Kiểm tra đang chắn

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng (Trang 76)

3. Kiểm tra và xử lý đăng chắn

3.1. Kiểm tra đang chắn

Đăng chắn thường được làm từ nan tre hoặc làm bằng khung lưới nylon để ngăn không cho cá ra khỏi ao hay ngăn chặn đich hại chảy vào. Đăng chắn làm bằng nan tre có tuổi thọ bền hơn so với khung bằng lưới. Hằng ngày cần kiểm tra đăng chắn vào thời điểm thăm ao vào sáng sớm, hay thời điểm cấp thoát nước cho ao. Đề phòng đăng bị thủng hay hư hỏng làm cá thất thoát ra ngoài.

77

77

Hình 4.5.10: Đăng chắn 3.2. Xử lý đăng chắn

- Đăng chắn ngăn không cho cá nuôi thất thoát ra ngoài đồng thời ngăn chặn các loại địch hại vào ao hại cá. Vì vậy, khi đăng chắn bị hỏng nếu không phát hiện kịp thời sẽ tổn thất cá. Các biện pháp xử lý đăng chắn gồm:

- Đăng chắn nên làm 2 lớp, một lớp bằng nan tre phía ngoài và lớp trong làm bằng lưới để hạn chế thất thoát cá nếu bị thủng.

- Hằng năm nên tu sửa hoặc làm mới đăng chắn trước vụ thả cá.

- Vào mùa mưa lũ, cần gia cố đăng chắn, đóng them cọc trụ và chèn thêm các nan đã bị mục nát.

4. Kiểm tra và xử lý mức nước trong ao

4.1. Kiểm tra mức nước

Mức nước trong ao nuôi cá chim vây vàng cần được đảm bảo từ 1,5 – 1,8m. Hàng tháng cần thay nước trong ao từ 30 – 50 % lượng nước để giảm lượng chất thải cũng như hạn chế lượng sinh vật phù du trong ao. Mực nước trong ao phù hợp để đảm bảo các yếu tố môi trường như pH, oxy, nhiệt độ… Nếu mực nước thấp thì thường hàm lượng oxy trong ao giảm, hay nhiệt độ thường biến động gây bất lợi cho sinh trưởng của cá. Vào mùa đông nhiệt độ thấp cần nâng cao mực nước để cá không bị chết, hay mùa hè nhiệt độ không khí cao cũng cần nâng mực nước trong ao lên để giảm nhiệt độ trong ao nuôi cá.

78

78 - Đóng cọc tiêu chỉ số mức nước trong ao để theo dõi mức nước được thuận lợi

Hình 4.5.11: Cọc tiêu theo dõi mức nước trong ao nuôi

- Hàng ngày theo dõi cọc tiêu để rút hay cấp thêm nước cho ao nuôi. - Nếu nhiệt độ nước cao (trên 35°C) hoặc thấp (dưới 15°C) cần cấp nước thêm cho ao nuôi để trung hòa nhiệt độ. Mức nước cần duy trì từ 1,7 – 2 m.

4.2. Xử lý mức nước

Trong quá trình nuôi cá cần ổn định mức nước trong ao nuôi, dao động từ 1,5 – 2 m. Mức nước ổn định cũng giúp cho các yếu tố môi trường, các vi sinh vật ít bị biến động cho ao nuôi. Nếu mức nước quá thấp (< 1,5m) thì hàm lượng oxy hòa tan trong ao cũng thấp, nhiệt độ nước dễ tăng cao hoặc giảm thấp theo thời tiết. Nếu mức nước quá cao (> 2m) thì dễ dẫn tới vỡ bờ ao, cống ao do áp lực quá lớn. Vì vậy cần thiết quản lý mức nước trong ao phù hợp theo cá cách sau:

- Nếu nước ao nuôi thấp hơn 1,5 m cần:

+ Cấp thêm nước vào ao cho đạt độ cao từ 1,5 – 2m

+ Có thể cấp nước bằng máy bơm hoặc lợi dụng triều dâng để dẫn nước vào ao.

