4.1. Tiêu chuẩn hàm lượng oxy hòa tan
Trong ao nuôi thủy sản hàm lượng oxy hòa tan cần đạt từ 4,0 - 8,0 mg/l. Nguồn cung cấp oxy hoà tan trong nước chủ yếu từ quá trình quang hợp của thực vật nước, và sự khuếch tán oxy từ không khí nhờ tác động của gió hay dòng chảy.
Oxy hoà tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Nhiệt độ càng lớn thì khả năng hoà tan của oxy trong nước càng ít.
Trong nước hàm lượng oxy hoà tan có thể mất đi do quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật, oxy hoá các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước và nền đáy ao.
Biến động của oxy hoà tan trong nước thường tuân theo các quy luật sau: * Biến động theo chu kỳ ngày đêm:
- Trong ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thực vật kém phát triển biên độ dao động của oxy nhỏ.
- Trong ao giàu dinh dưỡng thực vật phát triển mạnh:
+ Ban ngày hàm lượng oxy tăng cao, có thể đạt mức quá bão hoà và mức cao nhất vào khoảng từ 14 – 16 giờ.
+ Ban đêm hàm lượng oxy giảm dần và đạt mức thấp nhất vào sáng sớm. - Những ao quá giàu dinh dưỡng, tảo phù du phát triển mạnh, vào những ngày trời nắng to hàm lượng oxy hoà tan có thể đạt đến mức quá bão hoà vào buổi trưa và sáng sớm có thể giảm đến 0 mg/l.
- Trong một ao nuôi vào cuối vụ nuôi, sự biến động hàm lượng oxy theo ngày đêm cũng tăng dần.
+ Đầu vụ nuôi, hàm lượng dinh dưỡng và mật độ thực vật phù du thấp nên sự biến động oxy theo ngày thấp.
+ Càng về cuối vụ nuôi, thực vật phù du phát triển quá mức thì hàm lượng oxy hoà tan lúc thấp nhất (sáng sớm) sẽ thấp hơn nhu cầu của vật nuôi nên cần phải có biện pháp khắc phục.
* Biến động theo tầng nước:
Tầng mặt hàm lượng oxy thường lớn và biến động mạnh.
Ngược lại, tầng đáy có hàm lượng oxy hoà tan thấp và tương đối ổn định. Ao sâu, chất hữu cơ lắng tụ ở tầng đáy lớn và nước ít được xáo trộn thì hàm lượng oxy tầng đáy sẽ rất thấp.
50
Độ sâu (m) Thực vật phù du (tế bào/l) O2 (mg/l)
1 390.000 7
2 70.000 4
3 5.000 0,5
4.2. Xác định hàm lượng oxy hòa tan
Để xác định hàm lượng oxy hòa tan trong ao, có thể dùng máy đo oxy hoặc dùng bộ xác định nhanh (Test Kit).
- Xác định bằng máy đo: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng của từng loại máy.
- Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter).
- Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình.
Hình 4.3.33: Máy đo oxy hòa tan - Xác định bằng bộ xác định nhanh: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng - Bộ test oxy hòa tan
Sera của Đức sản xuất
+ Mỗi bộ test này có thể sử dụng để đo khoảng 50 – 100 lần, rất tiện dụng và cho kết quả có độ chính xác cao.
Hình 4.3.34: Bộ xác định nhanh hàm lượng oxy hòa tan
51 + Bước 1: Rửa lọ thủy
tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
Hình 4.3.35: Lấy mẫu nước + Bước 2: Lắc đều chai
thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 và 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra.
Hình 4.3.36: Nhỏ thuốc thử số 1
52 + Bước 3: Đặt lọ thử nơi
nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Oxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Hình 4.3.38: So mầu
+ Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
Bảng 4.3.2: Mối quan hệ giữa hàm lượng oxy hòa tan và chất lượng nước
Nồng độ O2 Đánh giá
2 mg/l Nguy hiểm, chất lượng nước không đảm bảo. 4 mg/l Nước đủ oxy, chất lượng nước đảm bảo. 6 - 8 mg/l Tốt, nước có nhiều oxy
4.3. Xử lý hàm lượng oxy hòa tan
Oxy phong phú là dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật nói chung và cá nói riêng.
Trong ao nuôi cá khi hàm lượng oxy hoà tan thấp các chất phân huỷ trong điều kiện thiếu oxy thường tạo ra nhiều loại chất độc như: H2S, NH3, NO2... không tốt cho cá.
Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta cần chú ý các điểm sau:
53 - Không cho cá ăn dư
thừa thức ăn vì quá trình phân hủy thức ăn thừa sẽ tiêu hao nhiều oxy của môi trường và tạo ra nhiều khí như
O2,NH3,H2S… gây độc cho cá.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, thay nước để kiểm soát sự phát triển quá mức của tảo, duy trì độ trong từ 30 – 40 cm.
Hình 4.3.39: Tảo phát triển quá mức, nước ao bị ô nhiễm
- Thay hoặc thêm nước mới có chất lượng tốt vào ao. Định kỳ thay nước tối thiểu 2 lần/tháng, với lượng nước từ 30 – 50 %.
Hình 4.3.40: Cấp thêm nước mới vào ao - Quạt nước để tăng
hàm lượng oxy hòa tan từ không khí vào nước ao, giảm khí độc.
54 - Giảm thiểu chất thải ở