- Đặt cân ở chỗ phẳng, cân bằng.
- Điều chỉnh kim đồng hồ về vị trí số 0.
- Có 2 cách cân cá: cân lần lượt từng con hoặc cân tổng số cá thu mẫu. * Cân tổng số:
Cân nhanh, cá khỏe nhưng không phản ánh được tình trạng phân đàn và sức khỏe của cá trong ao nuôi.
Số cá mẫu được cân, tính ra khối lượng trung bình của cá trong ao. Thực hiện như sau:
+ Cân thau chứa nước, ghi khối lượng. + Đếm số lượng cá cho vào thau.
68
+ Cân và ghi khối lượng thau, nước và mẫu. + Tính tổng khối lượng cá mẫu.
+ Tính khối lượng trung bình = tổng khối lượng cá mẫu / số lượng cá trong thau.
Ví dụ:
Cân thau chứa nước, được khối lượng = 4kg Số lượng cá cho vào thau 30 con
Cân thau, nước và mẫu = 8,2kg
Tính tổng khối lượng cá mẫu = 8,2kg – 4kg = 4,2 kg = 4200g Khối lượng trung bình của cá = 4200 g / 30 con = 140g/con * Cân từng cá thể:
Cân từng con cá và ghi kết quả cho đến khi hết số cá mẫu. Thực hiện như sau:
- Bắt từng con cá bằng tay, lau nhẹ thân cá bằng vải mềm. Kết hợp quan sát ngoại hình cá.
- Ghi chép số liệu về kết quả kiểm tra tốc độ tăng trưởng: + Ao:
+ Ngày kiểm tra.
+ Số cá kiểm tra: 30 con.
Bảng 4.4.1: Bảng theo dõi kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá Số TT Khối lượng cá
(g/con)
Biểu hiện bên ngoài của cá Ghi chú 1 2 3 4 5 6 ……. 30
- Nhận xét tốc độ sinh trưởng của cá: - Nguyên nhân
69
Hình 4.4.8: Cân mẫu cá
- Cả 2 phương pháp cân cá đều có ưu nhược điểm riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn cách cân phù hợp.
Bảng 4.4.2: So sánh ưu nhược điểm của 2 cách cân cá
Cách cân cá Ưu điểm Nhược điểm
Cân từng con
- Vừa kiểm tra được khối lượng lẫn chiều dài.
- Biết được sự phân hóa kích cỡ cá trong đàn.
- Dễ nhận biết các dấu hiệu bất thường trên cá
- Mất nhiều thời gian, - Cá dễ bị xây xát
Cân toàn bộ
- Tốn ít thời gian.
- Thao tác đơn giản, cá ít bị xây xát
- Chỉ kiểm tra được khối lượng cá, không kiểm tra được chiều dài.
- Khó xác định được sự đồng đều kích cỡ - Khó nhận biết các dấu hiệu bất thường trên cá
70