Hình 4.5.12: Cấp thêm nước cho ao nuôi bằng máy bơm

79

79

Hình 4.5.13: Cấp thêm nước nhờ thủy triều dâng cao

Nếu nước ao cao trên 2 m cần xả bớt nước

+ Vào mùa mưa thì có thể xả tràn lớp nước bề mặt để ổn định độ pH, vì nước mưa thường có tính axit không tốt cho ao nuôi.

+ Dùng máy bơm tháo tầng nước đáy vừa rút được bớt nước vừa hút được chất thải từ đáy ao.

Hình 4.5.14: Xả bớt nước ao nuôi

Hình 4.5.15: Xả nước và bùn tầng đáy bằng máy bơm

5. Kiểm tra và bảo dưỡng quạt nước

80

80

Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, cần lắp quạt nước để cung cấp oxy cho cá. Đối với ao 1000 m2

cần một quạt công suất từ 1,5 – 1,7 kw, và thời gian bật quạt nước từ 0h đến 5h sáng hàng ngày. Thời điểm thời tiết âm u có thể tăng thời gian bật quạt nước, thời điểm gió mạnh thì giảm thời gian bật quạt.

- Cấu tạo của hệ thống quạt nước gồm các bộ phận:

+ Mô tơ điện + Cánh quạt + Phao + Dây dẫn + Cọc cố định + Cầu dao

Hình 4.5.16: Máy quạt nước 4 cánh công suất 1,7 kw

Trong quá trình sử dụng, hệ thống quạt nước thường bị ảnh hưởng của nước mặn, hay tác động của sóng gió làm cho quạt hay trục trặc. Chính vì vậy cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng quạt nước. Thời điểm kiểm tra nên vào lúc sáng và chiều để nếu có hư hỏng còn kịp thời xử lý. Các bộ phận cần kiểm tra của hệ thống máy quạt nước bao gồm:

- Kiểm tra đường dây dẫn điện: Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn, đặc biệt là đầu đoạn dây nối vào mô tơ và đoạn ở dưới ao. Nếu dây bị đứt, hở có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

- Kiểm tra cầu dao: Phần tay cầm của cầu dao tốt nhất nên mua loại bằng sứ cách điện, nếu làm bằng nhựa dễ bị nóng chảy. Phải thường xuyên kiểm tra các lá chì đóng ngắt trong cầu dao, đây là bộ phận hay bị đứt và cháy.

81

81

- Kiểm tra các cánh quạt: Các cánh quạt nếu gặp gió to thường bị bật ra làm tác dụng của quạt bị giảm.

- Kiểm tra phao: Phao là bộ phận giữ nỗi cho mô tơ và cánh quạt, nên kiểm tra đề phòng phao bị thủng hay nứt nước có thể xâm nhập làm chìm quạt.

- Kiểm tra cọc cố định quạt: Cọc cố định giữ cho quạt nước không bị trôi dạt, cọc thường làm bằng tre, nên kiểm tra có bị nghiêng đổ hay bị gãy hay không.

- Kiểm tra động cơ máy quạt nước: Trong động cơ luôn phải có dầu máy để mô tơ quay, hàng tháng cần kiểm tra để bổ sung dầu máy cho mô tơ. Nếu hết dầu máy, mô tơ sẽ bị cháy.

5.2. Xử lý, bảo dưỡng quạt nước

- Xử lý đường dây dẫn điện: Máy quạt nước thường chạy dòng điện 3 pha vì thế dây dẫn phải mua loại có 3 lớp cách điện. Trong quá trình sử dụng, dòng điện chập chờn làm dây bị nổ, đứt thì cần phải nối lại, hoặc thay dây mới.

- Xử lý cầu dao: Lá đồng của cầu dao là bộ phận hay bị đứt trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy cần chọn lá chì dày đủ tiêu chuẩn. Nếu cầu dao bị cháy nhiều lần phải thay cái mới để giảm rủi ro khi sử dụng.

