nêu ra trong hội thảo được xen xét một cách toàn diện, các thảo luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan, biện chứng và luôn luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý.
- Tổng kết hội thảo : khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa
được khẳng định, cần hướng cho các thành viên của hội thảo tiếp tục nghiên cứu, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh quan điểm của mình.
- Trong quá trình hội thảo tư vấn hướng nghiệp có thể kết hợp các hình thức văn hóa, văn nghệ, trò chơi, các trắc nghiệm khách quan (hướng vào chủ đề và nội dung hội thảo) để buổi hội thảo thực sự có nội dung phong phú và hấp dẫn.
* Diễn đàn và các nguyên tắc tổ chức diễn đàn trong giáo dục hướng nghiệp
Diễn đàn
- Là loại hình sinh hoạt tập thể rộng rãi cả về đối tượng và chủ đề. Là nơi để các em công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.
- Có hai loại diễn đàn
+ Diễn đàn trực tiếp : Là người phát biểu và người nghe đối diện trực tiếp với nhau.
+ Diễn đàn gián tiếp : Là loại diễn đàn thông qua báo chí hay các phương tiện truyền thông…
Tổ chức diễn đàn
- Chuẩn bị :
+ Chọn chủ đề : Là những vấn đề mà học sinh đang quan tâm. Muốn tìm được chủ đề hay trước hết phải tìm hiểu tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, những nhu cầu của học sinh, những vấn đề mà học sinh đang tranh luận, đang muốn được giải đáp.
+ Thông báo chủ đề tới học sinh.
+ Chuẩn bị ý kiến nòng cốt. Đây là những ý kiến nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, đề cập tới mặt phải và mặt trái của vấn đề nhằm tạo ra tình huống có vấn đề, để cuộc tranh luận phong phú, đa dạng và sôi nổi.
+ Tuyên bố lý do : Nêu mục đích, ý nghĩa, lý do có diễn đàn. Học sinh bày tỏ ý kiến của mình(những ý kiến nòng cốt hoặc sau tùy theo không khí sôi nổi hay trầm lắng của diễn đàn có thể nêu ra một vài tình huống có vấn đề để tranh luận).
+ Kết thúc diễn đàn : Phải có bài tổng kết nhằm định hướng vấn đề và