Những vấn đề chung về phương pháp giáo dục hướng nghiệp THPT

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 27)

7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.3.Những vấn đề chung về phương pháp giáo dục hướng nghiệp THPT

1.3.1. Đặc trưng của giáo dục hướng nghiệp ở THPT.

Giáo dục hướng nghiệp thể hiện dưới hình thức : Giáo viên tổ chức buổi tìm hiểu định hướng và các ngành nghề của địa phương và của đất nước, những thông tin về hệ thống các trường đại học cao đẳng, THCN và dạy nghề cùng những yêu cầu tuyển sinh do cơ quan chức năng thông báo. Tổ chức cho học sinh sinh hoạt hướng nghiệp để tìm hiểu nghề nghiệp, học sinh phải tự đánh giá và tự trả lời một số câu hỏi thử năng lực nghề … Có thêm các phép đo: nhân trắc, tâm lý ,năng lực để làm cơ sở để các em lựa chọn sẽ làm hồ sơ tuyển sinh với sự tư vấn của thầy cô giáo, tại cán bộ trung tâm hướng nghiệp hoặc tư vấn nghề nghiệp, của các chuyên gia lĩnh vực y tế, lao động, kinh tế, giáo dục….

Giáo dục nghề là một hoạt động trong nhà trường, thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp góp phần tích cực vào hình thành nhân cách cho học sinh, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hay bước vào cuộc sống.

Giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh làm quen với một số thao tác kĩ thuật, quy trình công nghệ của một số nghề phổ biến của đất nước, để góp phần định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng như năng lực sở trường và hoàn cảnh cá nhân.

Giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng trong giáo dục. Thực tế phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông hiện nay cho thấy, đa số học sinh học lên đại học và cao đẳng,THCN, chỉ có một bộ phận đi vào cuộc sống lao động…

Quá trình giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến trong xã hội, giúp cho học sinh định hướng nghề và tự tìm hiểu năng lực của bản thân theo các yêu cầu nghề nghiệp cụ thể. Giáo

dục hướng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh học tập, thử thách trong điều kiện lao động của một nghề nhất định sẽ làm cho quá trình tìm hiểu nghề có hiệu quả hơn.

Qua học giáo dục hướng nghiệp, học sinh có thể thực hành nhiều nội dung lý thuyết, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tiễn đời sống vào sản xuất trong các lĩnh vực công, nông nghiệp, dịch vụ, kinh tế…

Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp :

+ Nhiệm vụ đầu tiên: Là qua giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội , những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay tại địa phương mình.

Nhiệm vụ này được thể hiện trong suốt những năm học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Từ sự làm quen này chúng ta sẽ giúp các em tự trả lời các câu hỏi; trong giai đoạn hiện nay những nghề nào cần phát triển nhất ; thái độ đối với nghề đó như thế nào là đúng…Đồng thời học sinh cần biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đó đặt ra, những yêu cầu vào học nghề…Qua đây hình thành ở học sinh những thông tin đúng đắn về những nghề cần phát triển. + Nhiệm vụ thứ 2: Là giúp học sinh xuất hiện và phát triển những hứng thú nghề nghiệp. Tính chất lựa chọn của hứng thú sẽ từng bước được bộc lộ rõ dần. Từ đó người thày phải hướng giúp các em phát triển hứng thú trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những hoàn cảnh riêng biệt của từng em. Hứng thú là động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề. Vì vậy, hứng thú được coi như là một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người, (ở một số nước, người ta đề ra nguyên tắc : không bố trí vào nghề nếu như không có hứng thú nghề). Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, không ít nghề ở ngoài định hướng của học sinh. Nhưng khi thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những học sinh đã dứt khoát chọn

nghề ấy và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọn của mình, từ đó nảy nở hứng thú nghề.

+ Nhiệm vụ thứ 3: là trong quá trình giáo dục hướng nghiệp phải tạo điều kiện cho học sinh hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. Người ta chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu có năng lực chuyên môn thực sự, đóng góp hết sức lực trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình. Xét đến cùng ai cũng muốn có năng xuất lao động cao có uy tín trong lao động nghề nghiệp, mặt khác nghề nghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu năng lực. Đối với học sinh THPT còn đang hình thành năng lực nghề nghiệp và là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với giáo dục hướng nghiệp.

+ Nhiệm vụ thứ 4: giáo dục cho học sinh thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, yêu nghề yêu lao động, tôn trọng, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công…Có đạo đức lương tâm, nghề nghiệp.