- Xử lý cánh quạt (dàn quạt): Các cánh quạt nếu gặp gió to thường bị bật ra hoặc bị gãy. Cần phải lắp cánh mới kịp thời để trục mô tơ không bị lệch làm gãy trục.

Hình 4.5.18: Sửa cánh quạt bị hư hỏng - Xử lý phao: Phao thường làm bằng nhựa và thường bị hầu hà bám làm phao nặng hoặc làm thủng phao. Biện pháp xử lý có thể mua thêm phao để lắp thay thế.

82

82 - Xử lý cọc cố định

quạt: Cọc cố định nên làm bằng tre có thể dễ dàng thay thế nêu bị gãy hoặc bị hư hỏng.

Hình: 4.5.19: Sửa lại cọc cố định quạt - Xử lý động cơ máy

quạt nước: Động cơ thường bị han gỉ do tiếp xúc với nước mặn, vì thế cần thường xuyên đưa lên bờ lau chùi, tra dầu mỡ và sơn chống hoen gỉ. Nếu động cơ bị cháy thì nhất thiết phải đi cuốn lại hoặc thay thế động cơ khác.

Hình: 4.5.20: Bảo dưỡng động cơ máy quạt nước

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Câu hỏi 1: Mức nước trong ao có ảnh hưởng thế nào đến môi trường ao nuôi cá chim vây vàng?

Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp để quản lý bờ ao, cống ao nuôi cá chim vây vàng?

2. Bài thực hành

2.1. Bài tập thực hành số 4.5.1: Kiểm tra và tu sửa bờ ao, cống ao.

C. Ghi nhớ

- Phải tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện như quạt nước, vì dòng điện 3 pha rất mạnh có thể gây chết người.

83

83

- Trước khi kiểm tra máy quạt nước phải ngắt cầu dao điện.

- Các thiết bị điện như dây dẫn, cầu dao nên chọn loại tốt để sử dụng an toàn.

- Cầu dao điện phải có hộp che nắng che mưa để bảo vệ. - Bật quạt nước nên đi găng tay cách điện.

- Nhất thiết phải có ít nhất 1 máy quạt nước dự phòng, để gặp trường hợp hư hỏng có cái thay thế.

84

84

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất c a mô đun

1. Vị trí

Mô đun Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng được bố trí học sau mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng và trước mô đun Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình.

2.Tính chất

Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng.

II. Mục tiêu 1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Trình bày được phương pháp chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra cá định kỳ;

- Biết được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến đời sống của cá chim vây vàng.

2. Kỹ năng

- Chuẩn bị được thức ăn, cho ăn và kiểm tra định kỳ;

- Kiểm tra và xử lý được một số yếu tố môi trường trong ao nuôi.

3. Thái độ

- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động.

III. Nội dung chính c a mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm

Thời lượng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra (*) MĐ04-01 Chuẩn bị thức ăn cho cá Tích hợp Lớp học, Cơ sở thực hành 20 5 15 MĐ04-02 Cho cá ăn Tích hợp Lớp học, Cơ sở thực 20 3 15 2

85 85 hành MĐ04-03 Quản lý môi trường ao nuôi Tích hợp Lớp học, Cơ sở thực hành 24 4 18 2 MĐ04-04 Kiểm tra cá định kỳ Tích hợp Lớp học, Cơ sở thực hành 11 1 10 MĐ04-05 Quản lý ao nuôi Tích hợp Lớp học, Cơ sở thực hành 6 2 4 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng cộng: 85 15 62 8

* Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.1. Bài thực hành số 4.1.1: Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố phương pháp chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng.

+ Rèn kỹ năng, tính cẩn thận trong việc chế biến thức ăn cho cá được đúng kỹ thuật.