Nhờ đó mà những phẩm chất nhân cách của con người được hình thành. Thông qua giáo dục hướng nghiệp đã góp phần tư vấn cho học sinh, phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, để tiếp tục hoàn thiện những vấn đề cơ bản của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường

1.3.2. Cấu trúc nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. sinh THPT.

Theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD&ĐT, trong chương trình THPT “ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” được thực hiện ở 3 lớp 10, 11, và 12. Mục tiêu chung của chương trình là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ

học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT là một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện. Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp phải kết hợp với chương trình các môn học, dựa vào tri thức các môn văn hóa, đặc biệt môn kỹ thuật và mức độ hiểu biết đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giới tính của học sinh nhằm mở rộng và tăng thêm hiểu biết sâu sắc cho học sinh phổ thông, đồng thời nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp được xây dựng gắn bó với những nghề phổ biến, hiện đại và xã hội có nhu cầu phát triển.

Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT, “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” có những nội dung chính sau đây:

- Về kiến thức: Học sinh nắm được các tri thức về nguyên liệu, dụng cụ, đo lường, an toàn lao động , tổ chức lao động…đồng thời cũng hiểu một cách khái quát những định hướng chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương em đang sinh sống, học tập nói riêng, giúp cho học sinh và cha mẹ các em nắm được những thông tin về hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cùng những yêu cầu tuyển sinh do các cơ quan chức năng thông báo. Từ những hiểu biết nói trên, các em học sinh sẽ làm hồ sơ tuyển sinh với sự hướng dẫn, tư vấn của thầy cô giáo, các cán bộ tại trung tâm hướng nghiệp hoặc tư vấn nghề nghiệp của các chuyên gia các lĩnh vực y tế, lao động , kinh tế, giáo dục …

- Về tri thức và kĩ năng nghề nghiệp chung : giáo dục cho học sinh và thế giới quan nghề nghiệp, sự hiểu biết về các ngành nghề, xu hướng phát triển, dự báo khả năng xuất hiện và mất đi của một số ngành nghề trong hiện tại và tương lai.

- Về tri thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn : đặc trưng của nghề nghiệp cụ thể. Học sinh biết vận dụng nguyên tắc chọn nghề vào việc viết đơn

xin học tiếp sau THPT, xin vào làm việc ở một cơ quan hành chính hay sự nghiệp hoặc ở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Giáo viên còn phải giúp học sinh biết cách tiếp thu các nguồn thông tin cần thiết cho việc chọn nghề của các em.

- Về thái độ: Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc chọn nghề cho tương lai cho bản thân qua đơn xin đi học hoặc đi làm sau khi tốt nghiệp bậc trung học, tích cực chuẩn bị về mọi mặt, nhất là về mặt tâm lý đối với lao động nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn 12 năm ngồi trên ghế nhà trường THPT.

1.3.3. Một số phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng tích cực cụ thể sau: thể sau:

1.3.3.1. Thuyết trình nêu vấn đề:

Thuyết trình là phương pháp giáo viên truyền đạt thông tin và tri thức đến học sinh bằng lời nói. Hiện nay phương pháp này khá phổ biến trong giáo dục và đào tạo. Phương pháp thuyết trình rất dễ đưa học sinh vào trạng thái thụ động vì thế cần phối hợp các phương pháp khác để giúp học sinh tham gia tích cực vào bài giảng. Phương pháp này có nhiều ưu thế đối với việc giảng dạy những bài dài với nội dung khó đối với học sinh.

* Phương pháp thuyết trình có thể áp dụng trong những tình huống sau: - Giới thiệu khái quát chủ đề, nói ngắn gọn những vấn đề quan trọng và cần thiết để học sinh biết được ý nghĩa và nội dung của chủ đề.

- Giải thích các điểm chính của bài. - Giao bài tập cho học sinh.

Để thực hiện các bước trên giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật sau: - Chia chủ đề ra thành từng phần theo nội dung và thời gian tiến hành. Nêu rõ thứ tự công việc ( có thể vẽ sẵn, dùng bảng hoặc phiếu học tập giúp học sinh nhớ thứ tự công việc phải làm)

- Trình bày từng chủ đề một cách rõ ràng và xúc tích.

- Dùng các câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn học sinh cách tiếp thu kiến thức mới trong quá trình học tập.

- Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi.

- Sau mỗi phần, giáo viên đưa ra các câu hỏi để kiểm tra xem học sinh có thực sự hiểu bài không.

- Cần chuẩn bị các đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng rõ ràng và hiệu quả.

Lưu ý:

Khi giáo viên thuyết trình, học sinh chỉ có thể tập trung chú ý trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng từ 15-20 phút). Nếu giáo viên giảng bài quá dài sẽ làm cho không ít học sinh tập trung vào những thông tin cần thiết.

Do vậy, giáo viên cần dùng từ đơn giản, nói ngắn gọn, dễ hiểu và phải luôn chú ý xem học sinh có nắm bắt được vấn đề hay không. Cần phải chú ý dứt điểm từng phần, có tóm tắt và câu hỏi kiểm tra giúp học sinh hiểu và vận dụng chủ đề.

- Ưu điểm của phương pháp thuyết trình:

+ Là phương pháp có hiệu quả để giải thích nội dung bài học. + Trình bày nội dung nhanh.

+ Những giáo viên có kinh nghiệm dạy học cần ít thời gian cho việc chuẩn bị bài.

- Nhược điểm :

+ Giáo viên không thu được thông tin phản hồi từ học sinh nên việc biết được hiệu quả giảng dạy sẽ bị hạn chế.

+ Học sinh dễ chán vì không có sự tham gia tích cực vào việc xây dựng chủ đề.

1.3.3.2. Dạy học theo tình huống :

Dạy học theo tình huống dựa theo quan điểm : “ Giáo dục là sự chuẩn bị cho người học vào việc giải quyết các tình huống của cuộc sống.”(Soul B.Robinsohn 1976).

Theo quan điểm này, dạy học theo tình huống được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gần với những tình huống thực của cuộc sống và nghề nghiệp, việc học tập được tổ chức trong một môi trường được cấu trúc hóa. Học theo tình huống, học sinh có điều kiện trao đổi với nhau, trao đổi với giáo viên, được nhận xét, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình về cuộc sống,về nghề nghiệp và nhất là vấn đề chọn nghề cho tương lai.

Trong nội dung giáo dục hướng nghiệp, tình huống được đưa ra là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực nhằm mục đích hướng nghiệp cho học sinh. Để giải quyết những tình huống đó, các em phải cân nhắc đưa ra nhiều phương án khác nhau, trong đó không phải bao giờ cũng chỉ có một giải pháp duy nhất đúng.

Phương pháp tình huống được tiến hành theo những bước sau:

Bước 1: Học sinh nhận biết tình huống và những vấn đề cần giải quyết. thuộc trường hợp nào và liên hệ với kinh nghiệm của bản thân.

Bước 2: Học sinh thu thập thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Thảo luận trao đổi để tìm các phương án giải quyết.

Bước 4: So sánh các phương án, lựa chọn một phương án giải quyết.

Bước 5: So sánh vận dụng hoặc lấy ví dụ trong thực tiễn.

Lưu ý:

- Tình huống được đưa ra phải vừa sức ,được diễn giải phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, gắn với kinh nghiệm sống và nghề nghiệp tương lai của các em.

- Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn và được mở theo chiều hướng giải quyết.

1.3.3.3. Dạy học theo dự án:

Dạy học theo dự án, gọi tắt là dạy học dự án (DHDA) được hiểu như một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành với tính tự lực cao từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá.

Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dự án thường được thực hiện là loại dự án tìm hiểu thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho các em học sinh. Mỗi dự án này thường được thực hiện trong một tháng(DA tháng).

DHDA được thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án.

Bước 2: Xây dựng và kế hoạch thực hiện.

Bước 3: Thực hiện dự án.

Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm.

Bước 5: Đánh giá kết quả.

- Ưu điểm của phương pháp DHDA:

+ Kích thích được động cơ, hứng thú học tập của học sinh. + Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm của học sinh.

+ Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc.

- Nhược điểm của phương pháp dạy học dự án: DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, điều kiện thực hiện và năng lực tổ chức của giáo viên.

Vận dụng DHDA: Dự án tìm hiểu thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh khảo sát, điều tra để tìm hiểu, nghiên cứu thu thập thông qua báo đài phát thanh và truyền hình , các tạp chí chuyên ngành hoặc có thể soạn ra một bảng câu hỏi ( dưới sự hướng dẫn của giáo viên) để các em lấy thông tin. Những thông tin của học sinh có thể không đầy

đủ, thiếu căn cứ khoa học. Để những thông tin đó được hoàn thiện, giáo viên phải bổ sung theo cấu trúc bản mô tả nghề dạy học.

Các hoạt động của phương pháp này đòi hỏi cao về năng lực tổ chức, thể hiện qua việc lập kế hoạch và tổ chức điều tra, khả năng xử lý thông tin thu thập được. Phương pháp DHDA thường được tiến hành theo nhóm để học sinh hỗ trợ nhau trong học tập. Trong quá trình điều tra, mỗi thành viên trong nhóm có thể được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin của một phần chủ đề đang nghiên cứu.

Công việc điều tra được tiến hành theo các bước sau:

Một phần của tài liệu luận văn Đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Nguyễn Văn Huyên – Đống Đa – Hà Nội (Trang 27)