- Thiết bị, dụng cụ: + Cá tạp 50 kg

+ Cân đồng hồ loại 60kg: 1 cái

+ Dao băm cá tạp: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Máy xay cá tạp: 1 chiếc

+ Thớt: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên

+ Xô hoặc chậu đựng cá tạp: 1 cái/1 nhóm 5 học viên

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

86

86

+ Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước khi chế biến; + Kiểm tra cá tạp;

+ Cân cá tạp;

+ Rửa cá tạp, loại bỏ tạp chất trong cá; + Để ráo cá;

+ Băm cá tạp hoặc xay nhỏ. - Thời gian hoàn thành: 10 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Vệ sinh dụng cụ Sạch sẽ

2 Kiểm tra cá tạp Cá tạp phải đạt tiêu chuẩn 3 Cân cá tạp Cân đủ theo yêu cầu 4 Rửa cá, loại tạp chất Sạch sẽ

5 Băm nhỏ cá, xay nhỏ Thức ăn vừa miệng kích cỡ cá nuôi 4.2. Bài thực hành số 4.2.1: Thực hiện cho cá ăn thức ăn công nghiệp - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về kỹ thuật cho cá ăn; + Rèn kỹ năng để thực hiện công việc cho cá ăn. - Trang thiết bị, dụng cụ:

+ Ao nuôi cá chim vây vàng: 01 ao + Thức ăn công nghiệp: 30 kg + Cân đồng hồ loại 60 kg: 1 chiếc + Xô, chậu, ca nhựa đựng thức ăn: 1 bộ

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7 - 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Dự kiến khối lượng cá trong ao + Tính lượng thức ăn cần dùng + Cân thức ăn

+ Kiểm tra chất lượng thức ăn + Chọn vị trí cho cá ăn

87

87 + Thực hiện cho ăn

+ Theo dõi tình hình sử dụng thức ăn của cá + Điều chỉnh lượng thức ăn

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Tính khối lượng thức ăn cần dùng

Dựa vào khối lượng cá trong ao và khẩu phần ăn tương ứng giai đoạn phát triển của cá

2 Cân và kiểm tra thức ăn Cân đủ lượng thức ăn cần dùng, thức ăn không được ẩm mốc, không có mùi hôi

3 Cho cá ăn Rải thức ăn từ từ xuống ao Cá phải ăn hết thức ăn

4.3. Bài thực hành số 4.3.1: Xác định hàm lượng H2S, NH3 trong ao nuôi cá chim vây vàng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố phương pháp xác định một số yếu tố môi trường ao nuôi; + Rèn kỹ năng để thực hiện xác định một số yếu tố môi trường ao nuôi. - Thiết bị, dụng cụ:

+ Cơ sở nuôi cá: 01

+ Bộ kiểm tra nhanh H2S, NH3: 03 bộ

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đo môi trường + Tiến hành đo một số yếu tố theo yêu cầu + Ghi chép kết quả vào sổ theo dõi

- Thời gian hoàn thành: 9 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

88

88

2 Xác định NH3 Đo và đọc chính xác kết quả NH3

nước.

3 Xác định hàm lượng H2S Thực hiện đúng các bước và đọc chính xác kết quả hàm lượng H2S 4 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi

trường đo được vào sổ theo dõi (theo mẫu ở dưới).

Ngày thu mẫu: Thời gian thu mẫu: Địa điểm thu mẫu: Nhóm thu mẫu: Nhận xét: + Nguồn nước: + Đặc điểm ao:

Bảng 4.3.6: Bảng theo dõi các thông số môi trường ao nuôi

Chỉ tiêu Sáng Chiều Trung bình Ghi chú

Nhiệt độ nước (0C) Độ mặn (‰) Độ trong (cm) Màu nước pH NH3 (mg/l) DO (mg/l) H2S (mg/l)

4.4. Bài thực hành số 4.3.2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 4.3.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chim vây vàng không? Xử lý các yếu tố môi trường đó.

89

89

+ Củng cố phương pháp xử lý một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá chim vây vàng;

+ Rèn kỹ năng để thực hiện xử lý một số yếu tố môi trường ao nuôi cho phù hợp với cá chim vây vàng.

- Trang thiết bị, dụng cụ:

+ Cơ sở nuôi cá chim vây vàng: 01 + Máy bơm nước: 2 chiếc

+ Xăng hoặc dầu: 20 l + Vôi: 300 kg

+ Formaline: 30 lít

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)